Thiếu niềm tin vào Thần Phật, con người đi về đâu?
Trong xã hội ngày nay, khi con người không còn giữ một niềm tin hay chính tín trong tâm, điều này mang đến những hệ quả khôn lường mà chúng ta cũng không ngờ.
Người xưa hiểu rằng: “Trên đầu ba thước có thấn linh”, nên làm việc gì cũng lấy đạo lý, Thiên lý làm thước đo để hành xử. Ngày nay, con người không tin có Thần Phật nhìn thấu mọi hành vi, suy nghĩ nên không việc ác nào không dám làm: Thịt lợn tiêm thuốc, sữa giả, gạo giả, rau độc… danh sách những việc ‘sát hại đồng loại’ dường như kéo dài vô tận…
Vậy tại sao người ta lại dám làm điều xấu? Lý do rất đơn giản: vì nhiều người đã từ lâu không hề tin vào sự tồn tại của Thần Phật, không tin vào thiên lý bất biến của trời đất: “Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo”, nhiều người không còn lưu giữ niềm tin này trong tâm, đó chính là lý do tại sao họ mất đi những quy chuẩn câu thúc đạo đức trong tâm và dẫn đến có thể làm bất cứ điều gì để đạt được lợi ích cho bản thân mình.
Những thứ giả xuất hiện ngày một nhiều nên mọi người dường như có một tâm bảo vệ bản thân rất mãnh liệt. Thậm chí họ sẵn sàng nói dối với bất cứ ai từ bạn bè cho tới đồng nghiệp. Mục đích chủ yếu là để tránh điều này tránh điều nọ, trong tâm họ luôn luôn cảm thấy cuộc sống thật mệt mỏi. Nhưng liệu mấy ai có biết được rằng gốc rễ của tất cả những lời nói dối này đều đến từ việc không tin rằng có Thần Phật?
Khi thấy những vụ lùm xùm liên quan đến các quỹ cứu trợ hay tổ chức nào đó lợi dụng danh nghĩa từ thiện để chiếm dụng nguồn tiền dành cho người nghèo khó, thường luôn có nhiều dân phẫn nộ biểu thị rằng: “Những người này thật không có lương tâm, họ sau này tương lai sẽ nhất định không được tốt đẹp gì, bởi vì báo ứng tất sẽ đến.” Một số người khác lại nói: “Nếu như có báo ứng ngay lập tức thì những người này đã không dám làm điều xấu rồi”.
Con người khi có chính tín vào Thần Phật, nền đạo đức và văn hoá của con người sẽ được thăng hoa, sự phồn vinh của xã hội sẽ luôn được duy trì trong hàng ngàn năm. Ngày nay, niềm tin này trở thành thứ mang màu sắc “mê tín”. Bằng cách đó, họ chối bỏ nguồn gốc giá trị đạo đức cơ bản. Việc không tin vào Thần Phật, không tin vào nhân quả báo ứng sẽ khiến đạo đức của con người rơi xuống vực thẳm, dẫn đến lúc nào trong tâm họ cũng cảm thấy bất an.
Đây là một câu chuyện về luật nhân quả, về quả báo mà đối với mỗi chúng ta cần phải suy nghĩ: Bị quả báo vì đập phá miếu thờ, làm ô nhục tổ tiên
Trong suốt quá trình mở rộng cuộc vận động, chính quyền ép buộc người dân phải phá hủy vô số đồ cổ, đền thờ. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một ngôi miếu nhỏ và bài vị tổ tiên ở trong miếu đó là không một ai dám động đến. Nhưng có hai thanh niên trẻ trong làng thuộc dạng phá phách, hay vỗ ngực xưng tên, thẳng thừng tuyên bố rằng hai người họ sẽ đập tan cái miếu đó nếu không có ai dám đập.
Cuối cùng, ngôi miếu bị đập phá, bài vị tổ tiên còn bị 2 thanh niên kia dùng chân giẫm nát sau đó đem đến con sông ở trước thôn vứt đi. Sau khi đập phá xong, một người thì trở về nhà, người còn lại thì ngồi hóng mát và nghỉ ngơi ở ven sông.
Thanh niên trở về nhà, sau khi vừa về đến nhà bỗng dưng bị đau bụng quằn quại, khóc thét lăn lộn khắp nhà. Người mẹ của thanh niên này là một người vốn tin vào đạo Phật, chứng kiến cảnh con trai sau khi đập phá miếu thờ trở về nhà lại đột nhiên bị bạo bệnh, biết tính mạng con trai mình khó giữ nên bà đã thành tâm quỳ gối lê lết từ nhà đến tận ngôi miếu nhỏ vừa bị đập phá kia để thay con trai nhận tội và cầu xin thánh thần.
Riêng người thanh niên này sau khi bị đau bụng dữ dội cũng đã nhận ra mình đã bị quả báo, trong lòng anh ta cảm thấy vô cùng hối hận, ăn năn tự phát tâm kính trọng Phật. Sau đó kết quả thật khó tin, anh ta cảm thấy bụng mình giảm đau dần dần và sau đó hết hẳn. Biết mình được tha thứ, ngày đêm thành tâm đọc kinh thỉnh Phật.
Còn người thanh niên ngồi bên bờ sông nghỉ ngơi thì lại không được gặp may như vậy. Sau khi hóng mát và nghỉ ngơi xong, anh ta chuẩn bị đi về, ngay lúc anh ta vừa đứng dậy dù không vấp phải thứ gì nhưng đột nhiên lại bị ngã nhào xuống mặt đất. Anh ta luống cuống đứng dậy một cách cố gắng, thì bỗng nhiên phát hiện hai chân của mình bị uốn cong lại một cách vô lí, cho dù dùng hết sức lực như thế nào thì anh ta cũng không thể nào đứng thẳng dậy được.
Không những thế, hai chân của anh ta còn bị dính chập vào nhau ở một chỗ, không thể nào mở tách ra được. Chưa dừng lại ở đó, lưng của anh ta tự nhiên cũng bị gì và gập xuống, một cách khó tin, cứ thế đầu anh ta cứ áp sát, cắm xuống mặt đất mặc dù anh ta cũng đã cố hết sức để đứng thẳng lưng dậy nhưng bất lực.
Trên đường đi về, cứ như thế vừa đi anh ta phải dùng cả hai tay để chống xuống đất. Kể từ đó về sau, anh ta đều phải đi với tư thế này trong suốt quãng đời còn lại của mình, một cách vô cùng thống khổ. Động tác và dáng đi này của anh ta làm người khác liên tưởng tới động tác vừa đi vừa dập đầu vái Phật.
Mọi người trong thôn này đều cho rằng vì đập phá miếu, làm nhục và vứt bài vị tổ tiên mà đã bị báo ứng như thế. Anh ta phải chịu tư thế đi này trong suốt quãng đời còn lại của mình.
Quang Minh T/h