Tiếng kèn của TT Trump đã đang vang lên
Hàng trăm nghìn người tham gia Hai cuộc mít-tinh tại Washington nhằm kêu gọi chấm dứt trộm cắp (Stop the Steal) và tìm kiếm công lý cho một cuộc bầu cử công bằng. Cả hai sự kiện đều có cuộc diễu hành phỏng theo cuộc tuần hành Jericho: mọi người đi vòng quanh Điện Capitol bảy lần, trong tay cầm Kinh Thánh. Những người tham gia hy vọng điều này sẽ mang lại phước lành và đập tan các thế lực nhà nước ngầm cản trở một cuộc bầu cử công bằng.
Tuy nhiên, câu chuyện về trận chiến Jericho là gì? Và vì sao cuộc diễu hành lại phỏng theo cuộc tuần hành Jericho? Nó liên quan gì đến cuộc bầu cử Mỹ hiện tại?
Tiếng kèn trong trận chiến Jericho
Câu chuyện được ghi lại trong sách Joshua. Sau khi dẫn người Israel ra khỏi Ai Cập và thoát khỏi ách nô lệ, Moses đã qua đời trước khi đến được miền đất hứa. Tuân theo ý chỉ của Thần, Joshua làm lãnh tụ dân Do Thái. Sau đó, Joshua quả nhiên dẫn dắt người Do Thái tới xứ Canaan thịnh vượng, nhưng muốn tới đó, trước tiên nhất định phải tiến vào thành Jericho.
Thành Jericho là một đại pháo đài cực kỳ cao và hùng vĩ, binh lính quyết không cho người Do Thái vào. Vậy làm sao đây? Theo chỉ dụ của Thần, Joshua dẫn binh sỹ Do Thái đi 1 vòng quanh thành liên tục trong 7 ngày, rước theo Hòm Giao ước, đi đầu là những tư tế thổi kèn tù. Trong khi đi quanh thành, người Do Thái rất an hòa. Đến ngày thứ bảy, vừa khi hoàn tất một vòng quanh thành như những ngày trước. Người Do Thái theo chỉ dụ, khi nghe thấy tiếng kèn lệnh, liền cất tiếng hô lớn, và rồi tường thành kiên cố Jericho kia bỗng chốc ầm ầm sụp đổ.
Tiếng kèn, Hòm Giao ước, và đoàn người chính là vũ khí mạnh nhất. Khi chúng ta đang trải qua những mối đe dọa chưa từng có thì giải pháp có thể đến từ chính chúng ta. Trong tiếng Anh, chiếc kèn lại có nghĩa là “Trump” – cùng tên với đương kim tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Thật trùng hợp phải không thưa quý vị và các bạn? Song ngoài sự việc trùng tên, còn một điểm chung là TT Trump cũng đang đối mặt với bức tường thành to lớn trong trận chiến chính tà này.
Vậy Bức tường thành to lớn mà ông Trump đang phải đối mặt là gì? Chính là ĐCSTQ – Một BỨC TƯỜNG THÀNH MÀU ĐỎ
Trong các nền văn minh, đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc, con người kính Thần và tôn trọng truyền thống, nên có cuộc sống phồn vinh và hạnh phúc. Tuy nhiên, tất cả những điều này đã biến mất sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949. ĐCSTQ đã gần như xóa sổ các giá trị và đạo đức truyền thống trên của người Trung Quốc, kể cả giới trí thức, tước đoạt của cải của các doanh nghiệp và người dân.
ĐCSTQ đã hoàn thành bức tường nô lệ chính người dân của mình. Và với đà kinh tế hùng mạnh, ĐCSTQ đã xuất khẩu bức tường đỏ đó ra toàn cầu. Từ thao túng các tổ chức quốc tế, nhằm tung tin sai lệch thông qua các hãng thông tấn, chính quyền này đã thống trị thế giới và gần như phá hủy thế giới tự do sau nhiều thập kỷ thâm nhập.
Bức tường thành ngày càng kiên cố và nối dài bao bọc khắp thế giới. Vì thế, xã hội phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, phần lớn đã dần coi nhẹ hoặc làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, bao gồm vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và cuộc bức hại Pháp Luân Công năm 1999…. Thế giới đã không đủ sức phòng vệ thảm họa lừa dối của ĐCSTQ về đại dịch VPVH. Luật An ninh Quốc gia thực thi tại Hồng Kông bị bỏ qua đã trở thành một bước đệm nữa để ĐCSTQ leo thang sự thống trị ở khu vực và toàn cầu.
TIẾNG KÈN CỦA ĐỨC TIN
Trong lịch sử Hoa Kỳ, lúc đất nước nguy nan, các vị quốc phụ Hoa Kỳ đã từng vượt qua. Năm 1776 khi George Washington bị đánh bại, tinh thần sa sút, binh lính bỏ đi. Lúc ấy, “George Washington đã thỉnh cầu thiên thượng và lời cầu đã ứng nghiệm. Chúa đã can thiệp, hôm đó là ngày Giáng sinh’’. Và nhờ đó, Washington đã có thể đánh bật kẻ thù và thay đổi lịch sử. Và hiện tại, ở thời khắc then chốt này, ông Trump đã xuất hiện với Hòm Giao Ước của Đức tin. Khi thề “tát cạn đầm lầy”, ông đã tuyên bố: “Ở Mỹ, chúng tôi không tôn thờ chính phủ — chúng tôi tôn thờ Chúa.” Ông cũng phá vỡ bức tường thành ĐCSTQ trong suốt 4 năm kể từ khi nhậm chức.
Tuy nhiên, bức tường đỏ này quá dày và quá dài như thành Jericho, những nỗ lực của ông trong việc khôi phục các giá trị truyền thống cũng như đứng lên chống lại ĐCSTQ đã vấp phải sự chống đối chưa từng có của thế lực ngầm. Bằng chứng về gian lận bầu cử ngang nhiên xuất hiện ngày càng nhiều là dấu hiệu cho thấy Hiến pháp Hoa Kỳ cũng như thế giới tự do đang lâm nguy. Các phương tiện truyền thông lớn, các quan chức chính phủ, thậm chí cả Tối cao Pháp Viện đều như giả điếc, nhắm mắt làm ngơ.
Liệu thần tích có lại xuất hiện một lần nữa? Câu trả lời có lẽ nằm trong câu chuyện thành Jericho: Chiếc kèn, Hòm Giao Ước và đoàn người. Hòm Giao Ước đại biểu cho đức tin vào Thiện lương, chính nghĩa của Hoa Kỳ thời đầu lập quốc. Tiếng kèn đã được ông Trump gióng lên đầy dõng dạc: “Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu”. Tuy nhiên, – yếu tố thứ 3- đoàn người đi quanh thành Jericho, đối ứng với sự ủng hộ của người dân toàn thế giới phải chăng là chưa đủ? thậm chí trong đoàn người có những người phản bội ông Trump. bức tường Jericho kia, trong 7 ngày nó vẫn cứ kiên cố sừng sững, song đến khoảnh khắc cuối cùng, nó sẽ bỗng chốc đổ sụp. Vậy, câu trả lời lại nằm trong chính chúng ta, khi đủ số người hô ứng sau kèn hiệu của TT Trump, bức tường thành kia sẽ sụp đổ. Chỉ còn 4 ngày nữa là đến 20/1, ngày quyết định chuyển giao quyền lực TT mới. Nếu ông Trump là người được chọn cho sứ mệnh khôi phục truyền thống và đánh bại ĐCSTQ, và tiếng kèn của ông đã bắt đầu báo hiệu cuộc chiến giữa thiện và ác, thì mỗi người chúng ta đã đồng lòng hô ứng cùng ông ntn? Đây là một câu hỏi không chỉ cho người dân Mỹ, mà còn cho thế giới, cho tất cả chúng ta.