Tín ngưỡng với Thần có phải là phong kiến mê tín không? (P-2)
Mặc dù khoa học hiện tại không thể chứng thực được sự tồn tại của Thần, nhưng sự tồn tại của khoa học và của Thần không bài xích lẫn nhau.
Các nhà khoa học và tín ngưỡng với Thần
Liên Hợp Quốc đã từng điều tra 300 nhà khoa học nổi tiếng nhất trong gần 300 năm qua xem họ có tín Thần hay không? Kết quả cho thấy tỷ lệ tín Thần cao đến 90%, trong đó có bao gồm hầu như tất cả những vĩ nhân khoa học có cống hiến to lớn đối với sự phát triển của khoa học hiện đại như: Newton – cha đẻ của vật lý học, Einstein – cha đẻ của thuyết tương đối, Morse – cha đẻ của điện báo, Wernher von Braun – cha đẻ của tên lửa, Nobel – người sáng lập giải Nobel, Röntgen – người đạt giải Nobel đầu tiên, Marconi – người phát minh ra thông tin vô tuyến, cha đẻ ngành truyền thanh, Jenner – người phát minh ra vắc-xin bệnh đậu mùa, Anh em nhà Wright – người phát minh ra máy bay, Bacon – người phát minh khoa học thực nghiệm hiện đại, Plank – người sáng lập thuyết lượng tử, Fabre – ‘ngôi sao bắc đẩu’ trong lĩnh vực nghiên cứu côn trùng…
Mọi người đều biết Newton là một trong những nhà khoa học kiệt xuất nhất trong lịch sử và là ‘cha đẻ của vật lý học cận đại’. Để chứng minh sự tồn tại của Thần, những năm cuối đời Newton đã viết trước tác Thần học dài hơn 1,5 triệu chữ. Ông nói:
“Nơi không có vật chất thì có những gì? Lực hấp dẫn giữa mặt trời và hành tinh từ đâu mà ra? Vũ trụ vạn vật tại sao lại có trật tự rành mạch như thế này? Tác dụng của hành tinh là gì? Mắt động vật được thiết kế theo nguyên lý quang học không? Phải chăng trong vũ trụ có một vị Thần tạo hóa? Tuy khoa học chưa thể khiến chúng ta lập tức hiểu rõ khởi nguồn của vạn vật nhưng những thứ này đều dẫn chúng ta trở về trước mặt Chúa Toàn Năng”.
Đối với Newton mà nói, thế giới tươi đẹp rực rỡ, có trật tự mạch lạc như thế này, các loài vận động phức tạp đan xen lẫn nhau như thế này thì “chỉ có thể là xuất phát từ ý chí tự do của Thần chỉ đạo và chúa tể vạn vật”.
Halley, nhà thiên văn học người Anh, là bạn của Newton. Quỹ đạo sao chổi Halley chính là do ông tính toán ra, và sao chổi này cũng được đặt theo tên ông. Nhưng Halley không muốn tin rằng tất cả thiên thể trong vũ trụ là do Thần sáng tạo ra. Một lần Newton chế tạo ra mô hình hệ mặt trời, ở giữa là mặt trời mạ vàng, xung quanh là là các hành tinh sắp xếp theo trật tự đối ứng với thiên thể. Khi quay tay quay thì các hành tinh lập tức chuyển động hài hòa theo quỹ đạo riêng của chúng, vô cùng tuyệt diệu.
Một ngày nọ Halley đến thăm, thấy mô hình này ông đã chơi với nó rất lâu, sau đó kinh ngạc khen ngợi và hỏi Newton rằng ai đã chế tạo ra nó. Newton trả lời: “Mô hình này không có người thiết kế và chế tạo ra, chỉ là các vật liệu khác nhau ngẫu nhiên may mắn hợp lại với nhau thành hình”.
Halley nói: “Dù thế nào đi nữa thì nhất định phải có người sáng tạo ra nó, chắc chắn đó là người thiên tài”.
Lúc này Newton mới vỗ vai Halley nói: “Mô hình này tuy tinh xảo nhưng so với hệ mặt trời chân chính thì nó chẳng là gì cả. Ông đã tin nhất định phải có người sáng tạo ra nó, vậy hệ mặt trời tinh xảo hơn mô hình này hàng trăm triệu lần, lẽ nào không phải là vị Thần toàn năng dùng trí huệ cao sáng tạo ra?”.
Halley lúc này mới bừng tỉnh ngộ, và từ đó cũng tin vào sự tồn tại của Thần.
Những chuyện thần kỳ nhiều người chứng kiến
Ngoài những phát hiện khoa học thì từ xưa đến nay, có rất nhiều trường hợp đã thể hiện đầy đủ và thuyết phục về sự tồn tại của Thần:
Ngày nay vẫn còn Đài Lão Quân ở trong Cung Minh Đạo huyện Lộc Ấp tỉnh Hà Nam Trung Quốc chính là nơi Lão Tử tu Đạo thành Tiên bay lên.
Sau đây là một chuyện có thực. 9 giờ sáng ngày mồng 4 tháng 5 năm 1938 âm lịch (tức 1-6 dương lịch), quân đội Nhật từ Hào Châu, An Huy, Trung Quốc tiến quân sang phía tây. Khi hành quân đến phía đông thành, huyện Lộc Ấp, họ phát hiện ra có 2 kiến trúc to lớn. Bên trái là Khuê Tinh Lâu – tòa lầu góc đông nam của tường thành huyện. Bên phải là Đài Lão Quân. Viên quan chỉ huy quân đội Nhật nhầm, cho rằng đó là công sự kháng chiến của quân đội chính phủ Quốc Dân (tức Trung Hoa Dân Quốc) liền bắc giá pháo kích bắn vào hai mục tiêu cao lớn này.
Pháo thủ Taro Umekawa bắn phát đầu tiên phá tan Khuê Tinh Lâu. Sau đó anh ta quay họng pháo nhằm vào tòa kiến trúc cao lớn hơn ở bên phải. Một quả pháo bắn đi không thấy có tiếng nổ, quả thứ 2 cũng không nổ, vẫn không có động tĩnh gì, anh ta bắn liền 12 quả mà không một quả nào nổ cả. Viên chỉ huy bực tức đạp một đạp khiến Taro Umekawa ngã nhào xuống. Ông ta tự mình thao tác pháo, nhằm Đài Lão Quân lại bắn tiếp quả thứ 13 mà vẫn không nổ, không có động tĩnh gì. Viên chỉ huy và toàn bộ đội hình kinh sợ ngây người ra. Người nào người ấy cứ đơ ra như tượng gỗ. Quân Nhật lại nhắm vào các vị trí khác trong huyện bắn pháo thì đạn pháo đều có uy lực, duy nhất chỉ có Đài Lão Quân là vẫn trơ trơ bất động, cũng không bị tổn hại.
Đến khi quân Nhật tấn công được vào trong thành, tiến vào Cung Minh Đạo, leo lên Đài Lão Quân, trông thấy trong Đại điện trên đài có thờ Thái Thượng Lão Quân, toàn bộ đội ngũ quân Nhật òa lên, kẻ nào người ấy đều há miệng tròn mắt. Sau đó toàn bộ quân Nhật nhất loạt quỳ xuống, phủ phục trước cổng Đại điện khấu đầu bái lạy, miệng niệm thành tiếng, thỉnh cầu Lão Quân khoan thứ cho tội đã “bắn pháo vào Đài Lão Quân”, và xin bảo hộ cho mình được bình yên trở về nước.
Khi đó ở trên tường đông Đại điện Đài Lão Quân, tường sau điện nhỏ phía đông và trên các cây bách tổng cộng có 12 quả đạn pháo, trong đó có một quả ở phía tây Đài Lão Quân, 2 quả xuyên qua tường Đại điện, 1 quả kẹt trên dầm phía tây trong Đại điện, 1 quả rơi vào Thần khám trước tượng Lão Quân. Còn có một quả đạn chui vào trong lòng đất của khu Đài Lão Quân. Năm 2002 khi trùng tu người ta đã phát hiện ra, khi ấy để phá nổ đạn, uy lực rất lớn mạnh.
Có lẽ có người nói đó chỉ là ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên như thế có thể xảy ra không? Vì vậy có người đã mời các chuyên gia về đạn pháo tới thẩm vấn, được biết tỷ lệ đạn pháo không nổ của Nhật là khoảng 1/10. Cũng có nghĩa là căn cứ theo tỷ lệ này, trong điều kiện bình thường, phải bắn 10.000 quả đạn thì mới có xác xuất 1 lần 4 quả liên tiếp không nổ. Nếu 4 quả đầu không nổ thì giống như chơi xổ số 4 số, giả sử muốn mua 1 vé mà trúng thưởng ngay thì xác suất cực kỳ khó. Và phải bắn 10.000 tỷ quả đạn thì mới có xác suất 13 quả liên tục không nổ. Dùng loại pháo nhỏ này của Nhật bắn, cứ 10 giây bắn một phát, bắn 24/24 giờ liên tục không dừng thì phải mất 320.000 năm mới bắn hết số lượng đó, số lượng cực lớn. Nếu 1 quả đạn pháo nặng 1 kg, thế thì tất cả lượng sắt thép trong lịch sử trên toàn thế giới cũng không đủ. 1 lần liên tục 13 viên đạn pháo không nổ, giống như mua xổ số 13 chữ số, nếu muốn mua 1 lần là trúng thưởng ngay thì xác suất vô cùng, vô cùng nhỏ. Xác suất 1/10.000 tỷ là xác suất bằng 0. Rõ ràng sự ngẫu nhiên như thế này là không thể xảy ra, chỉ có Thần mới có thể thực hiện được sự ‘ngẫu nhiên’ này.
Hiện nay chúng ta có thể đưa ra một kết luận đơn giản đối với vấn đề chúng ta thảo luận: Mặc dù khoa học hiện tại không thể chứng thực được sự tồn tại của Thần, nhưng sự tồn tại của khoa học và của Thần không bài xích lẫn nhau. Bất kể là các phát hiện khoa học hay những Thần tích từ xưa đến nay và rất nhiều trường hợp có liên quan đều cho chúng ta biết rằng Thần xác thực tồn tại, tuyệt đối không phải là điều hư cấu do con người tưởng tượng ra. Vì vậy tín ngưỡng đối với Thần hoàn toàn không phải là mù quáng không lý trí. Thuyết vô thần bài xích tín ngưỡng Thần, coi là ‘phong kiến mê tín’ là hoàn toàn không có cơ sở.
Thực sự mê tín, ấy là những người vì để thăng quan, phát tài, giữ an toàn sinh mạng của mình và gia đình đã đi cầu Thần bái Phật, toán mệnh, thay đổi phong thủy… thực ra họ chẳng biết mình đang cầu ai, vì Thần Phật chẳng bao giờ chứng giám cho những điều không chính đáng.
Trung Hòa
(Nguồn Viên Bân – epochtimes.com).