Tin tiêu điểm: Trung Quốc bỏ tù 24 người vì lộ thông tin con gái ông Tập Cận Bình – Sự thật được phơi bày
Việc lộ thông tin cá nhân của Tập Minh Trạch, con gái ông Tập Cận Bình và anh rể Đặng Gia Quý đã dẫn đến bản án tập thể 24 người. Trong đó, Ngưu Đằng Vũ (20 tuổi), người bị cáo buộc là “thủ phạm chính” đã bị kết án đến 14 năm tù.
Căng thẳng gia tăng: Luật cho hải cảnh nổ súng của Trung Quốc có hiệu lực hôm nay
Bắt đầu từ ngày 1/2, Luật Hải cảnh của Trung Quốc cho phép hải cảnh nổ súng chống tàu nước ngoài ban hành hôm 22/1 chính thức có hiệu lực.
Luật này cho phép áp dụng “tất cả biện pháp cần thiết, gồm sử dụng vũ khí” khi cái gọi là “chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc” bị xâm phạm; phá hủy công trình nước ngoài ở vùng biển, đảo mà họ tuyên bố chủ quyền.
Từ những ngày đầu khi chỉ là dự thảo cho tới khi được thông qua, luật đã vấp phải vô số phản đối của các nước.
Ông Antonio Carpio, thẩm phán Tòa án tối cao Philippines đã về hưu, cho rằng luật hải cảnh của Trung Quốc “vi phạm rành rành” không chỉ Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, mà cả Hiến chương LHQ. Chuyên gia luật biển này khuyên Chính phủ Philippines sẵn sàng nộp đơn kiện nếu Trung Quốc thực thi luật mới ngay trong vùng biển Philippines.
Trong khi đó, ông Alberto Encomienda, chuyên gia hàng hải và là cựu đại sứ Philippines, đề xuất với việc Bắc Kinh chỉ thị cho hải cảnh nước họ “bắn khi cần thiết” thì Philippines cũng nên ra chỉ thị tương tự cho lực lượng chức năng nước này.
Vụ án vì làm lộ thông tin con gái ông Tập Cận Bình, 24 người bị bỏ tù tập thể, sự thật được phơi bày
Việc lộ thông tin cá nhân của Tập Minh Trạch, con gái ông Tập Cận Bình và anh rể Đặng Gia Quý đã dẫn đến bản án tập thể 24 người. Trong đó, Ngưu Đằng Vũ (20 tuổi), người bị cáo buộc là “thủ phạm chính” đã bị kết án đến 14 năm tù.
Gần đây, người sáng lập trang web có liên quan Tiếu Ngạn Duệ đã công khai sự thật về vụ án oan sai của Ngưu Đằng Vũ, khiến ngoại giới rất quan tâm.
Tòa án quận Mậu Nam, thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông đã đưa ra phán quyết lần 1 vào ngày 30/12/2020, và kết luận, tất cả 24 thanh niên đều bị kết án. Trong đó, Ngưu Đằng Vũ, người bị cáo buộc là “thủ phạm chính” đã bị cáo buộc với các tội danh: “cố ý gây rối và kích động bạo lực”; “xâm phạm thông tin cá nhân”; “kinh doanh bất hợp pháp”, và bị tuyên án 14 năm tù giam với khoản tiền phạt lên tới 130.000 nhân dân tệ (khoảng 466 triệu VNĐ).
Về việc này, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm 28/1 rằng, Tiếu Ngạn Duệ – người hiện đang sống ở Nhật Bản, đã khôi phục lại sự thật của vụ việc. Tiếu chỉ ra rằng, Ngưu Đằng Vũ và những người bị kết án khác không liên quan đến việc thông tin cá nhân của con gái ông Tập rò rỉ ra bên ngoài, nhưng cảnh sát mạng thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông đã dựng lên vụ án oan sai này.
Một số nguồn tin của người trong cuộc cho rằng Ngưu Đằng Vũ bị trả thù hoặc liên quan đến phong trào “phản đối dự luật dẫn độ” Hong Kong. Về việc Ngưu Đằng Vũ bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ và kết án phi pháp, Tiếu Ngạn Duệ nghi ngờ rằng nó không liên quan gì đến vụ rò rỉ thông tin cá nhân của con gái ông Tập, mà rất có thể liên quan đến chuyến thăm Hong Kong của Ngưu để xem các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ vào năm 2019.
Một người khác với mức án nhẹ hơn đã được ra tù và tiết lộ rằng, Ngưu Đằng Vũ đã bị tra tấn dã man trong tù. Mẹ của Ngưu tin chắc rằng con trai mình không làm việc phạm pháp, và lên án chính quyền sử dụng thủ đoạn bức cung nhục hình. Bà nói rằng con trai của bà đã bị cảnh sát bức cung nhận tội là “thủ phạm chính”.
Mỹ “quan ngại sâu sắc” về cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar, tuyên bố “sẽ hành động”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã lên án trước việc quân đội Myanmar bắt giữ các lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi, tổng thống Win Myint , và hiện đang kiểm soát đất nước. Ông kêu gọi quân đội Myanmar “đảo ngược những hành động này ngay lập tức.”
Theo Fox News, việc quân đội tiếp quản đất nước là cú đánh mạnh vào nền dân chủ mà Myanmar đã đạt được trong những năm gần đây sau 5 thập kỷ đất nước này nằm dưới sự cai trị quân sự.
Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ do bà Suu Kyi lãnh đạo đã phát đi tuyên bố kêu gọi người dân không tuân theo những chỉ thị từ quân đội
“Hành động của quân đội là hành động đưa đất nước trở lại dưới chế độ độc tài”, thông cáo viết. “Tôi kêu gọi mọi người không chấp nhận điều này, hãy cực lực phản đối cuộc đảo chính của quân đội.”
Chính phủ Mỹ đã phát đi thông điệp và có những động thái cảnh báo quân đội Myanma cần vãn hồi lại hành động của mình nếu không sẽ nhận được những hành động trừng phạt thích đáng từ Hoa Kỳ.
Người đồng sáng lập dự án ‘chống Trump’ bị cáo buộc ấu dâm
Tờ New York Times đưa tin, Weaver đã bị 21 người đàn ông trẻ tuổi cáo buộc vì gửi những tin nhắn không chính đáng cho họ. Trong đó, một người nói rằng anh ta bắt đầu nhận được tin nhắn của Weaver khi mới 14 tuổi.
Cũng theo tờ Times, Weaver đã gửi những lời mời chào công khai về tình dục cho ít nhất 10 người đàn ông và trong những tin nhắn rõ ràng nhất, ông ta đã đề nghị hỗ trợ về công việc và cuộc sống để đổi lấy tình dục. Weaver nói với một thanh niên rằng ông ta sẽ “chiều chuộng cháu khi chúng ta gặp nhau” và “giúp đỡ cháu những lúc khác. Đưa ra lời khuyên, tư vấn, giúp đỡ [chi trả] các hóa đơn. Cháu giúp ta… gợi lên sự khoái lạc”.
Hôm Chủ nhật (31/1) Dự án Lincoln đã lên tiếng về bê bối này: “Cuộc sống bí mật của John Weaver được xây dựng trên nền tảng của sự lừa dối ở mọi cấp độ. Anh ta là một kẻ săn mồi, một kẻ nói dối và một kẻ lạm dụng. Chúng tôi gửi lời cảm thông sâu sắc nhất tới những người bị nhắm tới bởi hành vi săn mồi và đáng trách của anh ta.”
Vào đầu tháng 1, Weaver đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi Axios đưa tin rằng ông ta đã gửi nhiều tin nhắn “không phù hợp” cho những người đàn ông trẻ tuổi. Ông cũng tự nhận là người đồng tính, điều này có thể khiến cho vợ và con ông ta bất ngờ. Weaver sẽ phải rời khỏi Dự án Lincoln.
Cựu TT Donal Trump cùng con rể đều được đề cử Nobel Hòa Bình
Ngày 1/2 Ông Jaak Madison, một thành viên người Estonia tại Nghị viện châu Âu, thông báo trên Facebook rằng ông đã đề cử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel hòa bình. Đánh dấu lần thứ 4 liên tiếp ông Trump nhận được đề cử này.
Ông Madison cho biết trong đơn đề cử:
“Donald Trump là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ trong 30 năm qua không khởi động bất kỳ cuộc chiến nào… Ngoài ra ông Trump đã ký nhiều thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông, giúp đảm bảo sự ổn định và hòa bình tại khu vực này”.
Chính trị gia Estonia cho biết thêm ông đã nộp đơn đề cử chỉ hai giờ trước hạn chót vào nửa đêm ngày 31/1.
Trước đó, vào ngày 11/9/2020, nghị sĩ Thụy Điển Magnus Jacobsson tuyên bố đã đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2021 cho chính quyền ông Trump bởi nỗ lực hợp tác vì hòa bình và phát triển kinh tế Serbia và Kosovo. Vào ngày 9/9/2020, nghị sĩ Na Uy Christian Tybring-Gjedde cũng đã đề cử cựu TT Trump cho giải thưởng này vì vai trò của ông trong thỏa thuận hòa bình giữa Israel và UAE. Tháng 10/2020, nghị sĩ Laura Huhtasaari từ Phần Lan thuộc Nghị viện châu Âu cũng có động thái tương tự.
Jared Kushner, cố vấn Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Trump đồng thời là con rể của ông Trump, hôm Chủ nhật (31/1) cũng được đề cử Giải Nobel Hòa bình nhờ nỗ lực đàm phán các thỏa thuận trung gian giữa Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các nước khác ở Trung Đông.
Reuters đưa tin ông Alan Dershowitz, giáo sư danh dự của Trường Luật Harvard là người đề cử này. Reuters gọi các thỏa thuận này là “đột phá ngoại giao quan trọng nhất ở Trung Đông trong vòng 25 năm qua”, và rằng nhiều người ủng hộ TT Trump nhận định giới truyền thông đã hạ thấp tầm quan trọng của chúng để làm tổn hại cơ hội tái đắc cử của ông.
Đảng Cộng Hòa Ohio đề xuất ngày 14/6 là “Ngày tổng thống Donald Trump”
Chỉ trong 4 năm làm tổng thống Mỹ, cựu tổng thống Donald Trump đã phát động phong trào MAGA (viết tắt của cụm từ Make America Great Again với nghĩa tạm dịch là: Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) đã thay đổi nước Mỹ và đảng Cộng Hòa về cơ bản. Ngay cả khi đã rời đi, vị tổng thống vẫn để lại những ảnh hưởng đáng kể đối với đất nước và nhân dân, ở cả cấp độ tiểu bang và liên bang.
Để ghi nhận những thành tựu này, hai nhà lập pháp Đảng cộng hòa ở Ohio gồm Hạ nghị sĩ bang Jon Cross (R-Kenton) và Reggie Stoltzfus (R- Paris Twp. ) đã viết một bản đề xuất gửi tất cả các thành viên Hạ viện:
“Hãy cho 3.154.834 cử tri Ohio (một kỷ lục và số phiếu lịch sử dành cho tổng thống ở Ohio), những người đã bỏ phiếu để bầu lại Donald J. Trump rằng, chúng tôi với tư cách là một cơ quan lập pháp công nhận những thành tựu của chính quyền của ông ấy và rằng Hạ viện Ohio tin rằng chúng tôi bắt buộc phải dành ra một ngày để tôn vinh một trong những tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ”
Hiện không rõ đề xuất này có được Hạ viện Ohio do thông qua hay không. Hiện đảng Cộng Hòa đang kiểm soát Hạ viện với số ghế 64-35 so với Dân chủ. Chủ tịch Hạ viện Ohio Robert R. Cupp đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ The Epoch Time.