Trải nghiệm sự lớn lao góp phần trân trọng giá trị cuộc sống
Hẻm núi Grand Canyon, Nhà nguyện Sistine Chapel và việc ngắm nhìn những ngôi sao xa vời trên bầu trời đêm có điểm chung gì? Những điều này đều mang đến cảm giác trân quý và tôn trọng cuộc sống. Cảm giác này thường xuất hiện khi nhận thức điều lớn hơn bản thân chúng ta – chính là chúng ta chỉ đóng một phần nhỏ trong vũ điệu phức tạp của cuộc sống…
Nhưng đó có phải là kinh nghiệm chỉ thuộc về cá nhân? Nghiên cứu từ Đại học California – Berkeley và Đại học California – Irvine cho thấy rằng việc trải nghiệm sự lớn lao thực sự có thể khiến chúng ta hành động nhân từ hơn đối với người khác. Nói cách khác, cảm giác về sự hùng vĩ lớn lao có thể khiến con người hành xử tốt đẹp hơn.
Paul Piff, giáo sư tâm lý học và hành vi xã hội tại Đại học California – Irvine, cho biết, “Trong hàng trăm năm qua, người ta đã nói về tầm quan trọng của cảm giác lớn lao kính trọng đối với cuộc sống của con người và các mối quan hệ giữa người với người. Và ngày nay, chúng tôi đang bắt đầu sáng chế các công cụ để thử nghiệm và nghiên cứu nó.”
Piff và đồng nghiệp đã thực hiện một loạt các thí nghiệm nghiên cứu các loại trải nghiệm khiến con người cảm nhận sự lớn lao và kính trọng, tại sao cảm giác này dẫn đến hành vi tích cực đối với người khác và cảm giác này khác gì với những cảm xúc xã hội khác.
Trong nghiên cứu đầu tiên, những người tham gia được yêu cầu đánh giá tần suất mà họ trải nghiệm một điều lớn lao vĩ đại, và sau đó hoàn thành một bài kiểm tra đo lường hành vi hào phóng. Kết quả cho thấy những người có nhiều trải nghiệm về sự lớn lao vĩ đại có xu hướng cư xử hào phóng hơn, ngay cả sau khi tính đến những cảm xúc tích cực khác như lòng trắc ẩn hoặc tình yêu. Phát hiện này rất đáng khích lệ, nhưng nhóm nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được rằng cảm giác về sự vĩ đại trực tiếp dẫn đến hành vi tích cực đối với người khác.
Trong nghiên cứu thứ hai, những người tham gia nhớ lại một trải nghiệm về sự lớn lao vĩ đại – ví dụ như khung cảnh từ đỉnh núi hay hoàng hôn rực rỡ trên biển – và sau đó được yêu cầu hoàn thành một nhiệm vụ ra quyết định tuân theo đạo đức. Một lần nữa, những người từng trải nghiệm sự lớn lao vĩ đại thể hiện hành vi đạo đức hơn đáng kể so với những người nhớ lại những cảm xúc khác, chẳng hạn như niềm tự hào.
Piff nói: “Những người tham gia liên tục báo cáo rằng cảm giác về sự lớn lao, vĩ đại dẫn đến ý thức về tầm quan trọng bản thân giảm đi so với thứ gì đó lớn hơn, vĩ đại hơn mà họ cảm thấy có liên quan đến”. Và phân tích tiếp theo đã xác nhận rằng: “Chính cảm giác về bản thân nhỏ bé” này đã khiến chúng ta có hành vi đạo đức. Qua đó có thể kết luận rằng: trải nghiệm về điều lớn lao vĩ đại khơi gợi cho chúng ta ý thức giúp đỡ người khác.
Tuy nhiên, một thí nghiệm được thực hiện với các nhóm khác nhau. Các nhóm này được xem video về thiên nhiên đầy cảm hứng như Hành tinh Trái đất, về động vật hài hước hoặc một video trung tính. Một lần nữa, những người xem video về sự lớn lao vĩ đại báo cáo cảm giác về “bản thân nhỏ bé”, thì khởi hành vi hào phóng hơn.
Và những phản ứng này đã được quan sát bên ngoài phòng thí nghiệm. Trong thí nghiệm tại khuôn viên Đại học California, Berkeley, một số người tham gia nhìn chằm chằm vào một rừng cây bạch đàn cao chót vót trong một phút, trong khi những người khác, đứng cùng một chỗ, chỉ nhìn chằm chằm vào một tòa nhà lớn. Sau đó, một nhà nghiên cứu đã “vô tình” làm rơi một hộp bút. Những người tham gia nghiên cứu trong nhóm nhìn lên những cây bạch đàn đã nhặt giúp hộp bút.
Nhưng liệu trải nghiệm sự lớn lao hùng vĩ dẫn khởi những tác động có lợi đối với hành vi xã hội hay không khi trải nghiệm đó liên quan đến sự hoảng sợ hoặc không liên quan đến tự nhiên? Sau khi tiếp xúc với các video về các thảm họa thiên nhiên đáng sợ (ví dụ, núi lửa) hoặc cảnh quay cận cảnh chuyển động chậm của những giọt nước màu sắc đẹp mắt, những người tham gia cũng cho thấy xu hướng công bằng hơn khi chia sẻ các thứ với nhau.
“Ngay cả những giọt này cũng nhắc nhở bạn về sự phức tạp của thế giới tự nhiên, và, điều này mang lại cảm giác về sự vĩ đại lớn lao và bản thân nhỏ bé”, Piff nói. “Và đó là một trong những phẩm chất đáng chú ý của cảm nhận về sự lớn lao. Bạn không cần phải leo lên một ngọn núi lớn và ngắm nhìn toàn cảnh”.
Piff hiện đang nghiên cứu liệu cảm giác về sự vĩ đại lớn lao có thể lan tỏa giữa mọi người hay không, mức độ mà những hiệu ứng tích cực này được nhìn thấy ở những người gián tiếp trải nghiệm sự vĩ đại, và liệu những hiệu ứng này áp dụng phổ biến ở các nền văn hóa khác nhau không.
Piff chia sẻ: “Khi mọi người trải nghiệm sự vĩ đại, họ thực sự muốn chia sẻ trải nghiệm đó với những người khác, do đó nó có phần lan tỏa”. “Có lẽ một hiệu ứng khác của cảm giác về sự vĩ đại đó là gắn kết mọi người lại với nhau bằng cách khiến mọi người muốn chia sẻ kinh nghiệm tích cực của họ cho nhau”.
Nội Nhiên/NTD.com/Dịch
Tác giả: Adam Hoffman
Nguồn epochtimes.com