Trên con đường nhân sinh, không có gì là vô duyên vô cớ
1. Quy luật nhân quả
Trên thế gian không có sự tình nào là phát sinh một cách ngẫu nhiên, mọi thứ xảy ra đều có nguyên do của nó. Đây là quy luật cơ bản nhất của vũ trụ. Vận mệnh của con người cũng tuân theo quy luật này. Có rất nhiều trường phái trên thế gian công nhận sự tồn tại của nó. Không phải chỉ có Phật giáo đồng tình với luật nhân quả mà cả Thiên chúa giáo và Ấn Độ giáo cũng vậy. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates và nhà khoa học vĩ đại Newton cũng tin rằng đây là quy luật cơ bản nhất của vũ trụ. Suy nghĩ, lời nói và hành vi của con người đều là “nguyên nhân” và chúng đều tạo ra “tác dụng” tương ứng.
Nếu “nhân” tốt thì “quả” cũng tốt, nếu “nhân” xấu thì “quả” cũng xấu. Chỉ cần một người có suy nghĩ, tất yếu sẽ liên tục tạo ra “nhân”, còn đó là “nhân lành” hay “ác nhân” là do bản thân người đó quyết định. Vì vậy, những người muốn cải thiện vận mệnh trước hết phải chú ý và hiểu rõ mỗi suy nghĩ của họ sẽ sinh ra loại hành vi nào. Bởi vì loại kết quả tương ứng sẽ do những lời nói và hành vi ấy gây ra.
2. Quy luật hấp dẫn
Tâm trí (suy nghĩ) của con người luôn bị thu hút bởi những thứ phù hợp với họ. Ví dụ: nếu một người cho rằng đường đời đầy cạm bẫy, đi ra ngoài sợ ngã, đi xe sợ tai nạn giao thông, kết bạn thì sợ bị lừa, thì cuộc sống của người này có nguy cơ rất cao rơi vào khủng khoảng, một chút lơ đễnh cũng sẽ thực sự xảy ra rắc rối.
Tại sao lại vậy? Bởi vì mọi người nhìn thế giới một cách có chọn lọc, họ chỉ nhìn thấy và chú ý đến những điều họ tin tưởng và họ không chú ý đến hoặc thậm chí bỏ qua những điều họ không tin. Do đó, hiện thực mà con người sống sẽ tương ứng với tư tưởng của họ, và họ cũng bị thu hút bởi thực tế phù hợp với tâm trí của mình. Sự hấp dẫn lẫn nhau này diễn ra liên tục trong tiềm thức mà con người không thể nhận thấy được.
Nếu tâm niệm của một người tiêu cực hoặc xấu xa, thì môi trường anh ta đang ở cũng tiêu cực hoặc xấu xí; nếu tâm niệm của một người chứa điều tích cực và thiện lương, thì môi trường của anh ta cũng tích cực. Nếu một người có thể kiểm soát tư tưởng của mình và tập trung nó vào những điều có ích thì người này cũng sẽ mang lại những lợi ích ích đến con người và sự vật. Những thứ tích cực sẽ được thu hút vào cuộc sống của họ, và những người, sự vật và sự việc thuận lợi, tích cực và lương thiện cũng sẽ thu hút người này.
3. Quy luật tin tưởng
Nếu một người thực sự tin rằng điều gì đó sẽ xảy ra, bất kể điều đó là tốt hay xấu, nó chắc chắn sẽ xảy ra với người này. Ví dụ, một người cứ một mực tin rằng những điều tích cực sẽ xảy ra với anh ta, thì những điều tích cực sẽ xảy ra. Hoặc nếu một người tin chắc rằng cuộc sống của mình sắp kết thúc, thì người đó sẽ sớm chết. Vì vậy, thay thế niềm tin xấu bằng niềm tin tốt là nguyên tắc cải thiện vận mệnh. Theo quan điểm này, có thiện căn là một loại phước báo, muốn phước báo cho mình thì phải lập thiện tâm.
4. Quy luật buông lỏng
Mọi người có thể đạt được kết quả tốt nhất chỉ khi tâm thái của họ được thoải mái. Những ý niệm lười biếng hay nóng giận trong tâm lý sẽ mang lại kết quả không tốt. Vậy tâm thái nào là tốt nhất? Câu trả lời là càng rõ ràng và càng rõ ràng càng tốt! Hãy hướng đến nhân cách lý tưởng, trạng thái lý tưởng, mối quan hệ giữa các cá nhân lý tưởng và cuộc sống lý tưởng mà bạn muốn, sau đó thư giãn đầu óc, làm việc chăm chỉ, làm những gì bạn nên làm, đừng luôn lo lắng về việc khi nào những điều này sẽ đến. Đôi khi, sự việc có thể sẽ được giải quyết nhanh chóng một cách bất ngờ, ngược lại, nếu bạn càng lo lắng về kết quả, bạn càng ít có được kết quả mong muốn, thậm chí là kết quả ngược lại.
Ví dụ: mất điện vào một ngày nắng nóng vào ban đêm, bạn đổ mồ hôi trên giường, cái nóng dày vò bạn khiến bạn không ngủ được, bạn muốn có điện ngay lập tức nhưng mãi chẳng thấy lên. Cuối cùng khi bạn dần quen với nó, nội tâm bạn ổn định lại thì cơ thể cũng dịu đi, và khi bạn chuẩn bị đi vào giấc ngủ, điện đến, và quạt điện quay. Đây không phải là sự ngẫu nhiên hay mê tín, đây là quy luật, đây là quy luật của sự thư giãn.
5. Quy luật hiện tại
Con người không thể kiểm soát quá khứ cũng như tương lai, những gì anh ta có thể kiểm soát là tư tưởng và hành vi của mình tại thời điểm hiện tại. Quá khứ đã qua và tương lai chưa đến, chỉ có hiện tại là thực tại. Vì vậy, trọng tâm và điểm xuất phát của việc xây dựng vận mệnh chỉ có thể là “bây giờ”, không còn con đường nào khác.
Theo luật hấp dẫn, nếu con người luôn than khóc về quá khứ, họ sẽ mắc kẹt với cảm giác tội lỗi và hối tiếc trong quá khứ mà họ muốn thay đổi và không thể giải thoát; nếu con người luôn lo lắng về tương lai, những lo lắng của con người sẽ thu hút những điều mà con người không muốn xảy ra. Hãy quay về với thực tại. Tâm lý chính xác nên bất kể vận mệnh tốt hay xấu, chỉ cần bạn chủ động tập trung điều chỉnh suy nghĩ, lới nói và hành vi hiện tại, thì sinh mệnh sẽ vô tình phát triển theo hướng tốt.
6 . Quy luật cho đi
Luật này nói rằng bất cứ thứ gì bạn đóng góp cuối cùng sẽ được thưởng cho bạn theo cấp số nhân. Ví dụ: nếu bạn tặng niềm vui và làm cho người khác niềm vui chân thành, bạn sẽ nhận được niềm vui mà người khác trả lại cho bạn nhân đôi; bạn tặng sự ổn định và để người khác an tâm, bạn sẽ thấy hạnh phúc theo cấp số nhân. Ngược lại, nếu những gì bạn áp đặt lên người khác là oán giận, buồn bã, bạn cũng sẽ phải nhận những quả báo tương tự.
7. Quy luật tha thứ
Nếu bạn so sánh những suy nghĩ tiêu cực với một cái cây, thì cái gốc của cái cây là “hận thù”. Nếu cái gốc bị chặt xuống, cây sẽ không sống được lâu. Để chặt được gốc cây này, người ta phải biết cách tha thứ. Đối tượng đầu tiên cần được tha thứ cha mẹ bạn, dù cha mẹ bạn đã làm gì hay đang làm gì xấu với bạn thì bạn cũng phải tha thứ hoàn toàn và trọn vẹn; đối tượng thứ hai cần được tha thứ là tất cả. Những người đã làm tổn thương hoặc đang làm tổn thương bạn theo cách nào đó, hãy nhớ rằng bạn không cần phải dây dưa với họ, và bạn không cần phải làm bạn tốt với họ. Bạn có thể chặt rễ cây tiêu cực một cách đơn giản và hoàn toàn tha thứ cho họ; Người thứ ba cần được tha thứ là chính bạn!
Cho dù bạn đã làm điều gì tồi tệ trong quá khứ, hãy thành tâm hối cải và hứa sẽ không tái phạm nữa, và sau đó hãy tha thứ cho bản thân. Gông cùm tội lỗi nặng nề về tinh thần sẽ không khiến bạn làm được gì, ngược lại, nó sẽ ngăn cản bạn trở thành một con người mới.
8. Quy luật trách nhiệm
Mọi người phải có trách nhiệm với mọi thứ về bản thân, khi mọi người có thái độ có trách nhiệm với bản thân, họ sẽ nhìn về phía trước và xem họ có thể làm gì. Thực tế, chỉ có bạn mới có thể thể chịu trách nhiệm cho chính mình.
Theo soundofhope