Tượng Phật không đầu được phát hiện, liệu lời tiên tri của vị cao tăng có ứng nghiệm?
Người Trung Quốc cổ đại rất tôn thờ các vị Thần Phật, trong đó có một số biểu hiện là: mọi người vào thời điểm đó sẽ không tùy tiện nhắc đến tên của các vị Thần hoặc các vị Phật; họ sẽ không tùy tiện viết “Thần, Phật” và không tùy tiện tạc các tượng Phật. Còn những việc phá các tượng Thần, Phật là việc mà có chết họ cũng không dám làm. Bởi vậy mới có câu nói “ “Đại Phật không đầu thiên hạ loạn”.
Con người chết mà không có đầu đã là điều không tốt, huống chi đối với các tác phẩm điêu khắc về Thần Phật nếu không có đầu, đó chắc chắn không phải là điều tốt.
1. Mới đây, tại Trùng Khánh, một tượng Phật cổ khổng lồ không có đầu được phát hiện
Vào tháng 12 năm 2020, khi một khu phố lâu đời trên phố Nam Bình, quận Nam An, Trùng Khánh, Trung Quốc đang tiến hành phá dỡ bức tường bên ngoài, người ta vô tình phát hiện ra một bức tượng Phật cổ khổng lồ cao 13 mét được giấu dưới toàn bộ tòa nhà của khu vực.
Tượng Phật cổ không đầu này cao 13 mét và từ dưới cổ đổ xuống được bảo quản rất tốt, tượng Phật khổng lồ ôm bụng bằng hai tay và cầm một viên đá quý. “Dây lưng” và “quần áo” trên bụng của tượng Phật được nhìn thấy rõ ràng và sống động như thật. Tuy toàn thân phủ đầy rêu nhưng dấu vết của những cây nhang vẫn còn hiện rõ.
Một ông già địa phương kể lại rằng ngôi chùa ban đầu của bức tượng Phật này có tên là “Khoái Thượng Từ Thuyền Miếu”, là một di tích của thời Nam Tống.
Theo những bằng chứng mà các nhà chuyên môn thu thập được thì bức tượng đá này có thể đã được khai quật từ thời Bắc Tống, đó là một bức tượng Phật Di Lặc trên vách đá.
Trong thời kỳ cận đại của Trung Hoa Dân Quốc, chùa Lôi Tổ đã được xây dựng tại đây, vào khoảng năm 1950, phần đầu của tượng Phật bị phá hủy, và ngôi chùa bị phá bỏ vào năm 1987.
“Đại Phật không đầu thiên hạ loạn”. Câu nói này nghe có vẻnhư là lời nói vô căn cứ, là chuyện phiếm. Tuy nhiên, tượng Phật không đầu được phát hiện, đúng lúc cuộc tổng tuyển cử của nước Mỹ năm 2020 diễn ra, làm giả phiếu bầu, thao túng truyền thông, điên đảo thị phi, cảm giác như sắp bộc phát nội chiến một lần nữa. Mà đầu năm 2020 đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát gây họa loạn toàn thế giới, vào tháng 12 dịch bùng phát trở lại càng thêm mãnh liệt hơn. Những chuyện này xâu chuỗi lại với nhau, khiến thế giới vốn đã hỗn loạn, càng bị phủ kín một tấm màn bí ẩn.
“Đại Phật không đầu thiên hạ loạn” không phải là không có căn cứ, đây là câu nói của nhà sư lỗi lạc Thích Tuệ Đạt của triều đại Đông Tấn. Không ngờ câu này các đời sau vẫn còn ứng nghiệm.
2. Hoàng đế Vũ Đế của triều đại Bắc Ngụy muốn hủy hoại Phật Pháp, lời tiên tri gây sốc
Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo là một trong “tam Vũ nhất Tông” muốn diệt Phật trong lịch sử Trung Quốc.
Theo “Tục cao tăng truyện”, vào năm 435 sau Công nguyên khi Hoàng đế Bắc Ngụy Thái Vũ Đế nắm quyền, nhà sư lỗi lạc Thích Tuệ Đạt đã đi qua quận Phiên Hòa và khi đi qua núi Ngự Cốc ở phía đông bắc ông đã đứng đó hành lễ. Khi mọi người hỏi tại sao ông lại làm như vậy, ông nói: “Sẽ có một bức tượng Phật lớn trên vách đá này, Nếu như tượng Phật Đà trọn vẹn, thì thiên hạ thái bình, thế gian an khang; nếu như không trọn vẹn, thì thế loạn dân khổ, thiên hạ đại loạn”.
Vấn đề này liên quan đến vận mệnh tương lai khiến mọi người rất tò mò, cho nên rất nhanh đã được lưu truyền rộng rãi. Nhưng rất nhiều người cũng tỏ ra bán tín bán nghi đối với chuyện này.
Hơn 80 năm sau, vào năm 520 sau Công nguyên, thời Hoàng đế Tiểu Minh của nhà Bắc Ngụy, một ngày nọ đột nhiên mưa gió, sấm chớp và tiếng động lớn, một bức tượng Phật không đầu tự nhiên bị nứt ra khỏi núi.
Khi người dân lên núi kiếm củi đã phát hiện ra tượng Phật không đầu, tin tức lan nhanh khắp các ngõ hẻm, người xưa nhớ đến lời tiên tri của nhà sư lỗi lạc Thích Tuệ Đạt: Phật không đầu, báo hiệu sự suy tàn và hỗn loạn trên thế giới.
Người dân hoảng sợ đã tập hợp những người thợ lành nghề để chạm khắc đầu của tượng Phật, hy vọng có thể tạo ra đầu của bức tượng Phật không đầu.
Nhưng lạ thay, đầu tượng Phật tạc xong không lắp được vào đâu, vừa đặt vừa vặn thì lăn xuống. Sau khi được lắp đặt vài lần, người ta đã bỏ cuộc, có lẽ đây là ý trời.
Sau đó vào năm 524, cuộc nội chiến nổ ra, trong thời gian ngắn xuất hiện nhiều lần phế lập Hoàng đế, cuối cùng Bắc Ngụy chia thành Đông Nguỵ và Tây Ngụy, thiên hạ hỗn loạn, dân chúng lầm than. Sự hỗn loạn này kéo dài gần 40 năm, cho đến khi nhà Bắc Chu thay thế nhà Tây Ngụy.
3. Đầu Phật xuất hiện cách đó hai trăm dặm
Năm 557 sau Công Nguyên, Hoàng đế Vũ Văn Dục của triều đại Bắc Chu lên ngôi. Vào thời điểm này, những điều kỳ lạ đã xảy ra tại thôn Thất Lý Giản, Lương Châu, nơi cao tăng Thích Tuệ Đạt viên tịch. Một đêm, mọi người phát hiện hướng của thôn đột nhiên chói mắt, sáng như ban ngày, trong chốc lát liền biến mất.
Mọi người ngạc nhiên và đi tìm hiểu. Thật bất ngờ, một đầu Phật bằng đá lớn đã được tìm thấy ở thôn Thất Lý Giản.
Lúc này, có người nhớ đến năm xưa xuất hiện tượng Phật không đầu ở vách núi Ngự Cốc cách đây hai trăm dặm, khi đó thiên hạ đại loạn. Bây giờ đầu Phật lại xuất hiện, có phải là biểu thị thiên hạ sắp thái bình? Thế là mọi người vui mừng khôn xiết, khiêng đầu Phật đến vách núi Ngự Cốc.
Khi mọi người lắp đặt đầu Phật, vừa mới đưa đầu Phật lên đến bả vai của thân bức tượng Phật, còn cách cổ tượng Phật chừng mấy thước, thế mà đầu Phật giống như còn sống vậy, tự mình bay đến trên cổ, gắn vừa khít trên đó.
Kể từ đó sau, quả nhiên thiên hạ thái bình.
4. Đầu của Đức Phật lại rơi xuống – Hoàng đế nước Ngô của nhà Bắc Chu tiêu diệt Đức Phật
10 năm sau, vào năm 572 sau Công Nguyên, đầu Phật đột nhiên lại rơi xuống.
Các nhà sư cảm thấy đây là điềm dữ nên vội vàng trình báo với triều đình.
Vì vậy, hoàng đế vội vàng sai tể tướng đến chùa Thụy Tượng để kiểm tra, đồng thời hạ lệnh đặt lại vị trí đầu cho bức tượng Phật, khi đầu được lắp xong thì chỉ đến đêm chiếc đầu tượng lại rơi ra. Sau đó mọi người có đặt đi đặt lại hàng chục lần vẫn không thể lắp đặt thành công.
Hai năm sau, Bắc Chu Vũ Đế hạ chiếu cấm Phật và Đạo: Kinh sách bị phá hủy, và lệnh cho các sa môn và đạo sĩ hoàn tục. Chỉ 4 năm sau, Vũ Văn Ung 35 tuổi, lâm bạo bệnh và qua đời. Đây chính một trong lần diệt Phật “tam Vũ nhất Tông” trong lịch sử.
Những người hiểu biết đã nhìn thấy tình huống này và nhớ lại những gì đã xảy ra với bức tượng Phật trước đó, và có một bài học rút ra: Mặc dù chùa Thụy Tượng đã bị phá bỏ, bức tượng Phật không đầu vẫn đứng đó một mình. Ngay sau sự sụp đổ của nhà Bắc Chu, nhà Tùy bắt đầu vào năm 581.
5. Hoàng đế nhà Tùy tôn kính Phật – Phật thủ quy vị
Hoàng đế Dương Kiên, vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Tùy là người tin vào Phật giáo, và Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ vào thời nhà Tùy. chùa Thụy Tượng được xây dựng lại, thân và đầu của Đức Phật được hợp nhất. Sông núi được thống nhất, thiên hạ hồi phục, thiên hạ thái bình.
Ngay cả bạo quân nổi tiếng Tùy Dương Đế trong chuyến du hành vào năm Đại Nghiệp thứ 5 (năm 609), cũng đích thân tới chùa Thụy Tượng bái kiến Đại Phật, ngự bút đổi tên chùa Thụy Tượng thành chùa Cảm Thông, ra lệnh cho thiên hạ sao chép mô hình, cũng hạ chỉ xây dựng thêm, từ đó cái tên Cảm Thông Tự vang danh khắp thiên hạ.
Giữa triều đại nhà Đường về sau, Thổ Phồn chiếm cứ Hà Tây, nhưng vẫn tôn sùng chùa Cảm Thông, đem đổi tên là chùa Thánh Dung, vẫn tiếp tục giữ gìn hương hỏa phồn thịnh, kéo dài cho đến Tống Nguyên Tây Hạ.
Trong suốt thời kỳ nhà Minh, Thanh, thuận theo con đường tơ lụa dần dần bị bỏ hoang, chùa Thánh Dung cũng dần dần phai nhạt trong tầm mắt của mọi người.
Đến thời cận đại, năm 1953 chùa Thánh Dung bị dỡ bỏ.
Trong đại điện chùa Thánh Dung mới được xây dựng hiện nay, cung phụng tượng Phật không có đầu. Phật thủ được lưu giấu trong viện bảo tàng địa phương.
Không biết có phải giống như thời kì Bắc Chu hay không, rằng có thân Phật, có đầu Phật, nhưng chính là không thể lắp đặt lại với nhau.
Phải chăng là cần phải chờ đến thời điểm thế đạo lần nữa quang lâm trở lại, thì đầu Phật mới chịu tự mình trở về với thân Phật?
Truyền thuyết xưa kia là như thế, giờ đây tại Trùng Khánh lại đột nhiên xuất hiện một bức tượng Phật không đầu. Liệu đây có giống như bức tượng Phật không đầu năm xưa xuất hiện ở vách núi Ngự Cốc, báo trước thiên hạ đại loạn? Dẫu sao cũng khiến lòng người không khỏi lo lắng.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: soundofhope