Vận mệnh mỗi người liệu có được sắp đặt trước?
Nói về việc “vận mệnh mỗi người đã có sắp đặt trước” thì dường như nhiều người không tin. Thực tế, hiện tại chúng ta rất khó để có thể xác minh cho tỏ tường. Tuy nhiên, câu chuyện dưới đây sẽ là một minh chứng của lịch sử.
Vào cuối thời nhà Minh, Tống Mậu Trừng (1570-1622) tự là Ấu Thanh, người vùng Tùng Giang, tỉnh Hoa Đình, Trung Quốc. Ông là vừa là nhà văn vừa là nhà sưu tầm sách. Bên cạnh đó, ông còn rất tinh thông thuật mệnh lý và toán học. Ông có thể đoán trước vận mệnh của người khác nhưng ông không tùy tiện cho ai biết. Cụ thể là ông đã tự đoán mệnh cho con trai, bạn thân và chính ông. Câu chuyện có thật về ông đã được ghi chép trong lịch sử; điều này đã chứng minh rằng, vận mệnh mỗi người đều đã có định số từ trước. Và hầu hết chúng ta đều không được biết trước về nó; trừ một số người đặc biệt.
Đoán mệnh cho con trai
Năm Tống Mậu Trừng tròn 49 tuổi, vợ ông có sinh một cậu con trai. Ông đặt tên là Tống Chinh Dư, hiệu là Trực Phương.
Khi con trai vừa chào đời, Tống Mậu Trừng đã đoán được số mệnh của con mình. Nên ông viết nó vào một tờ giấy rồi niêm phong lại và đưa cho vợ; căn dặn bà rằng: “Sau khi con trai được phong vị Tiến sĩ, thì hãy mở ra xem”. Thế là 5 năm sau, Tống Mậu Trừng qua đời.
Vào cuối thời nhà Minh, Tống Chinh Dư lớn lên thi đỗ tú tài; cậu rất giỏi trong việc thảo văn kiện. Đến khi triều Thanh lên nắm quyền, Tống Chinh Dư lại tiếp tục thi đỗ Cử nhân. Năm Thuận Trị thứ 4, khi đó ông mới 30 tuổi, sau khi dự thi ông đã đỗ Tiến sĩ.
Lúc ấy gia đình Tống Chinh Dư mới mở tờ giấy toán mệnh của cha để lại ra xem; trên mảnh giấy có ghi dòng chữ: “Con trai ta 30 năm sau, đương chức tại tân triều, làm quan đến Tam phẩm, thọ 50 tuổi”.
Sau đó, đến năm Bính Ngọ thời Khang Hy, Tống Chinh Dư quả nhiên được thăng làm Phó đô Ngự Sử; làm quan đến Tam phẩm và qua đời năm Đinh Mùi, thọ đúng 50 tuổi.
Đoán mệnh cho bạn thân
Tống Mậu Trừng và Bạch Hiếu Liêm là bạn rất thân cùng trang lứa. Ông sống ở Hoài Nam, Bạch Hiếu Liêm lại cũng là người tinh thông thuật mệnh lý.
Một buổi sáng sau khi thức dậy, Tống Mậu Trừng nói với vợ rằng: “Vào một ngày nào đó của tháng 9 năm nay, Bạch huynh ở Hoài Nam sẽ chết. Huynh ấy không có con trai. Tôi nên qua sông để từ biệt huynh ấy và lo tang lễ cho huynh ấy”.
Gần tới ngày đó, ông mua một chiếc thuyền để qua sông. Khi đến Bạch gia ở Hoài Nam thì Bạch Hiếu Liêm đã đợi sẵn ở cửa. Bạch mỉm cười hoan nghênh ông và nói: “Tôi biết rằng hôm nay đạo huynh sẽ đến để tiễn tôi”.
Sau đó, hai người đóng cửa ngồi đối diện nhau uống rượu hàn huyên cho thỏa thích chí trong vài ngày. Vào một ngày tháng 9 năm đó, Bạch Hiếu Liêm quả nhiên không bệnh tật mà qua đờ.
Đoán mệnh cho bản thân
Tống Mậu Trừng sau khi lo xong hậu sự cho Bạch Hiếu Liêm, thì trở về quê nhà. Ông nói trước với vợ về chuyện sinh tử của mình: “Sự việc của Bạch huynh đã hoàn tất và tôi cũng sẽ qua đời vào tháng 3 năm sau”…
Vậy là tháng 3 năm sau, quả nhiên Tống Mậu Trừng cũng không bệnh tật gì nhưng đã tạ thế. Ông có để lại một bộ sưu tập các tác phẩm “Cửu Dược tập”; gồm các tác phẩm tiểu thuyết văn học dân gian được lưu truyền tới nay.
(Nguồn: Tinh Hoa)