Vì sao Hoa Đà có thể nhìn thấy trong não của Tào Tháo có khối u?
Lịch sử y học cổ đại Trung Quốc, người ta đã ghi lại rằng rất nhiều danh y lỗi lạc có tri thức y học siêu việt ngoài kỹ năng thông thường. Điểm đặc biệt là những danh y này thường có những niềm đam mê riêng của bản thân, người thì tin vào Phật Giáo, người tin vào Đạo giáo… niềm tin của họ đều mang những yếu tố tu luyện. Liệu giữa y thuật của họ với những môn tu luyện nhân thể này có mối quan hệ nào không?
1. Danh y Hoa Đà
Danh Y Hoa Đà – Ông sở hữu kỹ năng y học tuyệt vời và thông thạo nghệ thuật dưỡng sinh từ thiên nhiên. Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” có câu chuyện kể về việc Hoa Đà “xem bệnh” cho Tào Tháo.
Khi Tào Tháo muốn xây chín Đại điện ở Lạc Dương nên đã chặt một cây lê lớn dài hơn mười thước ở trước chùa. Đêm đó, Tào Tháo nằm mơ thấy Thần cây lê đến đòi nợ, sáng dậy đầu óc rất đau.
Tể Tướng Hoa Đông đã tiến cử danh y thiên tài Hoa Đà đến để xem bệnh cho Tào Tháo và kể rằng “sự kỳ diệu của y học rất hiếm trên thế giới. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sẽ dễ dàng chữa khỏi bệnh bằng uống thuốc, hoặc thuốc bôi. Nhưng nếu bạn mắc phải căn bệnh của nội tạng thì chỉ có thuốc thì không trị dứt điểm được, trước tiên bệnh nhân phải uống với nước sắc Ma hoàng, làm cơ thể bệnh nhân tê liệt không còn cảm giác, sau đó dùng dao nhọn rạch bụng, rửa nội tạng bằng thuốc nước, sau khi rửa sạch, khâu miệng bằng chỉ có tẩm thuốc. Qua 20 ngày hoặc 1 tháng nó sẽ dịu lại. Thật là kỳ diệu. ”Ông cũng kể những phép lạ chữa bệnh khác của Hoa Đà”.
Tào Tháo nghe vậy thì vui mừng khôn xiết. Ngay trong đêm đó sai người đi mời Hoa Đà về. Khi Hoa Đà nhìn thấy Tào Tháo , lặng lẽ quan sát một chút, và nói: “Vương gia đau đầu, phong hàn, gốc bệnh ở đầu, gió không ra gió, uống thuốc sắc thì không có tác dụng gì. Nhưng tôi có một cách, xin hãy uống thuốc gây mê trước, rồi dùng rìu sắc mổ đầu ra lấy nước bọt gió ra là trị được tận gốc bệnh”.
Tào Tháo nghe vậy tức giận nói: “Ngươi định lấy mạng ta!” sau đó, ông đã tống Hoa Đà vào ngục. Không lâu sau Tào Tháo đúng vì căn bệnh gió chướng nghiêm này mà đã mất mạng.
Hoa Đà đã nhìn thấy gì trong não của Tào Tháo? Người ta nói rằng nó là một cái gì đó tương tự như một khối u. Thời đó, không có khí cụ soi thân thể người như ngày nay, tại sao Hoa Đà lại thấy trong não Tào Tháo có một khối u? Trên thực tế, có không ít nhà y học gia cổ đại có công năng “nhìn thấu” này.
2. Danh Y Biển Thước
Tư Mã Thiên đã ghi lại câu chuyện Biển Thước trong “Sử ký”. Khi Biển Thước đi ngang qua nước Tề, Tề Huân Hầu đã triệu kiến ông ta. Khi nhìn thấy Tề Huân Hầu Biển Thước nói: “Da và cơ của bệ hạ có bệnh, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiếp tục xâm nhập.” Tề Huần Hầu lúc ấy vẫn chưa có bất kỳ triệu chứng nào, và anh ấy không tin vào lời chẩn đoán của Biển Thước. Sau khi Biển Thước rời đi, Huấn Hầu cười nhạo y thuật của Biển Thước, vì muốn nổi danh mà lấy một người không bệnh tật ra để chứng tỏ mình có năng lực.
Năm ngày sau, Biển Thước lại đến gặp Tề Huân Hầu, nói rằng bệnh của nhà Vua đã vào đến mạch máu, nếu không chữa trị kịp thời e sẽ nguy hại đến tính mang, nhưng Tề Huân Hầu vẫn không tin. Sau năm ngày nữa, Biển Thước lại đến gặp Tề Huân Hầu một lần nữa, lần nay khi Biển Thước nhìn thấy Tề Huần Hầu thì là lùi ra ngay không nói một lời. Tề Huân Hầu phái người đến hỏi nguyên nhân. Biển Thước nói: “Bệnh ở ngoài da có thể dùng thuốc nước bôi vào chỗ bị bệnh, bệnh ở dạ dày và huyết quản thì châm cứu, bệnh ở máu có thể uống thuốc, bây giờ bệnh đã ở trong xương tủy rồi, tôi không có gì để nói nữa”. Năm ngày sau, khi Tề Huân Hầu phát bệnh và nhờ người đi tìm Biển Thước lần nữa, nhưng Biển Thước đã đi đâu không ai biết, còn Tề Huân Hầu sau đó cũng qua đời vì bệnh.
Không có kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và không có thiết bị chụp CT, tại sao Biển Thước lại nhìn thấy bệnh trong người của Tề Huân Hầu?
Yếu tố tu luyện trong y học cổ đại
Y học cố truyền phương Đông đều liên quan đến Đạo gia, Nho gia, Phật gia, nghiên cứu nhắm thẳng vào Thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ. Tác phẩm kinh điển về y học cổ truyền sớm nhất được bảo tồn là “Hoàng đế nội kinh”, được cho là của Hoàng Đế cùng Tề Bồ và Lôi Công, những người được Tiên nhân truyền thụ y thuật cùng ngồi đàm luận. Người phương Đông cũng có một câu nói rằng “y đạo đồng nguyên” (Y và đạo có cùng nguồn gốc). Thần y Tôn Tư Mạc cũng là một đạo sĩ, thể ngộ về Đạo của Lão Tử và Trang Chu rất giỏi, ông cũng giỏi về xem tướng số.
Vì y thuật cổ đại liên quan đến tu luyện, khi truyền dạy y thuật, các Thần y đó đều phải tuyển chọn đệ tử mới truyền. Họ thường tuyển chọn những đệ tử có phẩm chất đạo đức cao thượng, nhân phẩm phi thường tốt để truyền thụ. Biển Thước được cao nhân truyền y thuật là một trong những ví dụ như thế.
Thời thiếu niên Biển Thước trông coi một quán trọ, khách tới tới lui lui, trong đó duy chỉ có Trường Tang Quân khiến ông cảm thấy rất đặc biệt, rất trọng đãi vị này. Trường Tang Quân cũng biết Biển Thước không phải người thường. Sau hơn 10 năm tới trọ ở đây, một hôm đích thân Trường Tang Quân gọi Biển Thước vào phòng ông và nói: “Ta có một phương thuốc bí truyền, giờ ta đã nhiều tuổi rồi, muốn truyền lại cho cậu, cậu không được tiết lộ ra ngoài”.
Biển Thước đồng ý. Thế là Trường Tang Quân lấy thuốc từ trong ngực ra đưa cho Biển Thước, dặn dò cách uống, sau 30 ngày uống sẽ biết, còn đưa cho Biển Thước tất cả những cuốn sách công thức bí mật của mình, rồi sau đó Trường Tang Quân đột nhiên biến mất. Ông nhất định không phải là một người phàm. Biển Thước uống thuốc theo lời dặn của Trường Tang Quân, 30 ngày sau quả nhiên có được công năng nhìn thấu siêu thường, có thể thấy người sau bức tường.
Dùng công năng này xem bệnh, có thể nhìn ra toàn bộ nguyên nhân mấu chốt bệnh trong ngũ tạng. Đây chính là thiên mục được khai mở, có thể xuyên tường nhìn thấu vật thể, cơ thể người. Dùng nó để khám bệnh, thì chỉ liếc mắt là thấu rõ các bệnh của ngũ tạng và nguyên nhân mấu chốt của nó, nhưng trong quá trình điều trị cố ý làm ra biểu hiện giống như bắt mạch để người bình thường có thể hiểu được. Vì trong cách chữa bệnh lúc đó thường nhấn mạnh ‘tứ chẩn’ (bốn phương pháp chữa bệnh của Đông y là: nhìn, nghe, hỏi, sờ). Năng lực siêu thường của Biển Thước lúc này không cách nào giải thích được cho những người bình thường. Nói ra, có thể họ cũng không tin. Cho nên, lấy danh nghĩa chẩn mạch như vậy có thể giúp tránh khỏi nhiều phiền phức.
Không chỉ các Thần y hay các y học gia lớn, mà ngay cả một thầy thuốc bình thường thì yêu cầu về phẩm hạnh đạo đức của người xưa cũng rất khắt khe. Vậy người xưa mới có câu: “Lương Y như từ mẫu”. Hành nghề y là một việc lớn, chịu trách nhiệm đối với mạng sống của con người, chỉ có người có đạo đức, chân thành, khiêm tốn, tính tình điềm đạm, có tính kiên trì, chân chính biết coi trọng đạo đức và sinh mạnh con người mới có thể lĩnh hội được những điều tinh túy trong ngành y. Đây là tiêu chuẩn được cổ nhân xem xét để kiểm tra người học nghề có xứng đáng được truyền dạy hay không.
Vì người có đạo đức tốt, quyết tâm hành nghề y thì phải tính chăm chỉ học hành. Lý Tấn khuyến cáo các sinh viên y khoa phải ngồi thiền mỗi sáng (3 đến 5 giờ sáng), sau đó đọc thuộc lòng một hoặc hai cuốn sách của Nho giáo như “Sách về Đạo hiếu” và “Sự suy xét của Khổng Tử” để giải tỏa. Tập trung tư tường và loại bỏ đi những suy nghĩ xấu.
Trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mỗi ngày, hãy giữ trạng thái tĩnh lặng “tâm thanh tịnh” vào buổi sáng, điều đó sẽ nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị.
Thời xưa, dù là Đạo gia, Nho gia hay Phật gia, đều nhấn mạnh đến thiền định. Những người tu luyện có đạo đức cao thượng, hoặc những người đã ở trong Đạo, trong quá trình hành nghề y, cứu người, tích đức, không ngừng tu dưỡng bản thân. Việc tu tâm kết hợp với ngồi thiền khiến tâm tính của họ rất cao nên dễ được các cao nhân hay các Sư Phụ cao công đả khai hoặc gia cường cho trí huệ. Như thế họ sẽ có được cái gọi là công năng đặc dị, ví dụ như nhìn thấu nhân thể, công năng nhìn được số mệnh (đây cũng là một loại công năng liên quan đến thiên mục – con mắt thứ ba của con người).
Các nhà y học được trang bị những công năng này có thể nhìn thấy các chất và vật thể trong các chiều không gian khác nhau. Ví dụ, họ có thể nhìn thấy các đường kinh mạch của cơ thể con người. Họ không chỉ có thể nhìn thấy các dấu hiệu và tình trạng bên trong của bệnh nhân mà còn có thể nhìn thấy nguyên nhân gốc rễ của bệnh ở mức độ sâu hơn. Theo cách này, không khó hiểu tại sao y học cổ đại lại chú ý đến mối liên hệ giữa thân thể người và vũ trụ, giữa ngũ tạng và ngũ hành.
Trong giới tu luyện, người ta đều biết rõ ràng rằng công năng thấu thị nhân thể này có liên quan đến “con mắt thứ ba” của người đó. Loại “tiềm năng” này, người nào cũng được trang bị. Một số người sinh ra đã có công năng rất mạnh, và một số người cần phải trải qua tu luyện Chính Pháp thì công năng này mới được khai phát và gia cường.
Ngoài giới tu luyện, cách nói “con mắt thứ ba” luôn được lưu truyền trong các nền văn minh cổ đại của phương Đông và phương Tây. Trong nghiên cứu của khoa học tự nhiên cận đại, chủ đề xoay quanh tuyến tùng quả và con mắt thứ ba cũng là một trong những tâm điểm chú ý của mọi người.
Con mắt thứ ba và thể tùng quả
Cấu tạo nhãn cầu của con người bao gồm đồng tử, thủy tinh thể, võng mạc, v.v. Ánh sáng từ bên ngoài bị khúc xạ bởi đồng tử và thủy tinh thể, và được chiếu lên võng mạc của các tế bào cảm thụ ánh sáng (tế bào hình que và tế bào hình nón), sau đó truyền đến thể tùng quả của não qua dây thần kinh thị giác.
Thể tùng quả là một thể hình hạt đậu màu nâu đỏ, có chiều dài từ 5 đến 8 mm và chiều rộng từ 3 đến 5 mm, là cơ quan nhỏ nhất của cơ thể người. Nó nằm gần trung tâm não người, giữa hai bán cầu đại não.
Thể tùng quả tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng đến vận hành của toàn bộ cơ thể con người. Trong y học hiện đại, người ta thấy rằng melatonin do tuyến tùng quả tiết ra có liên quan đến giấc ngủ của con người, đến tuổi dậy thì hoặc phát triển giới tính. Ngoài việc tiết melatonin, tuyến tùng quả còn có một số cấu trúc tương tự như võng mạc, phản ứng với ánh sáng và có khả năng thành hình. Khi trẻ lớn lên, thể tùng quả cũng sẽ phát triển theo, và khi trẻ phát triển đến 1-2 tuổi, tuyến tùng quả vẫn hoạt động ổn định. Khi trẻ được 7-8 tuổi, sự phát triển của tuyến tùng đạt đến đỉnh điểm và sau đó sẽ dần chậm lại. Do đó, y học hiện đại cho rằng tuyến tùng là một con mắt bị thoái hóa. Nhưng cũng có thí nghiệm chứng minh rằng dù người bệnh bị mất cả hai mắt thì tuyến tùng cũng sẽ phản ứng như mắt khi có các kích thích từ bên ngoài. Thực tế này khiến một số nhà nghiên cứu đặt nghi vấn rằng có thể tuyến tùng không phải là một con mắt bị thoái hóa.
Có nhiều mắt trong cơ thể con người?
Trong giới tu luyện cũng có câu nói rằng, ngoài việc thông qua thiên mục ở khu vực thể tùng quả (trong Đạo gia gọi là nê hoàn cung) để nhìn ra, các bộ phận khác trên cơ thể người cũng có thể nhìn. Ví dụ, một số trẻ có thể đọc bằng tai hoặc tay. Vậy tại sao lại như vậy? Trong nhân thể, mỗi huyệt đạo và mỗi lỗ chân lông có thực sự là một con mắt? Thiên mục của con người có thực sự là một hệ thống lớn?
Đối với những bí ẩn chưa được giải đáp này, giới y học hiện đại vẫn chưa tìm ra lời giải đáp, nhưng giới tu luyện lại hiểu rõ điều này.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: soundofhope