Ý nghĩa tên của ba đồ đệ trong Tây Du Ký
Người ta thường cho rằng Tây Du Ký là một cuốn tiểu thuyết thần thoại. Theo họ nghĩ, đây là một câu chuyện được thêu dệt. Mặc dù nhiều người thích đọc cuốn sách này, họ nghĩ rằng cuốn sách là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn, mang tính văn nghệ và với trí tưởng tượng phong phú.
Kỳ thực, cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký dựa trên câu chuyện của hòa thượng Huyền Trang vào thời nhà Đường, người đi sang Tây Trúc thỉnh kinh. Cuốn sách cho thấy sự hiểu biết rất sâu sắc về tu luyện của tác giả và là một câu chuyện về tu luyện.
Ba đồ đệ của Đường Tăng (Đường Tam Tạng) là Tôn Ngộ Không, Sa Ngộ Tĩnh và Trư Ngộ Năng. Tất cả tên của họ đều có chung một chữ “Ngộ”, có nghĩa là “Giác Ngộ” trong tiếng Hoa. “Không” có nghĩa là “ trống không”, “Tĩnh” có nghĩa là “trong sạch” và “Năng” có nghĩa là “công năng”.
Đối với người tu luyện, “Ngộ” là một điều tối quan trọng. Vì con người bị rơi vào cõi mê, chúng ta không thể thấy được cảnh tượng của “Thiên quốc”, “Địa ngục”, và “Phật Đạo Thần” bằng mắt thịt của chúng ta. Chúng ta dựa vào chính cái “Ngộ” của chúng ta mà bước vào con đường tu luyện. Thật khó cho một người không tin vào sự tồn tại của Thần Phật để bước vào con đường tu luyện.
Sau khi một người trở thành người tu luyện, chữ “Ngộ” mang nhiều ý nghĩa hơn. Nó bao gồm cả sự lĩnh hội về Pháp lý mà Sư Phụ đã chỉ dạy, hiểu biết về những phiền phức gặp phải khi va chạm giữa người với người trong xã hội, tại đơn vị công tác và trong gia đình, cũng như nhận thức về nghiệp bệnh và ma nạn mà người đó phải trải qua. Nói một cách khác, “Ngộ” có nghĩa là một người có thể nhận thức mọi thứ theo cái nhìn của một người tu luyện và làm theo những gì mà Sư Phụ đã chỉ dạy.
Hãy nhìn vào các chữ “Không”, “Tĩnh” và “Năng”. Chúng đại biểu cho các tiêu chuẩn tâm tính khác nhau và xác định quả vị mà ba đồ đệ đã đạt được trong tu luyện.
Chữ “Không” có nghĩa là xả bỏ và tống khứ tất cả tâm chấp trước và dục vọng.
Tôn Ngộ Không được sinh ra từ một hòn đá. Anh không có thân thể người thường và được hiện thân thành một con khỉ. Anh không có bất kỳ kinh nghiệm nào của con người và không có nhiều quan niệm của người thường. Anh là một người học hỏi nhanh chóng và linh thông. Trước khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, anh đã từng học Đạo với Tổ Sư Bồ Đề, và học được 72 phép thần thông biến hóa cũng như phát triển những công năng phi thường. Rồi anh được luyện trong lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân trên Thiên đình, và đã luyện thành hỏa nhãn kim tinh, có khả năng nhìn xuyên thấu. Kỳ thực, anh đã đạt được thiên nhãn thông, đạt được con mắt của trí huệ. Mọi loại yêu ma đều phải hiện nguyên hình trước con mắt của anh. Tôn Ngộ Không trảm yêu trừ ma và bảo vệ sư phụ của anh trong cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh. Anh luôn một lòng kiên định và không hề do dự về cuộc hành trình của họ. Anh không hề cảm thấy đau buồn khi sư phụ của anh bị yêu quái lừa gạt và đổ tội cho anh đã nhầm lẫn, trong khi sư đệ Trư Ngộ Năng nói xấu anh với sư phụ, và ngay cả khi sư phụ đuổi anh đi. Sau khi trở về hang động của mình, anh vẫn luôn lo lắng cho sự an nguy của sư phụ. Anh không hề mang chấp trước về danh, lợi, tình và không còn nhân tâm. Cuối cùng, anh đã thành tựu chính quả, và được Phật Tổ phong làm “Đấu Chiến Thắng Phật”.
Chữ “Tĩnh” là nói về tâm thanh tịnh và trong sạch. Nó cũng mang ý nghĩa là loại trừ đi nhân tâm. Sau khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Sa Ngộ Tĩnh đã từ bỏ được rất nhiều ma tính của mình trong quá khứ. Anh dắt ngựa, mang hành lý, làm việc rất cực nhọc và không tỏ ra giận dữ khi bị phê bình. Anh đã theo sư phụ của mình một cách kiên định trong suốt cuộc hành trình tới khi đến đích. Vì công lao của anh không to lớn bằng đại sư huynh, anh chỉ thành tựu ‘Kim Thân La Hán’.
Chữ “Năng” là nói đến công năng và là sản phẩm phụ trong quá trình tu luyện. Tu luyện đích thực là tu tâm và tống khứ đi các chấp trước của người thường.
Trư Bát Giới là người có nhân tâm mạnh mẽ nhất trong ba đồ đệ của Đường Tăng. Anh đã từng là tướng trên Thiên đình. Do khởi sắc tâm với Hằng Nga, anh đã bị đánh hạ từ Thiên đình xuống thế giới con người và phải mang thân heo. Nhưng sắc tâm của anh vẫn không hề thay đổi sau khi anh đến thế giới con người.
Trong cuộc hành trình sang Tây Thiên, anh đã từng muốn bỏ cuộc để cưới một thiếu nữ xinh đẹp tại Cao Lão Trang. Khi họ đến Nữ nhân quốc, anh không muốn ra đi và thậm chí còn khuyên cả sư phụ của mình lưu lại. Khi hộ giá sư phụ sang Tây Thiên, anh đã tỏ ra không kiên định và từng khuyên mọi người bỏ cuộc và quay trở về. Ngoài ra, anh còn có những tâm chấp trước khác như ham tiền, tham ăn, tham ngủ, và tật đố. Anh thường nói xấu Ngộ Không trước mặt sư phụ. Anh vẫn còn rất nhiều nhân tâm. Cuối cùng, anh đã không tu thành chính quả. Anh chỉ trở thành “Tịnh Đàm Sứ Giả” chịu trách nhiệm về thức ăn tại Tịnh Đàm. Anh còn than phiền với Phật Tổ: “Tất cả họ đều thành Phật, tại sao tôi chỉ trở thành sứ giả?”. Phật Tổ nói rằng bởi vì anh quá tham ăn.
Tên các nhân vật trong phim Tây Du Ký ai cũng đều có một ý nghĩa riêng. Là một người trên con đường tu hành, bất cứ một sự ràng buộc, hay một chấp trước nào cũng đều sẽ là chướng ngại trên hành trình trở về thiên thượng.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn: chanhkien