12 điều thú vị về Sao Kim mà rất ít người biết
Sao Kim, ngôi sao gần nhất và có nhiều điểm tương đồng nhất với Trái Đất. Trên ngôi sao này có khoảng 1.000 hố va chạm phân bố khắp bề mặt Sao Kim, các hố va chạm trên Sao Kim có đường kính từ 3 km đến 280 km. Không có hố nào với đường kính nhỏ hơn 3 km. Những vụ va chạm của các thiên thể với Sao Kim thì cũng có thể xảy ra với Trái Đất trong quá trình lịch sử, do đó tìm hiểu về Sao Kim có thể hé mở cho chúng ta nhiều điều liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất của chúng ta.
1. Hành tinh sáng nhất trong hệ mặt trời: Sao Kim(tiếng anh gọi là Venus) còn gọi là sao Thái Bạch hay sao Thái Bạch Kim tinh là hành tinh gần Trái Đất nhất và sáng nhất nếu không tính mặt trăng so với các hành tinh trong hệ mặt trời, Sao Kim cũng là ngôi sao gần mặt trời thứ hai chỉ sau sao thủy, chỉ cách mặt trời 108.200.000 km.
2. Có khoảng 1.000 hố va chạm phân bố khắp bề mặt Sao Kim, Các hố va chạm trên Sao Kim có đường kính từ 3 km đến 280 km. Không có hố nào với đường kính nhỏ hơn 3 km, bởi vì do khí quyển dày đặc cản trở các vật thể rơi từ ngoài vũ trụ. Các vật với động năng nhỏ hơn một giá trị xác định bị hãm chậm lại khi nó rơi vào bầu khí quyển, và nếu động năng hoặc kích cỡ nhỏ chúng không tạo ra một hố va chạm được.
3. Tự quay rất chậm và theo chiều ngược lại với các hành tinh khác:
Sao Kim chỉ mất 225 ngày để quay quanh mặt trời tương đương 8 tháng tại trái đất, tuy nhiên tự quay một vòng quanh trục mất tới 234 ngày lâu hơn cả thời gian quay quanh mặt trời. Mặc dù các hành tinh khác đều có quĩ đạo hình elip tuy nhiên quỹ đạo Sao Kim có dạng gần tròn nhất, với độ lệch tâm quỹ đạo nhỏ hơn 0,01.
Hầu hết các hành tinh có chiều tự quay quanh trục của nó theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, nhưng Sao Kim lại quay quanh trục cùng chiều kim đồng hồ (gọi là sự quay nghịch hành) các nhà khoa học cho rằng trước đây sao Kim đã có một vụ va chạm cực mạnh với một thiên thạch và chính vụ va chạm này đã làm đảo lộn vòng quay.
4. Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời: Với nhiệt độ bề mặt trung bình(462 °C), do hành tinh này được bao phủ bởi lớp mây dày chứa cacbon điôxít và các khí khác, điều này tạo ra hiệu ứng nhà kính ngăn không cho nhiệt từ Mặt Trời thoát ra không gian bên ngoài. Nhiệt độ Sao Kim thậm chí nóng hơn Sao Thủy với nhiệt độ bề mặt cực tiểu -220°C và cực đại bằng 420°C, ngay cả khi khoảng cách từ Sao Kim đến Mặt Trời bằng gần hai lần khoảng cách đó đến Sao Thủy.
5. Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh: Do vậy dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên vào lúc hoàng hôn và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh.
6. Áp suất trong không khí ở trên Sao Kim rất cao:
Sao Kim có tầng khí quyển rất dày, chứa chủ yếu C02 và lượng nhỏ N2. Khối lượng khí quyển của hành tinh này lớn gấp 93 lần so với khối lượng khí quyển của Trái Đất. Áp suất không khí ở Sao Kim gấp 92 lần trái đất, tương đương với áp xuất khi chúng ta lặn xuống biển sâu 1km.
7. Sao Kim có tốc độ gió gần bề mặt rất nhẹ, thổi với vận tốc vài kilômét trên giờ, nhưng do mật độ khí quyển gần bề mặt cao, luồng gió tác động một lực lớn lên những chướng ngại vật nó thổi qua, và vận chuyển bụi và đá nhỏ đi khắp bề mặt sao hỏa. Chỉ riêng điều này cũng khiến cho con người đi bộ trên bề mặt hành tinh này cũng rất khó khăn, ngay cả khi nhiệt độ, áp suất và sự thiếu hụt ôxy không còn là một vấn đề.
8. Những cơn gió mạnh ở những đám mây trên cao với vận tốc 300 km/h có thể thổi đi vòng quanh hành tinh trong thời gian từ bốn đến năm ngày. Những cơn gió trong khí quyển Sao Kim có tốc độ cao gấp 60 lần tốc độ tự quay của hành tinh này, trong khi đó những cơn gió mạnh nhất trên Trái Đất có tốc độ chỉ bằng 10% đến 20% tốc độ tự quay của nó
9. Nhiệt độ ban ngày cũng như đêm, chênh lệch nhiệt giữa các mùa rất nhỏ: Quá trình đẳng nhiệt trong khí quyển Sao Kim rất hữu hiệu, nó duy trì sự không đổi của nhiệt độ khí quyển không những giữa phía ngày và đêm mà còn giữa vùng xích đạo và hai vùng cực. Độ nghiêng trục quay của Sao Kim nhỏ (ít hơn 3 độ, so với 23 độ của Trái Đất) cũng là một nguyên nhân làm sự biến đổi nhiệt độ theo mùa của hành tinh là rất nhỏ. Sự biến đổi rõ rệt của nhiệt độ chỉ xảy ra theo độ cao.
10. Chị em song sinh với trái đất: Sao Kim vừa gần Trái đất nhất đồng thời có kích thước và trọng lượng tương đương với Trái Đất, bằng 81.5% trọng lượng Trái Đất, đường kính là 12.092km chỉ nhỏ hơn trái đất 650km, nó không có vệ tinh nhưng có một bầu khí quyển dày đặc nếu một người nặng 68 kg ở Trái Đất thì trên Sao Kim sẽ nặng 62 kg.
11. Con người từng nghĩ sao Kim còn gọi “sao hôm và sao mai” là hai thiên thể khác nhau: Người cổ đại đã từng nghĩ từng biết đến Sao Kim với những tên gọi “sao hôm” và “sao mai”, phản ánh những hiểu biết ban đầu của họ về sự xuất hiện của hai thiên thể khác nhau. Bản quan sát Sao Kim của Ammisaduqa, từ năm 1581 trước Công nguyên, cho thấy người Babylon đã hiểu được hai vật thể tách biệt này thực ra là một, và họ coi nó là “nữ hoàng ánh sáng của bầu trời” khi ghi trên bảng, và cho phép hỗ trợ cũng như tiên đoán trong các quan sát sau. Người Hy Lạp cũng đã từng nghĩ đây là hai thiên thể riêng biệt là sao Phosphorus và sao Hesperus, cho đến khi Pythagoras mới phát hiện ra điều này ở thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Người La Mã coi sao hôm là Lucifer, hay “Người mang lại ánh sáng”, và sao hôm là Vesper.
12. Có thể tồn tại dạng sống trong đám mây của sao Kim: Điều kiện tự nhiên trên bề mặt Sao Kim quá khắc nghiệt cho sự tồn tại của bất kỳ dạng sống nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, ở trong bầu khí quyển của nó, mà cụ thể là tại vị trí thuộc độ cao 50-60 km, lại có những đặc điểm về nhiệt độ cũng như áp suất khá tương đồng với Trái Đất. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều chuyên gia tin vào việc có thể tồn tại một số loài sinh vật đặc biệt, đang cư ngụ ở khu vực này trên sao Kim.
Biên tập: Kiên Tấn