5 điều tu dưỡng khiến con người trở nên cao quý
Tu dưỡng bản thân chính là quá trình bồi đắp những phẩm chất, đạo đức và học hỏi những điều hay lẽ phải không ngừng nghỉ trong một thời gian dài. Một người có tu dưỡng hay không, không phải nhìn vào địa vị, tiền bạc và dung mạo để đánh giá. Để đánh giá một người có tu dưỡng hay không thì chúng ta nhìn vào 5 điều dưới đây:
Làm người chân thật
Làm người chân thật là luôn có tấm lòng chân thành thì khi đối xử với người nhà sẽ đạt đến mức “chí thân, chí hiếu, chí tình, chí thâm”. Còn khi đối với bạn bè, người xung quanh họ sẽ không có cái tâm tính toán, mưu mô mà luôn trong sáng vô tư và hết lòng giúp đỡ, khoan dung rộng lượng, không so đo thiệt hơn. Đối với thiên nhiên họ có thể tự tìm được niềm vui ở trong ấy.
Người chân thật luôn được mọi người yêu mến tin tưởng nhưng có nhiều người lại cho rằng họ rất khổ hoặc ngốc. Tuy họ luôn là người chịu thiệt nhưng họ lại luôn gặp may mắn trong mọi công việc.
Biết tự ước thúc bản thân
Người tự kiểm soát được bản thân sẽ không làm việc một cách tùy tiện, không bị cám dỗ bởi sự tình bên ngoài. Trong lòng họ luôn vững như dãy trường thành, có thể ngăn chặn được sóng cao vạn trượng.
Người luôn ước thúc bản thân luôn dùng tâm thuần tịnh để đối đãi với người khác, giữ được lòng chính trực không thiên vị. Người như vậy tâm không động, mắt không say, miệng không tham với những thứ cám dỗ của xã hội. Sở dĩ họ làm được những điều ấy, bởi vì họ luôn có lòng tự tôn và tự tin vào bản thân mình.
Tu dưỡng sự tĩnh lặng
Tĩnh là một loại tâm bình thản, là một loại khí phách, một loại cảnh giới cao thượng. Người có thể thủ tĩnh chính là giữ được chí hướng, giữ được bản tâm, giữ được sự thanh bần, khí tiết của mình. Muốn “thủ tĩnh” cần phải tu dưỡng trở thành người mà ở ngoài thân thì không vướng bận, ở trong tâm thì an yên.
Tâm không động mới có thể giữ vững được khí tiết. Tâm không động mới có thể bảo trì được chân ngã. “Tĩnh” không phải là im lặng, mà chính là ở trong động mà có thể giữ được tâm thái căn bằng.
Can đảm đối mặt với khó khăn
Lão Tử giảng: “Kẻ biết người là khôn, kẻ biết mình là sáng, thắng người là kẻ có sức, tự thắng mình là kẻ mạnh.” Khốn cảnh không đáng sợ mà điều đáng sợ chính là mất đi lòng tự tin, mất đi ý chí của bản thân.
Trong cuộc sống không phải lúc nào công việc, gia đình cũng thuận buồm xuôi gió mà nhiều khi nó xảy khó khăn mà tưởng trừng không thể vượt qua được. Nếu ta biết đó là bài học mà vượt qua thì nó mới là thành công nhất, không phải thấy thất bại là gục đầu ủ dột không làm gì thì đó là điều tồi tệ nhất.
Tự soi xét lại chính mình
Con người ngày nay rất hay bắt lỗi , đổ lỗi cho người khác ngay cả khi mình làm sai, chính điều này làm cho họ gần như không nhìn thấy lỗi lầm của bản thân mình.
Giữa người với người phát sinh mâu thuẫn, xung đột, nếu một bên có thể quay lại nhìn xem bản thân có sai sót gì không, thì rất nhiều khi mâu thuẫn tự nhiên sẽ được hóa giải. Nếu cả hai đều có thể làm được như vậy, thì mọi việc đều trở nên tường hòa thông thuận. Mỗi khi gặp mâu thuẫn giữa người với người thì chúng ta cần nhìn bản thân để hoàn thiện hơn.
Biên tập : Lan Hương