Thức khuya quá 11 giờ đêm dẫn đến “tăng tốc” gây ung thư, đột tử và vô sinh
Người xưa thường sống thuận theo tự nhiên “làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn.” Nhưng ở thời hiện đại, cuộc sống đã khác xưa, nhiều người buộc phải thức khuya mặc dù vẫn biết rằng có hại cho sức khỏe, do áp lực cuộc sống, tính chất công việc cần phải như vậy. Nhiều người trẻ khác thì thấy mình còn trẻ, tràn đầy năng lượng, họ cho rằng việc thức đêm không phải là vấn đề gì to tát, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Như mọi người đã biết, thói quen thức khuya rất có hại cho sức khỏe, thậm chí là “máy gia tốc” gây ung thư và đột tử, tôi khuyên các bạn nên loại bỏ thói quen thức khuya này càng sớm càng tốt!
Vậy thức khuya có những nguy hại gì cho sức khỏe của chúng ta? Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ?
Những nguy cơ đối với sức khỏe của việc thức khuya
1/ Gây ung thư
Ngay từ năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê thức khuya là “yếu tố có thể gây ung thư”, thức khuya trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, thậm chí gây ung thư.
Điều này là do tỷ lệ mắc bệnh ung thư liên quan mật thiết đến mức độ miễn dịch của con người, khi khả năng miễn dịch bình thường, nếu trong cơ thể người xuất hiện các yếu tố gây ung thư, tế bào ung thư có thể được loại bỏ kịp thời, có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh ung thư. Nếu hệ thống miễn dịch của con người bị suy yếu, tế bào ung thư sẽ lợi dụng lúc này để xâm nhập.
2/ Dẫn đến đột tử
Thức khuya và làm việc quá giờ đã trở thành chuẩn mực trong xã hội hiện đại, thức khuya lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng làm việc quá sức, một số mạch máu trong cơ thể dễ bị vỡ do làm việc quá sức, tăng huyết áp, co thắt mạch và nhiều hiện tượng khác. Sau khi vỡ một số mạch máu, cục huyết khối có thể hình thành, có thể gây tắc động mạch vành hoặc mạch máu não trong thời gian ngắn, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não, thậm chí đột tử trong trường hợp nặng.
Thức khuya ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, mắt con người không chỉ gây ra hiện tượng “mắt gấu trúc” mà thức khuya còn có thể gây đau, khô và sưng mắt, thậm chí gây ra bệnh khô mắt. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó cũng có thể gây mất thị lực tạm thời, có thể gây viêm võng mạc trung tâm.
Thức khuya trong thời gian dài dẫn đến thiếu ngủ, dễ khiến máu cung cấp cho tai trong không đủ, làm tổn thương thính giác, gây điếc. Nó cũng có thể gây rối loạn hệ thống thần kinh và nội tiết của con người, khiến da khô, đàn hồi kém, xỉn màu, nổi mụn, trứng cá, vết thâm và các vấn đề khác.
Ngoài ra, việc thức khuya trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sức sống và số lượng tinh trùng của nam giới, đồng thời sẽ khiến hormone sinh sản nữ tiết ra bất thường, rối loạn chức năng rụng trứng, ảnh hưởng đến chất lượng của trứng.
Khi ngủ các cơ quan nội tạng nào đang làm việc?
11h đêm- 1h sáng: Mật đang tích cực làm việc. Lúc này bạn nên rơi vào giấc ngủ thật say để không mắc các bệnh về thận.
1-3 h sáng: Gan làm sạch các độc tố từ thực phẩm trong máu. Nếu say xỉn rồi đi ngủ, bạn sẽ thường giật mình tỉnh dậy vào khung thời gian này. Ngoài ra, nếu muốn da mịn màng từ bên trong, bạn cần ngủ thật say nhé.
3-5h sáng là thời gian lá phổi làm việc.
Trong các khung giờ trên, nếu cơ thể không đi vào giấc ngủ, các cơ quan nội tạng trên sẽ không làm việc, cơ thể không thải được các chất độc. Gây nguy hại cho sức khỏe.
Thời gian ngủ ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người
Người mất ngủ, thiếu ngủ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tuổi thọ, chưa nghe thấy ai sống lâu mà vẫn thức khuya, ngủ muộn được. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng không tốt sẽ khiến cơ thể con người cảm thấy khó chịu, thậm chí càng ngủ nhiều càng mệt mỏi.
Vì vậy, đối với cơ thể con người chúng ta, không phải thời gian ngủ càng dài càng tốt mà là kiểm soát thời gian hợp lý, mấu chốt để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Cách cải thiện giấc ngủ
1/ Đảm bảo thời gian ngủ hợp lý
Trước hết, thời gian ngủ phải đều đặn, công việc và nghỉ ngơi đều đặn là rất quan trọng, cố gắng cân bằng giữa công việc và cuộc sống, “làm việc lúc mặt trời mọc, nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn” là quy luật tự nhiên. Nói chung, lý tưởng nhất là bạn nên đi ngủ trước 10 giờ mỗi đêm và thức dậy lúc 6 – 7 giờ sáng.
Thứ hai là thời gian ngủ, thời gian ngủ ban đêm của trẻ em là 8-9 giờ, người lớn là 8 giờ và người già là 7-8 giờ, là tốt nhất. Chợp mắt khoảng 1 giờ vào buổi trưa, hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi một lúc rất tốt cho cơ thể.
2/ Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nên để đèn mờ hoặc để tối khi ngủ, nếu đèn trong phòng ngủ quá sáng cũng là nguyên nhân khiến bạn không thể đi vào giấc ngủ bình thường.
Môi trường ngủ tốt nhất nên tối, yên tĩnh, thoải mái và không bị quấy rầy. Trước khi đi ngủ, tốt nhất là bạn nên kiểm tra xem có âm thanh trong phòng ngủ hay không, chẳng hạn như người bên cạnh bạn có ngủ ngáy không, ánh sáng có quá sáng không, môi trường có khô ráo không, v.v. Bạn có thể thay rèm dày, nút tai, máy tạo độ ẩm, quạt điện… để cải thiện môi trường ngủ, đồng thời nhiệt độ trong phòng ngủ cũng phải phù hợp.
Dù không cần ánh sáng vào ban đêm nhưng bạn sẽ cần ánh sáng mặt trời để đánh thức bộ não vào sáng mai. Khi kéo rèm, bạn sẽ chừa ra một khoảng trống nhỏ để chuẩn bị cho buổi sáng đẹp trời ngày mai.
Không hút thuốc trước khi đi ngủ, không ăn hoặc uống thức ăn có chứa caffein và không uống rượu. Hình thành thói quen thư giãn trước khi đi ngủ như tắm nước nóng hoặc đọc sách, nghe nhạc nhẹ, v.v.
Thói quen xấu trước khi ngủ cần bỏ
1/ Mất bình tĩnh trước khi ngủ
Trước khi ngủ không nên phấn khích, tức giận, cao hứng, mất bình tĩnh trước khi đi ngủ có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của gan.
Khi một người mất bình tĩnh, cơ thể sẽ tiết ra một chất gây ảnh hưởng đến thần kinh não bộ, làm thần kinh rối bời, suy nghĩ không minh mẫn, ngoài ra còn khiến gan tích tụ độc tố trong máu.
2/ Ăn trước khi ngủ
Nếu bạn không thể kiểm soát miệng của mình trước khi đi ngủ, lá lách và dạ dày của bạn sẽ nhanh chóng bị lão hóa.
Tránh ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng, vì trước khi đi ngủ về cơ bản lá lách và dạ dày không có sự vận động, quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể diễn ra chậm chạp, ăn quá no sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, máu vào dạ dày sẽ chậm lại và cung cấp máu không đủ.
Mặt khác, thức ăn quá nhiều dễ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, tăng tiết acid dịch vị quá mức, gây viêm loét dạ dày, acid dịch vị và các phản ứng khác, gây nhiều tác hại cho cơ thể.
Cố gắng không ăn tối quá no hoặc quá muộn, nên ăn xong trước 7h để dạ dày và ruột có thời gian tiêu hóa, không để dạ dày và ruột bị tổn thương do ăn đêm quá nhiều sẽ làm cho lá lách và dạ dày nhanh bị lão hóa.
3/ Chơi điện thoại trước khi đi ngủ
Nhiều người có thói quen nghịch điện thoại trước khi đi ngủ, sau một ngày làm việc thì buổi tối là thời gian rảnh rỗi nhất, xem một vài chương trình truyền hình, đọc truyện, lướt facebook để giết thời gian và thư giãn tâm trạng, thần kinh.
Nhưng những thứ này đều có tác dụng kích thích thần kinh khiến tâm trạng hưng phấn hơn gây mất ngủ, thức khuya mất ngủ dễ nổi cáu đẩy nhanh quá trình lão hóa của thận, ban đêm độc tố trong cơ thể không thể chuyển hóa hết, lâu dần sẽ sinh ra các bệnh lý không mời mà đến.
Biên tập: Thiên Hà