Mặt trăng, ngươi đến từ đâu?
Mặt trăng, ngươi đến từ đâu? Tạo sao trái đất được tự nhiên ưu đãi đến thế, mặt trời chiếu sáng vào ban ngày, mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm, trên trái đất có đầy đủ các điều kiện tự nhiên lý tưởng để con người sinh sống, tại sao có thể xảy ra sự ngẫu nhiên hoàn hảo đến như vậy?
Mặt trăng đã đi theo trái đất kể từ khi nào? Có lẽ nó đã ngắm nhìn trái đất lâu hơn rất nhiều khi loài người xuất hiện trên trái đất.
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Đó là ngày 19/7/1969, khi các phi hành gia người Mỹ của tàu Apollo 11 thực hiện sứ mệnh khám phá mặt trăng. Tuy nhiên đến nay con người vẫn chưa hiểu biết thêm được bao nhiêu về Mặt Trăng, mọi thứ vẫn đều trên giả thuyết.
Các giả thuyết về nguồn gốc của mặt trăng
Hiện tại, có ba giả thuyết chính giải thích về nguồn gốc của mặt trăng. Giả thuyết thứ nhất là bụi và những đám khí vũ trụ đã hình thành mặt trăng, cũng giống trái đất chúng ta 4,6 tỷ năm trước đây. Giả thuyết thứ hai là mặt trăng đã vỡ ra từ vỏ Trái Đất bởi các lực ly tâm, và để lại một vùng trũng – được cho là Thái Bình Dương ngày nay. Giả thuyết thứ ba là mặt trăng là một hành tinh độc lập bắt được lực hấp dẫn từ trái đất khi đi ngang qua, và nó xoay quanh trái đất kể từ đó.
Hầu hết các nhà khoa học ban đầu tin vào giả thuyết thứ nhất, mặc dù một số thích giả thuyết thứ hai hơn. Tuy nhiên, việc phân tích các mẫu đất mặt trăng được mang về bởi các phi hành gia chỉ ra rằng kết cấu mặt trăng là khác với trái đất. Trái đất có nhiều sắt và ít silicon hơn cấu thành nên nó, trong khi mặt trăng thì ngược lại. Ngoài ra, trái đất có rất ít quặng titan, trong khi mặt trăng có rất nhiều. Như vậy các phát hiện này cho thấy mặt trăng không phải được vỡ ra từ trái đất. Cũng bằng cách tiếp cận tương tự, giả thuyết đầu tiên là không vững chắc. Nếu mặt trăng và trái đất được hình thành bởi quy trình tương tự và cùng lúc, thì tại sao chúng lại khác nhau về kết cấu? Các nhà khoa học đã bỏ qua giả thuyết đầu tiên, và chỉ còn lại giả thuyết thứ ba. Nếu mặt trăng đi vào hệ mặt trời từ không gian bên ngoài, thì nó nên bay về phía mặt trời, thay vì trái đất, vì lực hấp dẫn của mặt trời lớn hơn trái đất rất nhiều.
Như vậy không giả thuyết nào trong ba giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra là có thể trả lời tường tận mọi câu hỏi. Nguồn gốc mặt trăng vẫn là một bí ẩn. Có rất nhiều không gian cho con người đưa ra các giả thuyết mới về nguồn gốc mặt trăng. Bất kể chúng có vẻ nực cười như thế nào, người ta không nên dán nhãn chúng là phản khoa học mà không suy xét cẩn thận.
Một số “trùng hợp” đặc biệt giữa mặt trời, trái đất và mặt trăng.
Hãy nhìn xem và nghĩ về một số hiện tượng thiên văn đặc biệt khó tin giữa mặt trời, trái đất và mặt trăng.
Khoảng cách trung bình giữa trái đất và mặt trăng là 380.000 km, còn giữa mặt trời và trái đất là 150.000.000 km. Cái sau lớn hơn gấp 395 lần so với cái trước. Đường kính mặt trời là khoảng 1.380.000 km, trong khi mặt trăng là 3.400 km, tỷ lệ giữa chúng cũng lại là 395 lần. Cả hai đều là 395. Liệu có thể là ngẫu nhiên không? Điều này có nghĩa là gì?
Hãy nghĩ về nó. Mặt trời lớn hơn mặt trăng 395 lần, nhưng xa hơn trái đất 395 lần so với mặt trăng. Cả hai đều có cùng kích thước khi nhìn từ trái đất, bởi vì khoảng cách là khác nhau. Đây là một hiện tượng tự nhiên hay nhân tạo? Tại đâu trong vũ trụ, người ta có thể tìm thấy ba hành tinh có cùng loại “ngẫu nhiên” này?
Hai hành tinh thay nhau chiếu sáng trái đất, một ban ngày và một ban đêm. Không có ví dụ nào khác của hiện tượng như vậy trong hệ mặt trời của chúng ta. Nhà khoa học uy tín, Isaac Asimov, từng nói rằng theo dữ liệu hiện có, mặt trăng về nguyên tắc không nên tồn tại ở vị trí đó. Ông cũng cho biết: Mặt trăng đủ lớn để gây ra nhật thực, đủ nhỏ để gây ra hiện tượng tán mặt trời. Thiên văn học của chúng ta không thể giải thích sự ngẫu nhiên trong các ngẫu nhiên này.
Liệu đây có thực sự là ngẫu nhiên? Không hẳn, theo một số nhà khoa học. William R. Sheldon, một nhà khoa học, nói: “Để theo quỹ đạo xoay quanh trái đất, một con tàu vũ trụ phải duy trì một tốc lực 10.800 dặm/giờ ở độ cao 100 dặm. Tương tự, để mặt trăng giữ quỹ đạo cân bằng với lực hấp dẫn của trái đất, nó cũng cần một tốc lực, sức nặng, và độ cao chính xác”. Câu hỏi là: nếu một bộ các điều kiện hiện tại là không thể đạt được bằng tự nhiên, thì tại sao chúng đi theo cách này?
Quá lớn để trở thành một vệ tinh
Có một vài hành tinh trong hệ mặt trời có thể trở thành các vệ tinh tự nhiên. Tuy nhiên, mặt trăng lớn một cách bất thường để có thể là một vệ tinh. Nó quá lớn so với hành tinh mẹ của nó. Chúng ta hãy thử so sánh các dữ liệu sau đây. Đường kính trái đất là 12.756 km, đường kính mặt trăng là 3.467 km, tức bằng khoảng 27% đường kính trái đất. Đường kính sao Hỏa là 6.787 km, và nó có 2 vệ tinh. Cái lớn hơn có đường kính 23 km, tức khoảng 0,34% đường kính sao Hỏa. Đường kính sao Mộc là 142.800 km, nó có 13 vệ tinh. Cái lớn nhất có đường kính 5.000 km, tức 3,5% đường kính sao Mộc. Đường kính sao Thổ là 120.000 km, và nó có 23 vệ tinh. Cái lớn nhất có đường kính 4.500 km, bằng khoảng 3,75% đường kính sao Thổ. Không vệ tinh nào có đường kính vượt quá 5% đường kính hành tinh mẹ của chúng, nhưng đường kính mặt trăng lại bằng 27% đường kính trái đất. Chẳng phải khi so sánh, mặt trăng lớn một cách bất thường? Dữ liệu thực sự chỉ ra rằng mặt trăng là khác thường.
Các hố thiên thạch đều quá nông
Các nhà khoa học nói với chúng ta rằng các hố trên bề mặt mặt trăng được gây ra bởi tác động của thiên thạch hay sao chổi. Cũng có các hố thiên thạch trên trái đất. Theo tính toán khoa học, nếu một tảng thiên thạch đường kính cỡ vài dặm đâm vào trái đất hay mặt trăng với vận tốc 30.000 dặm/giây, nó tương đương với 1 triệu tấn thuốc nổ, và sẽ tạo ra hố thiên thạch có độ sâu 4-5 lần đường kính của nó. Các hố thiên thạch trên trái đất đã chứng minh tính toán này là chính xác. Thế nhưng các hố thiên thạch trên bề mặt mặt trăng lại nông một cách khác thường. Lấy ví dụ, Gagrin Crater, hố sâu nhất, chỉ sâu 4 dặm, mặc dù đường kính của nó là 186 dặm. Với đường kính 186 dặm này, độ sâu hố thiên thạch nên là ít nhất 700 dặm, thay vì 4 dặm, một độ sâu chỉ bằng 2.1% đường kính. Đây là một điều không thể giải thích về mặt khoa học.
Tại sao như vậy? Các nhà thiên văn học không thể giải thích một cách hoàn hảo, và họ dường như không muốn đi sâu thêm nữa. Họ biết rằng một giải thích hoàn hảo sẽ lật đổ các lý thuyết đã được thiết lập. Giải thích duy nhất là lớp vỏ mặt trăng được cấu thành bởi một thứ vật chất cứng nằm dưới bề mặt của nó 4 dặm, lớp bề mặt bao phủ bởi đá và bụi. Các thiên thạch đã không thể xuyên qua lớp vỏ cứng này. Và rồi, thứ vật chất rất cứng ấy rốt cuộc là gì?
Thứ kim loại gần như không thể tồn tại
Không có gì là lạ nếu các miệng núi lửa trên bề mặt mặt trăng có một lượng lớn nham thạch. Nhưng điều kỳ lạ là nham thạch ấy chứa các nguyên tố kim loại như titanium, chromium, yttrium, v.v. mà rất hiếm thấy trên trái đất. Các kim loại này đều rất cứng, đồng thời có tính chịu nhiệt và ăn mòn rất mạnh. Các nhà khoa học ước tính cần nhiệt độ 2.000-3.000º C để làm tan chảy các kim loại này. Nhưng mặt trăng là một trái cầu đã nguội lạnh mà không có hoạt động núi lửa nào trong 3 tỷ năm. Vậy tại sao mặt trăng sản sinh ra quá nhiều thứ kim loại có sức chịu nhiệt cao như thế? Ngoài ra, việc phân tích 380 kg mẫu đất mặt trăng được đem về bởi các phi hành gia cho thấy có sắt và titan tinh khiết. Các khoáng chất kim loại tinh khiết như vậy là không thể tìm thấy dưới điều kiện tự nhiên.
Những sự thật không thể giải thích này nói với chúng ta điều gì? Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng chứng tỏ các nhân tố kim loại này không được hình thành dưới điều kiện tự nhiên, mà được chiết lọc. Vậy thì câu hỏi là bởi ai, và khi nào?
Mặt không thể được nhìn thấy từ trái đất
Bề mặt lồi lõm ở mặt sau của mặt trăng. (Ảnh: NASA)
Luôn có một mặt của mặt trăng quay về phía trái đất. Con người không thể thấy mặt bên kia, cho tới khi phi thuyền đáp lên đó và chụp ảnh. Các nhà thiên văn luôn nghĩ rằng mặt sau của mặt trăng nên tương tự mặt trước, với nhiều hố thiên thạch và biển dung nham. Nhưng các bức ảnh cho thấy một cảnh tượng hoàn toàn khác. Mặt sau của mặt trăng rất mấp mô. Hầu hết là các hố nhỏ và những rặng núi với rất ít biển dung nham.
Các nhà khoa học không thể giải thích sự khác biệt. Về mặt lý thuyết, xác suất bị thiên thạch đánh nên là như nhau giữa hai bên mặt của mặt trăng, nếu đây là một hành tinh hình thành một cách tự nhiên. Vậy tại sao có sự khác biệt? Tại sao luôn có một phía của mặt trăng quay mặt về trái đất? Lời giải thích từ các nhà khoa học là mặt trăng xoay quanh trục của nó với vận tốc 16,56 km/giờ, và cũng xoay quanh trái đất với vận tốc tương đương. Do đó một phía của mặt trăng luôn quay mặt về trái đất.
Hiện tượng này không tồn tại ở bất cứ hành tinh nào khác cùng các vệ tinh của nó trong hệ mặt trời của chúng ta, ngoại trừ trái đất và mặt trăng. Liệu có thể lại là “ngẫu nhiên” cùng các “ngẫu nhiên” khác? Có lời giải thích nào ngoài “ngẫu nhiên” chăng?
Các hiện tượng kỳ lạ trong vài trăm năm qua
Trong 300 năm qua, các nhà thiên văn học đã quan sát nhiều hiện tượng không thể giải thích về mặt trăng. Casini đã khám phá ra một đám mây bao phủ mặt trăng vào năm 1671. Tháng 4/1786, William Herser, cha đẻ của thiên văn học hiện đại, đã quan sát được các dấu hiệu núi lửa phun trào trên mặt trăng, mặc dù các nhà khoa học tin rằng không có hoạt động núi lửa nào trên mặt trăng trong 3 tỷ năm qua. Và rồi, điều gì đã được quan sát mà trông như núi lửa phun trào?
Năm 1843, nhà thiên văn người Đức John Schicoto, người đã vẽ hàng trăm tấm bản đồ mặt trăng, đã phát hiện ra rằng hố thiên thạch Leany Crater, với đường kính gốc vài km, đã trở nên nhỏ hơn. Ngày nay, Leany Crater chỉ là một chấm nhỏ với trầm tích màu trắng bao quanh nó. Các nhà khoa học không hiểu tại sao. Ngày 24/4/1882, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng có những vật thể không xác định di chuyển trên bề mặt vùng Aristocrat (Aristocrat’s Zone). Ngày 19/10/1945, người ta đã quan sát được 3 điểm sáng trên bức tường Darwin (Darwin Wall) tại bề mặt mặt trăng.
Tối ngày 6/7/1954, trưởng Đài Quan trắc Thiên văn Minnesota và các cộng sự của ông đã nhìn thấy một đường tối bên trong miệng núi lửa Picallomy, rồi biến mất ngay sau đó. Ngày 8/9/1955, tia chớp đã xuất hiện hai lần dọc bờ núi lửa Ross. Lại nữa, ngày 9/2/1956, Tiến sĩ Toyota thuộc Đại học Meiji, Nhật Bản đã nhìn thấy vài vật thể tối dường như đã hình thành hình dạng các ký tự DYAX và JWA.
Mặt trăng luôn quay một mặt về phía địa cầu, nhưng mấy nghìn năm trước người Maya đã đem mặt sau của nó khắc lên miếu thờ mặt trăng. Trong bức phù điêu còn có hình một thanh niên lái cỗ máy như phi thuyền.
Ngày 4/2/1966, một xe vũ trụ không người lái của Nga, Moon Goddess 9, đã đáp xuống biển Rain (Rain Sea) tại mặt trăng và chụp được hai dãy cấu trúc giống kim tự tháp cách đều nhau. Tiến sĩ Van Sunder tuyên bố: “Chúng có thể phản chiếu mạnh ánh mặt trời, khá giống các dấu trên đường băng”. Từ tính toán độ dài và độ sâu, người ta phát hiện các cấu trúc này có độ cao khoảng tòa nhà 15 tầng. Tiến sĩ Van Sunder nói: “Không có cao nguyên gần đó, nơi những tảng đá có thể lăn xuống vị trí hiện tại để hình thành các dạng hình học trên.”
Thêm nữa, Moon Goddess 9 cũng chụp được một cái hang bí ẩn ở bờ của biển Stormy (Stormy Sea). Tiến sĩ nghiên cứu mặt trăng Wilkins tin rằng những cái hang tròn này thông trực tiếp tới trung tâm mặt trăng. Bản thân Wilkins từng khám phá ra một cái hang khổng lồ tại hố Casiny A. Ngày 20/11/1966, tàu vũ trụ American Orbit 2 Exploration Spaceship đã chụp được vài kiến trúc hình kim tự tháp từ độ cao 46 km trên biển Tranquility (Tranquility Sea). Các nhà khoa học ước tính các kim tự tháp cao từ 15-25 mét và cũng được định vị hình học. Các kiến trúc có màu nhạt hơn đất và đá quanh chúng, và chúng rõ ràng không phải các vật thể tự nhiên.
Ngày 11/9/1967, nhóm thiên văn học Montelow đã phát hiện một “đám mây đen với những đường viền màu tía” trên biển Tranquility. Hiện tượng kỳ lạ này không được quan sát bởi mắt thường, mà bởi các nhà thiên văn và tàu thăm dò. Điều này có nghĩa mặt trăng còn nhiều bí mật chưa được nhân loại biết đến.
Khi phi thuyền Apollo tiếp cận mặt trăng, bề mặt mặt trăng dường như không tồn tại từ trường, từ đó có thể thấy bên trong mặt trăng là rỗng.
UFO trên mặt trăng
Ngày 24/11/1968, tàu Apollo 8, trong khi điều tra các điểm đỗ trong tương lai, đã chạm trán một vật thể bay khổng lồ với kích cỡ vài dặm vuông. Khi Apollo 8 trở lại cùng địa điểm từ quỹ đạo của nó quanh mặt trăng, vật thể kia đã không còn ở đó. Nó là gì? Không ai biết. Tàu Apollo 10, khi đang ở độ cao 50.000 feet phía trên mặt trăng, đã được tiếp cận bởi một vật thể bay không xác định. Vụ chạm trán này đã được ghi lại thành phim tài liệu. Ngày 19/7/1969, tàu Apollo 11 mang theo ba phi hành gia, những người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Khi trên đường tới mặt trăng, các phi hành gia đã nhìn thấy một vật thể lạ thường trước mặt họ. Nhìn từ khoảng cách 6.000 dặm, họ ban đầu nghĩ rằng đó phải là cánh quạt tên lửa từ Apollo 4. Nhưng khi nhìn qua ống nhòm, họ phát hiện rằng vật thể này có hình chữ L. “Nó trông như một cái va-li được mở”, Armstrong nói. Khi nhìn xa hơn bằng một kính lục phân, họ phát hiện vật thể trông giống một hình trụ. Một phi hành gia khác, Aldrin, cho biết: “Chúng tôi cũng thấy vài vật thể nhỏ hơn đi ngang qua, gây náo loạn tàu chúng tôi, rồi chúng tôi thấy vật thể sáng màu hơn này bay ngang qua”. Ngày 21/7, khi Aldrin đi vào Landing Capsule để kiểm tra lần cuối, anh đột nhiên nhìn thấy hai vật thể đang bay lượn. Một trong số chúng lớn hơn và sáng hơn, bay với vận tốc cao hướng song song với mặt trước phi thuyền, rồi biến mất ngay sau đó. Nó lại xuất hiện mấy giây sau. Vào thời điểm ấy, hai vật thể phát ra những luồng sáng hợp vào nhau. Rồi chúng đột ngột tách nhau ra, thăng lên nhanh chóng rồi biến mất.
Ngày 19/11/1969, tàu Apollo mang hai phi hành gia lên mặt trăng chấp hành nhiệm vụ.
Khi các phi hành gia đang chuẩn bị đáp xuống mặt trăng, họ nghe một tiếng nói từ Trung tâm Điều khiển: “Trung tâm Điều khiển gọi Apollo 11, điều gì đang xảy ra ở đó?” Apollo 11 trả lời: Những đứa trẻ nghịch ngợm, … rất nhiều họ… Oh, my God, ngài sẽ không tin nó. Tôi nói rằng có các phi thuyền khác ở đó… trên bờ các hố tròn, và chúng được đỗ ngay ngắn… và chúng đang nhìn chúng tôi từ mặt trăng… Nhà khoa học người Nga, Tiến sĩ Arched nói: “Theo những tín hiệu đứt quãng của chúng tôi, vụ chạm trán với các vật thể bay khi tàu Apollo 11 đáp xuống đã được báo cáo ngay lập tức.” Ngày 20/11/1969, hai phi hành gia Conrad và Brian của tàu Apollo 12 đã quan sát thấy các vật thể bay khi họ đáp xuống mặt trăng. Các phi hành gia đáp xuống mặt trăng từ tàu Apollo 15 vào tháng 8/1971, Apollo 16 vào tháng 4/1972, và Apollo 17 vào tháng 12/1972 cũng đã chạm trán các vật thể bay.
Gary, một nhà khoa học, từng nói: “Gần như tất cả các phi hành gia đều đã nhìn thấy những vật thể bay không xác định”. Edwards, phi hành gia thứ sáu đáp xuống mặt trăng, nói: “Câu hỏi duy nhất là họ đến từ đâu?” John Younger, phi hành gia thứ chín đáp xuống mặt trăng, nói: “Nếu bạn không tin điều đó, cũng bằng bạn không tin một điều chắc chắn”. Năm 1979, nguyên giám đốc truyền thông NASA Molly Chertlin tuyên bố rằng “chạm trán các vật thể bay” là hết sức phổ biến. Bà nói tiếp: Tất cả các phi thuyền đều đã bị đi theo bởi một số vật thể bay, hoặc ở xa hoặc ở gần. Cho dù điều gì xảy ra, các phi hành gia sẽ liên lạc với trung tâm chúng tôi.
Nhiều năm sau, Armstrong tiết lộ: Thật không thể tin được… Chúng tôi đều được cảnh báo có những thành phố hay phi thuyền trên mặt trăng… Tôi chỉ có thể nói với mọi người rằng phi thuyền của họ cực kỳ siêu đẳng và chúng rất lớn… Hàng ngàn hiện tượng bí ẩn trên mặt trăng, như ánh chớp kỳ bí, những đám mây đen trắng, các cấu trúc, những vật thể bay và nhiều nữa, đều là sự thật và đã được quan sát bởi các phi hành gia và nhà khoa học. Thật khó để giải thích chúng là gì.
Mặt trăng là một phi thuyền rỗng
Năm 1970, hai nhà khoa học Nga Alexander Scherbakov và Mihkai Vasin đã đưa ra giả thuyết về Phi thuyền Mặt trăng gây sốc để giải thích nguồn gốc mặt trăng. Họ tin rằng mặt trăng thực tế không phải một vệ tinh tự nhiên của trái đất, mà là một phi thuyền được tạo ra bởi các sinh mệnh có trí tuệ, và được thiết kế và tạo hình như một hành tinh. Có rất nhiều tài liệu về nền văn minh của họ được lưu giữ bên trong mặt trăng, và được cố ý đặt trên trái đất. Tất cả các khám phá về mặt trăng thực ra là công trình xuất chúng của các sinh mệnh có trí tuệ sống bên trong đó. Tất nhiên, giới khoa học khinh miệt lý thuyết này. Tuy nhiên, không thể chối cãi được rằng mặt trăng dường như còn được chúng ta biết quá ít.
Thí nghiệm về làn sóng rung chứng minh mặt trăng là rỗng.
Điều khiến các nhà khoa học bối rối nhất chính là dữ liệu thu thập được từ các thiết bị để lại trên mặt trăng, thứ đo được các hoạt động rung trên lớp vỏ mặt trăng. Các dữ liệu chỉ ra rằng các làn sóng rung chỉ lan ra từ tâm chấn dọc theo bề mặt mặt trăng, chứ không đi vào trung tâm mặt trăng. Điều này cho thấy mặt trăng là rỗng và nó không có gì khác ngoài cái vỏ. Nếu nó là một hành tinh đặc, thì các làn sóng rung lẽ ra phải truyền vào trung tâm. Làm sao chúng chỉ chạy dọc theo bề mặt?
Xây dựng lại mới các lý thuyết về mặt trăng
Hãy thử xây dựng một lý thuyết mới về mặt trăng. Nó là rỗng và có hai lớp vỏ. Lớp vỏ ngoài cùng bao gồm đá và các quặng khoáng. Thiên thạch chỉ có thể đâm xuyên qua lớp vỏ này. Các hố thiên thạch được biết không sâu quá 4 dặm. Như vậy lớp vỏ ngoài cùng này dày gần 5 dặm. Lớp vỏ bên trong thì cứng, bao bọc bởi thứ hợp kim nhân tạo và không rõ dày bao nhiêu – có lẽ là vài dặm. Các nguyên tố kim loại của nó, bao gồm sắt, titanium, chromium, v.v. có tính chống nhiệt, áp suất và ăn mòn cao. Đây là một hợp kim chưa được biết đến trên trái đất.
Dữ liệu về rung lắc trên mặt trăng chỉ ra rằng các làn sóng rung truyền dọc theo bề mặt chứ không đi vào trung tâm. Điều này có nghĩa là mặt trăng chỉ có hai lớp vỏ nói trên. Do đó mặt trăng phải là nhân tạo, thay vì được hình thành tự nhiên. Các sinh mệnh có trí tuệ đã tiến hành những tính toán chính xác để phóng mặt trăng từ trái đất vào thời xa xưa và đặt nó tại vị trí có thể chiếu sáng trái đất vào ban đêm. Tóm lại, không có giả thuyết nào trong ba giả thuyết về nguồn gốc mặt trăng là đúng.
Newton nói: Khi tôi quan sát Hệ Mặt Trời, nhìn thấy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời thật khéo léo cho Trái Đất có được ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, đây tuyệt đối không phải là hiện tượng ngẫu nhiên!
Các sinh mệnh đã xây dựng mặt trăng chỉ cho phép một mặt của nó quay về trái đất, bởi vì có nhiều thiết bị quan sát trên trái đất. Phía này được mài nhẵn để phản chiếu ánh sáng mặt trời, còn họ sinh sống ở bên trong mặt trăng, gần phía sau. Bởi vì nhiệt độ bề mặt mặt trăng thay đổi từ 127º C vào buổi trưa đến -183º C vào ban đêm, nên các cư dân đó phải sống bên trong mặt trăng.
Các sinh mệnh tạo ra mặt trăng đã sáng chế ra các đĩa bay và họ thường bay ra để nghiên cứu, duy trì thiết bị bề mặt, hoặc theo dõi các hoạt động của con người trên trái đất. Họ đôi khi bị bắt gặp bởi các phi hành gia từ trái đất hay bị quan sát bởi các kính thiên văn trên trái đất. Chúng ta không biết họ là sinh vật ngoài hành tinh đến, hay là cư dân đã ở đó từ lâu. Có lẽ không lâu nữa, con người trên trái đất sẽ tìm ra sự thật về mặt trăng.
Có nhiều người có thể nói, tại sao các sinh mệnh đó tạo ra mặt trăng cho con người? nếu họ có trí tuệ siêu việt như vậy sao họ không xâm chiếm luôn trái đất của con người? Thực ra có thể thời tiền sử những sinh mệnh này đã từng là chủ nhân của trái đất, còn tại sao hiện nay con người vẫn được bình an trên trái đất? Chỉ có thể tin rằng chúng ta đang được các vị Thần vĩ đại bảo hộ, rất có thể là như vậy.
Chúng ta đã xây dựng lý thuyết này để giải thích nguồn gốc và kết cấu mặt trăng bằng cách sử dụng các hiện tượng không thể giải thích bằng khoa học truyền thống. Lý thuyết này giải quyết hoàn hảo và từng bí ẩn bao quanh mặt trăng. Sao có thể bảo cách tiếp cận này là không khoa học?
Nguồn: pureinsight.org