Một cuộc chia sẻ ngắn về ý nghĩa của “Nhẫn”
Nhẫn nhịn luôn là mỹ đức truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời. Từ xưa đến nay, phàm là anh hùng hào kiệt hay chí sĩ sáng chói sử sách đều có khả năng nhẫn được cả những việc mà người đời khó nhẫn.
1. Chịu đựng điều sỉ nhục
Người dân Việt Nam chúng ta chắc hẳn nhiều người đã nghe qua sự tích Quan Âm Thị Kính.
Sự tích này được lưu truyền trong dân gian Việt Nam từ lâu qua nghệ thuật hát chèo, cải lương, kịch, truyện thơ và truyện văn xuôi. Theo từ điển Phật Học Việt Nam, Tích truyện Quán Âm Thị Kính xuất phát từ truyện thơ Việt Nam, kể về nỗi hàm oan giết chồng của Thị Kính. Về sau nàng cải trang thành nam giới xuất gia học đạo, song lại bị vu oan phá giới phạm trai nhưng nhờ vào công hạnh từ bi nhẫn nhục nên về sau nỗi oan ức được hoá giải, trở thành Bồ Tát Quan Thế âm.
Thông qua Câu chuyện Quan Âm Thị Kính người ta tôn vinh Thị Kính (Kính Tâm) đã thể hiện tấm lòng từ bi và đức tính nhẫn nhục. Rằng Thị Kính đã cảm nhận được lời Phật dạy rằng: “Hận thù diệt hận thù đời nay không thể có. Từ bi diệt hận thù là định luật nghìn thu”. Mặc dù bị tới hai nỗi oan ức rồi bị tra tấn đánh đập, nhưng Kính Tâm vẫn một lòng nhẫn chịu. Kính Tâm đủ sức nhẫn chịu một cách bình thản không nổi niệm sân giận những nghịch cảnh, những cái mà người đời thường gọi là những điều bất công và những nỗi oan ức. Do đó trong truyện thơ Quan Âm Thị Kính mới có hai câu:
Chữ rằng: nhẫn nhục nhiệm hoà,
Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu”.
Một khi đã mặc áo cà sa thì phải chịu đựng được miệng lưỡi của thế gian mà không thay đổi danh dự, không xấu hổ. Mở rộng lòng từ bi của mình để thoát khỏi những thị phị của dòng đời, sống một cuộc sống an lạc, mở rộng cứu độ thế nhân và cứu người.
2. Gặp cám dỗ và khó khăn mà vẫn kiên cường
Như có câu: “Thanh gươm đến từ mài, hương hoa mận đến từ tiết lạnh buốt”. Hoàn cảnh khó khăn và những cuộc gặp gỡ khắc nghiệt thường là cơ hội để tôi luyện ý chí của con người và khơi dậy tiềm năng của họ.
Khổng Tử bị đuổi ra khỏi nước Lỗ và bị đày ải “lưu lạc”, trong quá trình này ông đã hoàn thành “Kinh Xuân Thu” đầy ẩn ý.
Tư Mã Thiên trong “Sử ký – Thái sử công tự tự” có ghi lại rằng: Tây Bá Hầu (Chu Văn Vương) bị Trụ Vương bắt giam ở Dữu Lý (nay là phía bắc Thang Âm, An Dương, An Huy) trong bảy năm, ông chuyên tâm thể ngộ đạo lý biến hoá của vạn vật và thế sự mà diễn dịch ra “Chu dịch” thấu tỏ đến tận cùng mối quan hệ giữa Trời và con người.
Khổng Tử bị trục xuất khỏi nước Lỗ, lưu vong như “chó hoang” ở biên giới nước Trần và nước Thái. Chính tại hoàn cảnh đó, ông đã hoàn thành cuốn kinh “Xuân Thu” ngôn ngữ tinh tế ý nghĩa sâu xa.
Như Mạnh Tử đã nói: “Thượng đế giao phó cho ai đó một sứ mệnh lớn lao. Trước tiên, phải làm cho ý chí của người đó bị căng thẳng, làm cho cơ bắp và xương cốt của người đó trở nên mệt mỏi, khiến người đó phải nghèo đi. Như thế sẽ làm tăng ý chí họ, làm tính cách họ rắn rỏi lên, làm họ tăng trưởng tài năng“.
3. Chữ Nhẫn có đức có chí, khắc chế tham vọng
Có một câu chuyện:
Alexander Đại đế khi còn sống ông ấy rất ghen tị Diogenes – một người ăn xin.
Diogenes là người ăn xin; ông ấy không có gì ngoài bình bát đi xin ăn. Một hôm Diogenes đi ra bờ sông cùng bình bát của mình. Và thế rồi trên đường, một con chó chạy qua ông, vừa chạy vừa thở hồng hộc, nhảy xuống nước tắm táp và uống nước thỏa thích. Ý tưởng này nảy sinh trong tâm trí Diogenes:
“Con chó này còn tự do hơn cả mình – nó không phải mang bình bát ăn xin. Và nếu nó có thể xoay xở được, sao mình không thể xoay xở mà không có bình bát chứ? Đây là tài sản duy nhất của mình, hàng ngày mình cứ phải để mắt tới nó chỉ lo bị đánh cắp. Ngay cả trong đêm một hay hai lần mình thức giấc để xem nó còn bên mình không”.
Alexander đã thú nhận với Diogenes: “Nếu như Thượng đế cho ta sinh ra một lần nữa, ta sẽ yêu cầu Ngài xin đừng cho tôi thành Alexander – hãy cho tôi thành Diogenes”.
Hạnh phúc không liên quan gì tới thành công cả. Hạnh phúc cũng không liên quan gì tới tham vọng, quyền lực hay tiền bạc. Hạnh phúc là người không có lòng tham, sống đức hạnh, tâm thái bình lặng trong mọi hoàn cảnh, đó cũng là đạt được cái Nhẫn trong cuộc đời.
4. Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao.
Truyện cổ Phật gia có một đoạn đối đáp thế này: “Trong thế gian có người phỉ báng ta, nhục mạ ta, chê cười ta, coi thường ta, chà đạp ta, vậy thì ta phải đối xử thế nào?” “Ta chỉ cần nhẫn hắn, nhịn hắn, nhường hắn, tránh hắn, chịu đựng hắn, đừng để ý đến hắn, chờ mấy năm sau hãy gặp lại hắn”.
Trong quan hệ giữa người với người, khi có mâu thuẫn xảy ra, nếu có thể dùng tâm thái nhẫn nhịn để đối đãi với người khác thì sẽ có thể có được niềm vui biến chiến tranh thành hòa bình, biến vũ khí thành tơ lụa. Đối với lỗi lầm của người khác, tuy cần thiết phải uốn nắn, nhưng có thể nhẫn nhịn độ lượng với người khác từ đáy lòng, thì sẽ khiến cho thế giới tâm hồn của chính mình trở nên phong phú và tươi đẹp hơn.
5. Nhẫn chính là khoan dung
Khoan dung không có nghĩa là bản thân yếu đuối, mà là sự độ lượng cần có trong cuộc sống.
Khi 12 tuổi, Thomas Edison bắt đầu mất khả năng thính giác. Chuyện kể rằng, ông đã bị một nhân viên phục vụ tàu bạt tai vì ông làm cháy một toa tàu trong khi thực hiện thí nghiệm.
Khi có người hỏi ông rằng, ông có căm hận vị nhân viên phục vụ tàu đã làm ông bị điếc tai. Câu trả lời của ông khiến mọi người ngạc nhiên. Ông trả lời phóng viên với giọng hài hước: “Tôi phải cảm ơn anh ta vì đã cho tôi một môi trường sống không có tiếng ồn, không có thị phi để tôi được tập trung hoàn toàn vào việc thí nghiệm và phát minh!”.
Edison không chỉ đối xử khoan dung với nhân viên phục vụ tàu, mà còn tìm ra động lực để sáng tạo và phát minh ra những công trình có ích cho con người trong hoàn cảnh bất lợi của mình.
Có thể thấy, khoan dung với người khác đồng nghĩa với việc đối xử tốt với bản thân, để bản thân không khổ sở với việc oán hận người khác. Khi chúng ta sống khoan dung, không báo thù, so đo tính toán với mọi người, chúng ta cũng sẽ được người khác trân trọng và yêu mến, bản thân lại càng có nhiều bạn và những mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Người có đức tính khoan dung có thể dễ dàng hóa giải mâu thuẫn, sống hòa thuận với mọi người. Khoan dung cũng thể hiện sự tu dưỡng đạo đức và lối sống đẹp của con người, cho thấy suy nghĩ sâu sắc. Nhìn nhược điểm của người khác bằng thái độ khoan dung sẽ khiến chúng ta có mối quan hệ hài hòa. Khoan dung với sở trường của người khác, khiến chúng ta không ngừng học tập, không ngừng tiến bộ.
Biên tập: Đăng Dũng
Nguồn: ntdtv