Điềm tĩnh khoan dung với người khác là một loại đạo đức cao thượng
Mỗi người có một trình độ đức hạnh riêng, nhưng trong cuộc sống ai cũng khó lòng tránh khỏi đôi lúc bị làm nhục một cách thậm tệ, đe dọa, phỉ báng, chỉ trích hay bị người khác không hài lòng với mình. Tuy nhiên mỗi cá nhân có cách đối xử với sự coi thường của người khác tùy theo trình độ đức hạnh của họ.
Là một vị quan nổi tiếng trong triều đại nhà Tống, Phu Bi đã có một mức nhẩn hết sức cao ngay cả khi ông ấy còn trẻ. Khi bị người khác mắng nhiếc, ông coi như mình không nghe thấy và dành hết sự chú ý vào công việc. Ông đối đãi với mọi thứ như mình chưa từng nghe thấy gì.
Có lần một người ác tâm nguyền rủa ông, dù rằng ông không đáng bị như vậy. Người bên cạnh ông nói với ông “ông ta đang nói không hay về ông kìa!” Phu Bi cười với họ và nói “Tôi nghĩ là là ông ta đang nói một người khác. ”Người bên cạnh nói lại với ông “Ông ấy đang gọi tên ông.” Phu Bi nói “Có nhiều người cùng tên trong thế giới này. Nó không chắc phải là tôi. ”Khi người đó nghe câu trả lời, họ cảm thấy thẹn và không nguyền rủa nữa.
Nếu Phu Bi phản ứng với sự nguyền rủa và trả đũa với người ta từng câu, thì tình thế sẽ trở thành trầm trọng và có thể sẽ dẫn đến những chuyện không hay khác. Phu Bi đã bình tĩnh đến mức khiến cho sự giận dữ của người đó tiêu tan và cư sử bằng sự nhân từ. Những ai có thể nhẫn nhục và khoan dung với người khác phải có một khả năng đạo đức cao. Nếu một người không thể nhịn nhục người khác, người đó thiếu lòng kiên nhẫn. Điều khó nhất trong thế giới nhân loại này là chịu nhục mà không cần phải thanh minh.
Có một câu truyện về Đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã chạm tráng với sự đố kỵ và nguyền rủa của một người nào đó trong thời gian lâu. Nhưng Đức Thích Ca Mâu Ni đã rất là điềm tĩnh và im lặng và dành hết thời gian của mình để cứu chúng sinh. Khi cuối cùng người đó nguyền rủa xong, Thích Ca Mâu Ni cười và hỏi ông “Ông bạn, khi một người cho cái gì cho người khác và nếu người ta không nhận nó, vậy thì ai sẽ là chủ nó?”
Người đó trả lời lập tức. “Dĩ nhiên nó là của người cho. ”Đức Thích Ca Mâu Ni nói “Đúng vậy. Ông đã nguyền rủa tôi đến bây giờ. Nếu tôi không chấp nhận lời nguyền rủa của ông, vậy ai sẽ nhận những lời nguyền rủa đó?Khi nghe những câu hỏi khôn ngoan và từ bi của Đức Thích Ca Mâu Ni, người đó lặng thinh và không còn dám nguyền rủa Thích Ca Mâu Ni nữa.
Thế giới này rộng lớn đến vậy, người hơi giống nhau thì rất nhiều, nhưng lại không có người giống nhau hoàn toàn. Mỗi người bởi có sự khác nhau về gia đình, giai tầng, tính cách, hoàn cảnh sống cũng như những trải nghiệm, mục tiêu theo đuổi của cuộc đời, nên lý giải với hai từ “tôn trọng” người khác cũng khác nhau.
Rất nhiều lúc, trong cuộc sống, ở trong môi trường học tập hay công tác, chúng ta có xu hướng tôn trọng những người có thân phận địa vị cao hơn mình, trong khi hờ hững xem nhẹ những người kém cỏi hơn mình. Nhiều khi chúng ta đã quên mất rằng, vạn vật nơi thế gian đều chuyển động luân phiên, đều sẽ không cố định bất biến…
Khổng Tử từng nói: “Trong ba người đồng hành, ắt có một người đáng làm thầy của ta”. Người mà thật sự biết tôn trọng người khác trong tâm sẽ không chỉ biết tôn trọng những người có thân phận địa vị cao hơn mình, mà cũng sẽ biết tôn trọng người có địa vị thấp hơn mình. Bởi mỗi người đều có ưu điểm của riêng mình, biết tiếp thu tinh hoa từ trong những ưu điểm của người khác, từ trong khuyết điểm của người khác mà tìm ra chỗ thiếu sót của bản thân, đó không phải là một quá trình lĩnh ngộ và đề cao hay sao?
Tôn trọng người khác không chỉ thể hiện ở lời nói, mà nó càng được thể hiện ra ở hành động thực tế. Tôn trọng người khác cần phải chân tâm thật ý, tuyệt không thể có chút hư tình giả ý được. Tôn trọng người khác cần dùng một trái tim chân thành để cảm động và mang lại niềm vui cho đối phương. Như vậy người có được niềm vui từ trong đó lại không phải chính bản thân mình sao?
Hãy đối đãi với mỗi một người bên cạnh bằng chính chân ngã thiện lương của mình, có vậy người khác cũng sẽ tôn trọng bạn hơn. Bởi tôn trọng người khác, kỳ thực đó cũng là tôn trọng bản thân mình!
Khi phải đối xử với sự xem thường, ít người có thể đối xử với nó với một tâm không xáo trộn như Phu Bi và Đức Thích Ca Mâu Ni. Nếu chúng ta bình tỉnh cân nhắc về điều này, chúng ta sẽ nhận thức rằng nó là điều không khôn ngoan khi đối xử với nó bằng quan điểm “ăn một trả một” và nguyền rủa lại.
Nếu một người đối mặt với sự xem thường bằng một nụ cười duyên dáng và trả lời chúng với một lời nói êm đềm, họ sẽ là người khôn ngoan. Khi qúy vị đáp lại điều đó với sự điềm tỉnh và vui vẻ, đó là sự thông thái của người tu dưỡng. Dĩ nhiên, một người bình thường không tu tập sẽ không bao giờ có sự thông thái của một đấng đại giác.
Nguồn Chanhkien
Gia An