10 mẹo đơn giản giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và sâu
Nếu bạn bị mất ngủ, việc bạn lật đi lật lại trên giường cũng không phải là cách. Dưới đây là một số cách sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
1. Căng cơ để ngủ nếu bạn thức dậy giữa đêm.
Bạn có thể nằm trên giường hàng giờ đồng hồ để cố gắng chìm vào giấc ngủ, nhưng không có gì hiệu quả vì toàn bộ cơ thể bạn đang căng cứng. Hãy thử thủ thuật này:
Duỗi ngón chân khi bạn nằm ngửa và dần dần thả lỏng tất cả các cơ.
Siết chặt từng nhóm cơ trong 5 giây. Sau đó, thư giãn.
2. Giữ phòng của bạn mát mẻ để tránh gặp ác mộng.
Nếu bạn thường xuyên để nhiệt độ phòng ngủ của bạn cao, đó là một thói quen không tốt. Các nhà nghiên cứu cho biết nhiệt độ phòng mát mẻ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bạn có một giấc ngủ ngon.
Nhiệt độ phòng tốt nhất là khoảng 18,3 ° C. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn nên giữ nhiệt độ từ 15,5 ° C đến 19,4 ° C, tùy theo nhiệt độ nào thoải mái hơn cho bạn. Điều này là do cơ thể được lập trình để giảm nhiệt độ vào ban đêm. Nếu bạn đặt bộ tản nhiệt của mình ở nhiệt độ thấp hơn, nó sẽ hoạt động như một tín hiệu cho cơ thể bạn rằng đã đến giờ đi ngủ.
3. Đặt một chân trên mặt đất nếu chóng mặt.
Đôi khi, chúng ta có thể cảm thấy chóng mặt khi cố gắng chìm vào giấc ngủ. Nhưng việc lăn lộn qua lại có thể khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó bạn chỉ cần đặt một chân trên mặt đất trong khi nằm ngửa. Điều này sẽ giúp não của bạn tính toán lại vị trí của bạn và cơn chóng mặt sẽ biến mất.
4. Không ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
Hầu hết mọi người không bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ ngắn và ngủ ngon vào ban đêm. Nhưng nếu bạn bị mất ngủ hoặc các chứng rối loạn giấc ngủ khác, một giấc ngủ ngắn có thể khiến những vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Hãy làm theo các bước dưới đây nếu bạn muốn nghỉ ngơi trong ngày.
Ngủ ngắn. Sẽ mất khoảng 10 đến 20 phút. Bạn càng ngủ nhiều, bạn càng có cảm giác tồi tệ sau khi thức dậy.
Đừng ngủ sau 3 giờ chiều.
Ngủ ở nơi yên tĩnh, mát mẻ và tối.
5. Thở từ bụng để đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Cảm giác lo lắng, căng thẳng khi cố gắng đi ngủ có thể làm bạn thở gấp và giảm khả năng ngủ ngon giấc.
Hãy thử kỹ thuật thở 4-7-8. Hít không khí bằng bụng thay vì ngực.
Cách thực hiện:
– Thở hết không khí trong phổi ra.
– Từ từ hít vào nhẹ nhàng từ mũi trong 4 giây. Bụng bạn sẽ từ từ phồng lên.
– Nín thở trong 7 giây.
– Thở ra bằng miệng trong 8 giây.
– Lặp lại chu kỳ tối đa 4 lần.
6. Tạo một độ chênh với gối của bạn nếu bạn gặp vấn đề với vai của mình.
Nếu mỏi vai hoặc đầu không được thoải mái bạn hãy thử mẹo sau. Bạn không cần phải mua bất kỳ thiết bị đặc biệt nào, chỉ cần mua những chiếc gối chất lượng cao hơn để tạo độ chệnh cho tay của bạn với gối làm sao giữ cho cột sống của bạn thẳng hàng.
7. Viết ra những mặt tích cực của bản thân trước khi bạn đi ngủ.
Nghe có vẻ lạ, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ghi lại những sự kiện tích cực trước khi đi ngủ sẽ làm giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng của giấc ngủ.
Hãy dành 15 phút mỗi tối để viết về một ngày của bạn.
8. Thử nói “không nghĩ” lặp đi lặp lại trong 10 giây.
Các chuyên gia cho rằng, thủ thuật này hoạt động giống như một câu thần chú. Phải mất 120 giây để hoàn thành phương pháp. Hãy nói đi nói lại với bản thân rằng “Đừng nghĩ”. 10 giây cuối cùng phải là thời điểm bạn bắt đầu ngủ.
9. Tự nhủ luôn tỉnh táo là một ý định ngược đời.
Có một phương pháp khác mà bạn có thể thử. Tự nhủ mình luôn tỉnh táo là một mẹo hoàn hảo để đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Những người thực hành nó ngủ nhanh hơn những người không thực hành và phương pháp này thậm chí có thể hiệu quả hơn so với các phương pháp thở truyền thống.
10. Ấn các điểm thư giãn ngay dưới lòng bàn tay của bạn.
Xác định vị trí vết lõm nhỏ ngay dưới lòng bàn tay của bạn ở bên trong. Đây là điểm đầu tiên. Điểm thứ hai là ba ngón tay dưới nếp gấp của cổ tay, ngay giữa các gân của bạn.
Nhấn nhẹ nhàng theo chuyển động tròn hoặc hướng lên trong 2 đến 3 phút.
Bạn sẽ cảm thấy cơ bắp của bạn được thư giãn. Lặp lại trên cổ tay còn lại.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn: visiontimes