Dạy con thông thái: 5 không trách, 6 không mắng
Trẻ con là những kẻ bắt chước bẩm sinh hành động giống như cha mẹ mình, khi dùng mọi nỗ lực để dạy chúng cách xử thế…Mỗi lời nói, hành động của cha mẹ đều được ghi nhận vào trí não của con cái và tác động rất lớn đến nhân cách sau này của trẻ.
Thời kỳ quan trọng nhất của cuộc đời không phải là ở tuổi học đại học, mà là thời kỳ đầu tiên, giai đoạn từ khi sinh ra cho tới khi sáu tuổi. Đừng ép trẻ học bằng sự bắt buộc hay hà khắc; mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí trẻ, để bạn có thể phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ.
Trẻ con hẳn sẽ có lúc làm sai, nhưng trách mắng trẻ cũng phải có nghệ thuật và phương pháp. Lời nói ra như xô nước hắt đi, người hắt có thể quên, nhưng đứa trẻ bị hắt chắc chắn sẽ nhớ đến lúc lớn lên. Vì vậy, khi con phạm lỗi, bố mẹ hãy nhớ ngay bộ quy tắc “5 không trách, 6 không mắng” để tránh làm tổn thương cho con:
5 không trách
Không trách con kém cỏi; Không trách con cái vì tai nạn chẳng may xảy ra; Không trách con cái làm chậm chạp; Không trách con cái bị ốm; Không trách con cái hỏi nhiều
6 không mắng
Không mắng trẻ trong bữa ăn; Không mắng trẻ vào ban đêm; Không mắng trẻ khi nó đã biết lỗi; Không mắng khi trẻ đang vui mừng; Không mắng trẻ khi nó đang gặp chuyện buồn; Không mắng trẻ nơi đông người
Một vài câu chuyện về nghệ thuật dạy con:
Bài học dạy con tính cẩn thẩn
“Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Con trai 5 tuổi. Chập tối dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi: “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Tôi có phần sửng sốt.
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về nhà, con trait hay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”. Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện một chút, xem thử con có thể vùi đầu được bao lâu”. Tôi nhìn đồng hồ. “Bắt đầu!”. Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời. Chỉ được 10 giây:
“Úi trời, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ làm khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”
“Được thôi, không đi thì không đi”.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
Bài học dạy con những gì nên làm và chưa nên làm
“Con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng?”
Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:
“Ba ơi, McDonald’s kìa!” (Thèm chảy cả nước miếng).
“Ừm, McDonald’s, muốn ăn không?”
“Muốn ăn!”
“Con trai, một người muốn ăn là ăn ngay gọi là “cẩu hùng” (gấu chó), thèm ăn mà có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.
Rồi nói tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”
“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng”.
“Tốt, vậy anh hùng khi muốn ăn McDonald’s sẽ thế nào?”
“Có thể không ăn!” (Rất kiên định).
“Quá xuất sắc! Anh hùng, về nhà thôi!”
Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà. Từ đó về sau, con trai đã học được những gì nên làm và những gì không nên làm, chống lại được cám dỗ.
Dạy con là một nghệ thuật tình thương đòi hỏi người làm cha làm mẹ phải có hiểu biết thực sư, phải đặt mình vào vị trí của con để chia sẻ, động viên đúng lúc, như vậy bạn đã cho con một niềm tin, một chỗ dựa vững chắc để con cảm thấy mình mạnh mẽ hơn.
Nguồn Câu chuyện mẹ dạy con
Nhung Nguyễn biên tập