Đừng lấy trẻ em làm trung tâm
Từ xưa trong Nho gia đã có quan điểm nhận thức, con người ngoài tính bản thiện ra còn có tính bản ác (Nhân chi sơ tính bản thiện, nhân chi sơ tính bản ác). Giáo dục trẻ em bước đầu chính là hoàn thiện nhân cách đạo đức đồng thời ước chế tính bản ác của mình để nó không vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trẻ em tầm nhìn hạn hẹp, tri thức nông cạn, sẽ không đủ năng lực phán đoán nội dung trọng yếu nào cần phải học. Vì vậy giáo viên nên nhận trách nhiệm dẫn dắt, định hướng học sinh, giúp trẻ em liên tục vượt qua tầm nhìn hạn hẹp và hứng khởi nông cạn của bản thân.
Nhiều nhà giáo dục theo chủ nghĩa tiến bộ tuyên bố rằng giáo dục cần lấy trẻ em làm trung tâm, cho phép trẻ em tự tìm tòi để tìm ra đáp án. “Lấy trẻ em làm trung tâm” là trẻ em có thể lựa chọn học môn gì và không học môn gì tùy theo hứng thú của mình, giáo viên cũng cần phải biết những môn nào trẻ em quan tâm, hứng thú.
Quan điểm này thoạt nghe tưởng là đúng nhưng nó có sai lầm nghiêm trọng. Trẻ em tri thức nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, vậy giáo viên còn hùa theo hứng khởi nông cạn của trẻ em sẽ chỉ khiến cho trẻ em mãi không trưởng thành được, những giáo viên như vậy là đang lừa gạt phụ huynh học sinh, thực ra cũng là vô trách nhiệm đối với xã hội.
Những tri thức trong sách giáo khoa truyền thống được tích lũy từ nền văn minh hàng nghìn năm của nhân loại, trong khi trẻ em còn ít tuổi, tri thức còn hạn hẹp làm sao trong thời gian ngắn có thể tìm ra đáp án? Có thể tự mình tìm tòi? Có thể tự mình quyết định muốn học gì thì học.
Cách dạy “lấy trẻ em làm trung tâm” thực ra làm cho trẻ em không lĩnh hội được tinh hoa tri thức đã được đúc kết từ hàng ngàn năm của nhân loại. Làm giảm vai trò của người giáo viên trong quá trình giáo dục, ngăn trở người lớn truyền thừa lại những giá trị văn minh.
Hội nghiên cứu xã hội đã điều tra ở các quốc gia trên thế giới cho thấy hiện nay xuất hiện xu hướng người trưởng thành bị ấu trĩ. Những cá nhân ngoài 30 tuổi mà vẫn chưa trưởng thành, ở Việt Nam tình huống này cũng càng ngày càng phổ biến. Có rất nhiều trường hợp về tình huống này.
Có cậu con trai 30 tuổi đã lấy vợ và có con, nhưng việc chăm vợ và nuôi con thì đẩy cho mẹ, còn mình thì tự làm theo ý thích của bản thân, hết tiền lại xin mẹ. Cô con gái cũng hơn 30 tuổi đã lấy chồng và có con vài tuổi rồi nhưng không hề biết chăm con và trợ giúp chồng, mọi việc hằng ngày để mẹ nấu và chăm con giúp, còn bản thân mình ngoài giờ làm ra thì đi chơi uống nước với bạn.
Những đứa trẻ luôn lấy mình làm trung tâm khi lớn lên chúng sẽ không biết nghĩ cho cha mẹ, chúng chỉ quan tâm bản thân chúng, càng không bao giờ biết nghĩ cho người khác. Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm chính là làm cho chúng dốt đi và tăng thêm tính tự tư ích kỷ trong chúng.
Tất nhiên giáo viên nào cũng muốn có một môi trường dạy học vui vẻ, và lấy trẻ em làm trung tâm cũng không phải hoàn toàn không có tác dụng, nhưng để có thể có hiệu quả thì phải ở một hoàn cảnh đặc thù. Chẳng hạn như lớp đó là tập hợp những trẻ em thiên tài, lớp học của những thần đồng, v.v… còn nếu áp dụng trên diện rộng thì chính là phản tác dụng.
Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm có thể có tác dụng chút ít về tư duy độc lập nhưng lại làm cho chúng phát triển tính bản ác trong bản thân, như vậy cái được chẳng bù cho cái mất.
Thông Lộ