Thay vì phàn nàn về người khác, chúng ta trước tiên nên thay đổi chính mình
Cách sống thông minh nhất của đời người, chính là thay đổi những thứ có thể thay đổi và chấp nhận những thứ không thế thay đổi
Một vị học giả người Anh đã từng chia sẻ rằng: Hồi còn trẻ tôi khí thế hừng hực, lòng đầy kiêu hãnh và tự tin, tôi có một khát khao mãnh liệt đó chính là muốn thay đổi thế giới. Nhưng khi trưởng thành và có nhiều trải nghiệm hơn, tôi nhận ra rằng bản thân thực sự không có đủ năng lực đó, vì vậy, tôi quyết định thu hẹp phạm vi của mình, quyết định trước tiên sẽ thay đổi đất nước. Nhưng mục tiêu này vẫn còn quá lớn, tôi nhận thấy bản thân vẫn chưa đủ khả năng này.
Bước sang tuổi trung niên, tôi hạn chế đối tượng mà tôi muốn thay đổi, đó chính là thay đổi những người thân trong gia đình. Nhưng không phải chuyện gì cũng xảy ra theo ý muốn của bản thân, người nhà của tôi vẫn không hề thay đổi theo những gì tôi mong muốn.
Mãi đến tuổi xế chiều, tôi mới nhận ra một điều: Tôi nên thay đổi bản thân mình trước tiên, lấy bản thân làm gương để ảnh hưởng đến mọi người trong nhà. Nếu tôi trở thành một hình mẫu cho gia đình tôi, có lẽ bước tiếp theo tôi có thể thay đổi đất nước của mình, và trong tương lai, thậm chí cũng có thể thay đổi thế giới, biết đâu được điều đó có thể sẽ xảy ra?
Tôi hoàn toàn tán thành với quan điểm: “Trên thế giới này người dễ nghe theo lời của bạn nhất, người dễ làm theo sự chỉ huy của bạn nhất, không phải ai khác, chính là bản thân chúng ta. Thành công nhất định có phương pháp, nhưng về cơ bản mà xét, bí quyết của thành công chính là thay đổi bản thân mình.”
Qủa thực đúng là như vậy, “cái tôi” chính là căn nguyên của mọi sự ích kỷ, nếu muốn thay đổi mọi thứ, thì đầu tiên cần phải thay đổi chính mình, đạt được cảnh giới “vô tư, vô ngã”. Do đó, đứng tại góc độ này mà xét, thay đổi bản thân chính là cách tốt nhất để thay đổi người khác.
Thay vì tức giận, tốt hơn hết là bạn nên cố gắng kiềm chế nó, thay vì oán trách người khác, tốt hơn hết là bạn nên tự thay đổi bản thân. Điều tốt đẹp nhất của đời người, chính là giữ được thái độ bình hòa với tất cả mọi người và hài lòng với hết thảy những gì mà bản thân đang có.
Biết thay đổi bản thân là một người có trí huệ, muốn thay đổi người khác là một kẻ ngu ngốc, và hạnh phúc bắt nguồn từ việc thay đổi chính mình. Mong muốn cố gắng thay đổi người khác rốt cuộc cũng vô ích.
Heligner- Một nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng người Đức đã từng nói: “Một gia đình hạnh phúc đều có một điểm chung: Mọi người trong gia đình không ai có ham muốn kiểm soát mạnh mẽ”
Cố gắng kiểm soát và cải biến đối phương, hy vọng đối phương hành động theo tiêu chuẩn và yêu cầu của bản thân không những khó đạt được sự hòa hợp, mà trái lại, còn phá hoại hạnh phúc hôn nhân.
Kì thực, từ trước đến nay không có hai người hoàn toàn hòa hợp về mọi phương diện, dù là vợ chồng, con cái hay bạn bè, khi chúng ta cố gắng thay đổi họ bằng nhiều cách khác nhau, mong muốn họ trở thành mẫu hình mà bản thân mình mong muốn, cuối cùng chúng ta lại phát hiện ra rằng, kết quả mang lại hoàn toàn không như mong muốn.
Tôi đã từng đọc qua một câu chuyện như thế này.
Một nhạc sỹ nổi tiếng tên Beethoven có một thói quen khi sáng tác nhạc, đó là trước tiên phải đưa lời bài hát cho anh ấy, sau khi anh ấy hiểu được ý nghĩa của ca từ rồi mới có thể sáng tác ra giai điệu bài hát. Có một lần, anh ta nhận lời mời viết nhạc cùng với một nhà thơ nổi tiếng Schiller.
Anh ấy hỏi Schiller về lời bài hát, Schiller nói: “Anh không cho tôi nghe giai điệu bài hát, tôi làm sao có thể viết lời được? Sáng tác lời bài hát cần phải có cảm hứng, thói quen của tôi là nghe giai điệu trước tiên rồi mới có thể viết ra lời”
Beetheoven buộc Schiller phải đưa lời trước, Schiller gắng gượng vài ngày nhưng không thể viết nổi ra một chữ nào cả, cuối cùng anh ta trở về nước. Beetheoven phàn nàn với người bạn thân: “Sáng tác nhạc cần nhiều cảm hứng hơn, tôi phải làm sao bây giờ?”
Người bạn thân đó nói: “Muốn Schiller thay đổi thói quen, xem ra là điều không thể. Chẳng phải anh cũng biết viết lời sao? Trước tiên cần phải viết lời, sau đó mới phổ nhạc, như vậy tác phẩm không phải sẽ được hoàn thành sao?”
Beetheoven bất ngờ hiểu ra, tự tay viết lời, và rất nhanh sau đó đã có thể dựa vào ý nghĩa của ngôn từ và sáng tác ra giai điệu bài hát. Beethoven sau đó đã gửi giai điệu cho Schiller, và Schiller đã viết ra lời trong một thời gian ngắn. Và tác phẩm đó chính là “Ode To Joy”, bài hát nổi tiếng chúng ta nghe thời bấy giờ.
Câu chuyện này khiến tôi nghĩ đến lời mà nhà tâm lý học Jung đã nói với học trò của mình trước khi qua đời: “Làm một người thầy, ngay cả niệm đầu muốn thay đối người khác cũng không được có, cần phải học cách giống như Mặt trời, tỏa ra ánh sáng và năng lượng, phản ứng của mỗi người khi tiếp nhận ánh sáng là khác nhau, có người sẽ thấy chói mắt, có người cảm thấy ấm áp, có người thậm chí sẽ tránh ánh sáng mặt trời.”
Trước khi một hạt giống nảy mầm, nó sẽ không có dấu hiệu đặc biệt rõ ràng, đó là vì nó chưa đến đúng thời điểm đó. Hãy luôn luôn tin tưởng rằng mỗi người đều là vị cứu tinh của chính bản thân mình.
Đúng vậy, trên đời có rất nhiều chuyện không thể gượng ép, thay vì cố gắng nổ lực để thay đổi người khác, tốt hơn hết chúng ta nên điều chỉnh tốt tâm thái của chính mình, dành thời gian và tinh lực cho bản thân, sống thật tốt, khiến bản thân trở nên xuất xắc hơn, đó mới chính là con đường đúng đắn.
Khi bạn học cách buông bỏ những lời oán trách và phàn nàn, gạt cơn giận sang một bên và trước tiên thay đổi chính bản thân mình, bạn sẽ thường thấy rằng đối phương cũng sẽ thay đổi và mọi người sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Nguồn Secretchina
Chân Nhiên biên dịch