Một gia đình bốn người bị ung thư! 4 thói quen nấu ăn dễ gây ung thư, nhiều gia đình có
Đối với nhiều người, sau một ngày bận rộn trở về nhà, ăn một bữa cùng gia đình, nhiều cay đắng cũng có thể biến thành mật ngọt. Tuy nhiên, điều bất ngờ là bữa ăn do chính tay mình hoặc người thân nấu đã vô tình trở thành “chất độc” gây bệnh.
Đài truyền hình Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đưa tin: Một phụ nữ họ Trương ở Bắc Kinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 2013. Điều gây sốc là cả 4 thành viên trong gia đình cô gồm bố và các anh trai đều qua đời vì bệnh ung thư.
Đâu là nguyên nhân chính xác khiến mọi người trong gia đình đều bị ung thư? Các bác sĩ đã tiến hành một lượng lớn các nghiên cứu phân tích và phát hiện ra rằng: thớt và đũa mà bà Trương sử dụng hàng ngày đã có sự hiện diện của loại nấm Aspergillus flavus, một loại nấm sản sinh aflatoxin!
Hóa ra, cô Trương không có thói quen phơi nắng, rửa thớt, thậm chí thực phẩm sống và nấu chín sử dụng cùng một thớt, điều này cũng cho phép Aspergillus flavus có “cơ hội” để lây nhiễm.
Trên thực tế, có rất nhiều nguy cơ gây ung thư và chết người tiềm ẩn trong nhà bếp, có lẽ mỗi khi nấu nướng, thực phẩm bạn ăn không được sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh như bạn tưởng tượng.
Bạn biết gì về aflatoxin?
Độc tố aflatoxin độc hại như thế nào? có lẽ nhiều người không biết. Aflatoxin có độc tính gấp 10 lần kali xyanua và 68 lần asen. Ngay từ năm 1993, nó đã được định nghĩa là chất gây ung thư loại 1 và là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất được biết đến hiện nay.
Phần lớn Aspergillus flavus ký sinh trong đất nhưng bào tử của khuẩn lạc có thể phát tán vào không khí, khi những bào tử này rơi trên bề mặt thực phẩm, nấm sẽ sinh sôi nảy nở trên đó và tạo ra độc tố aflatoxin. Một số người có thể thắc mắc tại sao những chiếc đũa, chiếc thớt này không phải là cây nông nghiệp, vậy làm sao chúng có thể bị dính chất gây ung thư như vậy.
Thật ra, các mặt hàng như đũa, thớt không phát triển nấm tạo aflatoxin, nhưng chúng ta lại sử dụng chúng để gắp các loại thực phẩm dễ bị nhiễm aflatoxin như ngô và lạc,… Nếu môi trường nhà bếp ẩm ướt, đũa, thớt và các vật dụng nhà bếp khác không được làm sạch, được để trong môi trường tối, sẽ tạo điều kiện cho độc tố aflatoxin sinh sôi.
Mặc dù nấm Aspergillus flavus có khả năng gây ung thư mạnh, nhưng có thể tiêu diệt nó bằng cách khử trùng ở nhiệt độ cao. Khi thớt không sử dụng thì nên rửa sạch và đặt dưới ánh mặt trời mạnh, tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có tác dụng khử trùng, có thể đạt được mục đích tiêu diệt nấm. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng cho phép thớt luôn khô ráo và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Những thói quen xấu khi nấu ăn nhiều người mắc phải
Ngoài một số đồ dùng nhà bếp hoặc thực phẩm chứa chất gây ung thư, một số thói quen sai lầm thông thường của nấu ăn, cũng có thể vô tình rơi vào cái bẫy “gây ung thư”.
1, Nồi bốc khói mới cho thức ăn vào
“Đừng nóng vội, trước tiên chờ dầu nóng rồi mới cho đồ ăn vào!”
Thế hệ cũ thường nhấn mạnh rằng chờ cho đến khi dầu bốc khói mới cho rau củ, thức ăn vào. Trên thực tế, phương pháp này không áp dụng cho dầu ăn đã chế biến và chiết xuất nhiều lần như hiện nay.
Thế hệ cũ sử dụng dầu ép theo phương pháp truyền thống, không trải qua nhiều lớp chế biến, điểm bốc khói (nhiệt độ mà dầu bắt đầu bốc khói) thấp, cần làm nóng chảo để đạt được nhiệt độ dầu. Nhưng bây giờ điểm bốc khói của dầu ăn tương đối cao, khi bắt đầu bốc khói thì nhiệt độ dầu đã rất cao. Nhiệt độ dầu quá cao có thể tạo ra một số chất gây ung thư và dễ dàng dẫn đến mất chất dinh dưỡng của chính thực phẩm.
2, Xào nấu không bật máy hút khói
Xào trên lửa lớn, thực phẩm Trung Quốc chú ý đến “đủ hương vị”. món ăn xào rất thơm, nhưng đồng thời cũng tạo ra một lượng lớn khói dầu. khói dầu trong nhà bếp có chứa các chất gây khó chịu và gây hại không kém khói thuốc lá, thường xuyên hít phải những khói này, có thể gây hại cho hệ hô hấp và làn da, đồng thời gây buồn nôn, chóng mặt và các cảm giác khó chịu khác. Đây cũng là lý do tại sao nhiều phụ nữ sau khi nấu xong bữa ăn cảm thấy không có sự thèm ăn.
Ngoài ra, các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng phát hiện ra rằng, thời gian đun nấu càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi càng cao.
3, Nhiệt độ không được kiểm soát tốt, không cọ nồi
Dầu xào càng nóng, màu sắc của thực phẩm càng đậm, có thể tạo ra một lượng lớn chất độc hại và gây ung thư, chẳng hạn như acrylamide (chất gây ung thư loại 2). Một khi nhiệt độ không kiểm soát được tốt, thức ăn dễ bị cháy, hoặc không cọ rửa nồi sau khi nấu, cặn thức ăn bám vào bề mặt nồi đen kịt. Nếu nồi chảo không được cọ rửa, khi đun nóng lại cũng sẽ tạo ra các chất độc hại.
4, Sử dụng dầu lại nhiều lần
Nếu bạn làm các món ăn cần dùng nhiều dầu, chẳng hạn như thịt chiên, cá chua ngọt, sườn gà rán, v.v., để không lãng phí, một số người sẽ giữ lại dầu thừa để xào các món ăn tiếp theo.
Trong thực tế, một khi dầu được làm nóng, nó tạo ra một lượng lớn các sản phẩm oxy hóa chất béo độc hại. Khi tiếp tục sử dụng loại dầu này để nấu ăn ở nhiệt độ cao, lượng chất gây ung thư tăng mạnh, chẳng hạn như benzodiazepine (chất gây ung thư loại 1).
Làm tốt 3 điều này để giảm nguy cơ ung thư trong nhà bếp
Thói quen nấu nướng trong nhà bếp liên quan đến sức khỏe của cả gia đình, vì vậy điều quan trọng là phải vệ sinh nhà bếp sạch sẽ. Tiểu Cửu chia sẻ cho mọi người 3 chiêu có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh ung thư, mau lấy ra quyển sổ nhỏ ghi lại:
1, Khử trùng giẻ lau bếp thường xuyên
Bạn có biết giẻ dùng để lau bàn ăn bẩn như thế nào không?
Theo điều tra sức khỏe hộ gia đình, giẻ càng được sử dụng lâu, càng có nhiều vi khuẩn. Một miếng giẻ hoàn toàn mới, nếu không được làm sạch đúng cách, sau một tuần sử dụng, vi khuẩn còn sót lại có thể lên đến 2,2 tỷ. Bạn cho rằng bàn ăn rất sạch sẽ, thực tế rất có thể không khác gì ngồi xổm bên cạnh nhà vệ sinh mà ăn cơm.
Ngoài ra, giẻ nhà bếp phải được tách riêng với giẻ lau nhà, mỗi lần sử dụng phải được rửa sạch và phơi nắng, có thể được khử trùng bằng lò vi sóng trong 1 phút, hoặc ngâm trong 30 phút với chất khử trùng.
2, Đồ dùng nhà bếp thường xuyên được thay đổi
Bộ đồ ăn nhà bếp cũng có hạn sử dụng, chẳng hạn như men màu của đồ sứ có chứa chì, khi xuất hiện vết nứt, dễ dàng tràn ra khỏi vết nứt, gây ô nhiễm thực phẩm; đũa tre, đũa gỗ mỗi 3-6 tháng phải được thay thế, sử dụng quá lâu, kẽ hở bên trong sinh ra vi khuẩn, có thể gây ra bệnh đường tiêu hóa; ngoài ra, nếu lớp mạ của sản phẩm kim loại bị hư hỏng, dễ dàng giải phóng chất kim loại, cũng phải thay thế.
3, Kỹ năng làm sạch nguyên liệu nấu ăn
Việc làm sạch các nguyên liệu cũng cần lưu ý, không chú ý đến dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm dễ gây ngộ độc mãn tính. Những điều sau đây cần lưu ý khi làm sạch nguyên liệu:
Rau lá, bầu bí chủ yếu là dư lượng thuốc trừ sâu hòa tan trong nước, nên được rửa sạch bằng nước chảy, sau đó ngâm với nước muối nhạt;
Rau nhiều khe rãnh, có thể được rửa sạch bằng bàn chải đánh răng trước;
Thịt đỏ cần phải được ngâm trong nước khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại;
Nội tạng động vật có thể được chà xát nhiều lần bằng muối tinh hoặc giấm gạo, sau đó rửa sạch bằng nước;
Hải sản có thể được cho vào thau nước lạnh, đổ một ít giấm và hạt tiêu, chà xát nhiều lần để giảm mùi tanh.
Trên đây là những chi tiết nhỏ của gian bếp gia đình, chỉ cần bạn chú ý một chút là có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, vừa thưởng thức bữa cơm nhà đầm ấm vừa có thể yên tâm ăn uống.
Thảo Nguyên biên dịch
Nguồn: Aboluawang