Sự nhường nhịn của những tán lá
“Sự nhường nhịn của những tán lá’’ là xu hướng của cây để tránh sự cạnh tranh giữa các cây liền kề bằng cách duy trì một khoảng không gian giữa các nhánh cây. Hiện tượng phổ biến nhất trong số các cây cùng loài, nhưng cũng xảy ra giữa các cây thuộc các loài khác nhau.
Khi quan sát từ dưới lên trên, chúng ta thấy các tán cây tạo thành một bức tranh khảm lá và cành với những khoảng trống khác biệt giữa mỗi vòm lá. Đặc biệt tại những cánh rừng nhiệt đới, nơi các tán cây có xu hướng phẳng hơn tán cây ôn đới, chúng ta có thể thấy sự tách biệt giữa các cây liền kề rất rõ ràng, luôn có một khoảng trống đáng kể giữa chúng.
Hiện tượng này được phát hiện chính thức lần đầu tiên vào những năm 1920 và là điều mà chúng ta có thể chưa bao giờ nhận thấy trước đây. Thuật ngữ “Sự nhường nhịn của những tán lá” lần đầu tiên được đặt ra vào những năm 1950 bởi nhà thực vật học Maxwell R. Jacobs.
Các nhà khoa học đã đưa ra một số lý do để giải thích cho hiện tượng này, bao gồm các lĩnh vực:
Sự quang hợp – Nhiều người tin rằng chính quá trình quang hợp gây ra hiện tượng này. Khi một phần tán cây bị bóng mát của một cây bên cạnh che mất, cây bị che đó sẽ ngừng phát triển ở khu vực đó hoặc về hướng đó, do đó tạo ra một khoảng trống. Cả hai cây bên cạnh nhau đều có tư duy tương tự như thế.
Allelopathy – Đây là giả thuyết cho rằng các cây lân cận thực sự “nói chuyện” với nhau bằng các hợp chất hóa học. Nếu đúng, mỗi cây “nói” với những cây khác rằng nó ở đó, khiến chúng ngừng phát triển theo hướng cụ thể đó.
Giống như với bất cứ điều gì trong thế giới tự nhiên, nó hoàn toàn có khả năng là sự kết hợp của tất cả các giả thuyết này. Sự nhường nhịn của những tán lá chỉ đơn giản là kết quả của sự che chở, nhường nhịn lẫn nhau dựa trên các phản ứng quang hợp ánh sáng, như nhường nhịn nguồn dinh dưỡng của tự nhiên cho cây bên cạnh.
Nhường nhịn khả năng quang hợp cho cây bên cạnh
Đây là một chức năng tinh tế của cây để phát hiện và đánh giá ánh sáng. Là những sinh vật không có khả năng đi lại, không thể tự đi tìm kiếm nguồn dinh dưỡng cho bản thân, vì vậy cây xanh đã được ban cho khả năng rất hiệu quả trong việc tận dụng tối đa ánh sáng để quang hợp. Điều này đặc biệt quan trọng trong các khu rừng ẩm nhiệt đới, nơi các yếu tố môi trường khác, như nước, có vẻ không bị thiếu.
Các phản ứng ánh sáng của cây không phải do sự khác biệt trong quang hợp. Cây cối, giống như tất cả các loài thực vật, đã phát triển một hệ thống cực kỳ tinh vi để đo ánh sáng và cho biết thời gian thông qua việc chuyển đổi phytochrome (protein nhạy sáng) giữa hai trạng thái khác nhau. Trong trường hợp xảy ra sự nhường nhịn của những tán lá, phytochrome được sử dụng để đo tỷ lệ ánh sáng đỏ so với ánh sáng đỏ xa (R/FR). Ánh sáng mặt trời rất giàu R và FR, nhưng một khi ánh sáng đã đi qua tán lá hoặc phản xạ ra khỏi lá, có tỷ lệ R/FR thấp: ánh sáng đỏ được lá cây hấp thụ, nhưng FR ít được hấp thụ hơn. Phytochrome liên tục theo dõi tỷ lệ R/FR. Trong trường hợp xảy ra sự nhường nhịn của những tán lá, phản ứng phytochrome đóng vai trò như một tín hiệu: “Này, có một cây khác ở bên cạnh đấy, hãy dừng sự phát triển tán lá về hướng đó để nhường ánh sáng cho cây đó’’.
Kết quả là những gì mà chúng ta nhìn thấy ở đây là sự nhạy cảm tinh tế của lá cây để cây bên cạnh có chất lượng ánh sáng tốt hơn, nên đã tạo ra những khoảng trống giữa các nhánh cây như vậy.
Đặc tính của những hành vi này có thể cho thấy rằng sự nhường nhịn của những tán lá chỉ đơn giản là kết quả của sự che chở, nhường nhịn lẫn nhau dựa trên các phản ứng quang hợp ánh sáng, như nhường nhịn nguồn dinh dưỡng của tự nhiên cho cây bên cạnh.
Allelopathy: Các loài cây có sự giao tiếp với nhau
Suzanne Simard là giáo sư về sinh thái rừng tại Đại học British Columbia. Cô đã thử nghiệm các lý thuyết về cách các loài cây giao tiếp với nhau. Cô sử dụng carbon phóng xạ để kiểm nghiệm sự giao tiếp giữa cây các loài cây khi chúng trao đổi chất carbon cho nhau. Và cô đã phát hiện rằng cây Bạch Dương và cây Linh Sam đã có những “phi vụ” trao đổi đôi bên cùng có lợi, trong khi cây Tuyết Tùng lại có một thế giới riêng khác của nó.
Peter Wohlleben được đặt biệt danh là “người hiểu ngôn ngữ của cây cối”. Ông là chuyên gia lâm nghiệp người Đức, tác giả của cuốn sách thuộc loại best-seller – bán chạy nhất “The Hidden Life of Trees” (Cuộc sống bí ẩn của cây cối). Ông mô tả rằng cây cối trong rừng cũng có những mối quan hệ xã hội và chúng biết cách sống cộng sinh với nhau, nhường nhịn, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau:
“Cây có cảm xúc. Chúng có thể cảm nhận sự đau đớn, và cả những cảm xúc, như sợ hãi…. Cây thích đứng gần nhau và âu yếm…. Có tồn tại tình bạn giữa cây cối’…’.
“Cây cối thường làm bạn với nhau. Ta thấy các tán cây thường không che lên các tán cây khác vì chúng không muốn chặn ánh sáng của bạn bè”, ông nói.
Ông đã có thí nghiệm chứng minh rằng nhờ được đối xử như con người mà sức khỏe và sức chịu đựng của cây cối trong khu rừng được tăng lên. Nhiều nước trên thế giới cũng đang nghiên cứu theo phương diện này, loại máy siêu cảm ứng có thể ghi nhận được những rung động của cây cối và mô tả cảm xúc của cây bằng những biểu đồ như nhịp tim trên máy tính.
Phải chăng cây cối cũng có đời sống riêng của chúng? Và thay vì cạnh tranh khốc liệt như các dây leo ăn bám vào thân cây lớn, thì ở đây các cây gỗ nhường nhịn nhau chia sẻ ánh mặt trời để cùng nhau quang hợp.
Biên tập Thông Lộ
Theo nguồn Ntdvn.com