Tại sao trẻ nhỏ lười biếng?
Người xưa có câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, vậy việc một đứa trẻ lười biếng là do chúng sinh ra đã vậy. Hay sự lười biếng ấy là do chúng học được trong quá trình lớn lên?
Có bố mẹ nào không khó chịu khi nhìn thấy con nằm dài trên ghế chơi điện tử. Nhưng cha mẹ đã đặt mình vào trẻ để hiểu cảm giác khi lười biếng của chúng? Là người lớn, chúng ta lười biếng khi nào, có phải là khi ta không tìm được động lực để hoàn thành một công việc. Cũng là lúc chúng ta không tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong công việc đó.
Trên cơ sở này, hãy cùng xem, những đứa trẻ tiếp thu được điều gì về “lao động” trong cuộc sống, thông qua cách ứng xử của người lớn.
“Để mẹ làm cho, con làm chậm quá” hay “Đi ra đi, con chưa làm được đâu”:
Từ khi trẻ còn nhỏ, nhiều cha mẹ thường có thói quen làm thay con. Trẻ từ hơn 1 tuổi đến 3 tuổi có sở thích đặc biệt là “bắt trước người lớn”. Thấy mẹ lau nhà, chúng sẽ lau nhà, thấy bà quét sân, có cơ hội chúng sẽ không ngại mà cầm cả cây chổi cao hơn người để quét. Mầm mống của niềm vui lao động chẳng phải bắt đầu từ đây.
Trẻ hơn 1 tuổi đến 3 tuổi, có thể bắt đầu học làm những việc nhỏ nhất để phục vụ bản thân. Bắt đầu là tự xúc cơm ăn, tiếp đó là tự mặc quần áo, tự đi giày, tự đeo ba lô của mình. Với trẻ, đây đều là những nhiệm vụ khó, nhưng chúng rất muốn học, rất muốn được tự làm. Và khi được cho cơ hội, chúng có thể dành tất cả sự tập trung của mình để hoàn thành. Đây chẳng phải là hạt giống của niềm yêu thích làm việc.
Nhưng người lớn chúng ta đối xử thế nào với những hạt giống non nớt này? Mỗi lần chúng ta làm hộ trẻ một việc đơn giản chúng có thể tự làm, mỗi lần vì thương con ta xúc cho con ăn khi chúng đã có thể tự xúc ăn ở lớp, mỗi lần chúng ta quát chúng vụng về hay hét lên vì sợ trẻ tự làm đau mình khi cố thử làm một việc của người lớn. Những hành động tưởng chừng như thể hiện sự yêu thương này lại đang làm chết đi những hạt mầm “lao động” trong trẻ.
“Con chỉ cần học, thế giới cứ để mẹ lo”
Bố mẹ tin rằng, con chỉ cần học giỏi ở trường là có thể thành công trong cuộc sống. Vì thế, bố mẹ sẽ làm thay con mọi việc: dọn phòng con ở, rửa bát con ăn, giặt áo quần con mặc. Bố mẹ càng làm hộ con nhiều thứ, sự chú ý của con sẽ càng rời xa những công việc nhỏ ấy.
Đến một lúc, con sẽ hiểu, để bố mẹ vừa lòng, con chỉ cần học giỏi, thế là đủ. Đó là lý do, khi con dọn phòng, rửa bát, giặt đồ, con không thấy được ý nghĩa gì ở đó. Với con dọn phòng, quét nhà không phải là đang chăm sóc cho nơi mình sống; giặt đồ, rửa bát không phải là đang san sẻ công việc cho mẹ, người vừa đi làm về đã lao vào bếp để nấu cơm, cơm nước xong lại đi giặt giỏ đồ to cho cả nhà.
Khi con không làm việc nhà, chỉ học hành. Con sẽ không biết cách làm việc, càng không học được cái gọi là “trách nhiệm”, càng không thể biết công việc nhà cũng vất vả, tốn công, tốn sức. Đó là lý do con không thế nào là “cảm ân” công nuôi dưỡng của cha mẹ.
Sinh nhật, con muốn được tặng thứ gì?
Hiện nay, ngày sinh nhật là ngày kỷ niệm sự kiện con chào đời. Bao món quà đẹp nhất, đắt nhất là dành cho con. Từ khi con mới một tuổi, con đã có những bữa tiệc thôi nôi hoành tráng. Năm nào cũng vậy, con hiểu rằng đến ngày này, con sẽ là trung tâm của vũ trụ, hay khiêm tốn hơn là trung tâm của cả gia đình.
Nếu ta dạy trẻ điều ngược lại, điều gì sẽ xảy ra? Hãy cùng lấy một ví dụ được thầy Thái Lê Húc chia sẻ: Có một đứa bé, bởi vì thầy cô dạy nó hiếu thảo, cho nên hôm đó là ngày sinh nhật của nó, nó đã tự nhủ rằng: Hôm nay phải nấu một món ăn cho mẹ mình ăn. Bé gái học lớp 4.
Ngày sinh nhật bé nghĩ đến việc gì? Ngày sinh nhật chính là ngày mẹ mình bị nạn, mình phải về nhà làm nhiều một chút, có phải cô bé đang cảm thấy như vậy?
Cho nên bé gái này liền chạy đến nhà bếp, bởi vì thân nó không đủ cao nên kê thêm một chiếc ghế để đứng lên, kết quả vừa cho dưa leo vào, xèo!!! Dầu bắn lên rất cao, nó lập tức lấy một đôi găng tay đeo vào, tiếp tục xào.
Vừa đổ dưa leo vào tiếp, xèo!!! Bắn lên cao hơn, nó thấy nguy hiểm, cho nên đã đi lấy chiếc mũ bảo hiểm xe máy của bố đội vào, trang bị toàn thân để xào dưa leo, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, xào được rồi.
Khi nó đi ra khỏi nhà bếp bưng theo một đĩa thức ăn, bước lên phía trước, tâm cảnh của cô bé khi ấy chẳng phải đã đạt tới “lao động biết cản ân”.
Vậy, trẻ lười thực sự do chúng, hay do người lớn dạy chúng lười đây?