Ngôn ngữ lịch sự cũng giống như y phục chỉnh tề
Lời nói là thứ vô hình nhưng mang trong mình một sức mạnh lớn lao, nó tác động đến chúng ta theo nhiều cách khác nhau, thậm chí là vượt xa những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng được. Bằng lời nói, ta có thể thấy người khác mỉm cười, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng cũng bằng lời nói, chúng ta có thể khiến người khác đau khổ, căm ghét hay thù hận.
Những lời nói tốt đẹp có thể kết nối mọi người, nó là phép màu có thể làm sáng ngày buồn của ai đó, khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, quan tâm. Một lời nói đúng lúc cũng giúp người thân cảm thấy đặc biệt…
Ngạn ngữ An có câu “ Lời nói đẹp là chi phí thấp nhất để thu lợi cao nhất”. không phải ngẫu nhiên mà đó trở thành chân lí. “Lời nói không mất tiền mua” nhưng lại mang lại nhiều hệ quả khác nhau, có thể ảnh hưởng tốt cũng có thể mang đến tai họa,…
Zénon nói: “Tạo hóa phú cho ta hai tai mà một miệng là có ý dạy ta nên nghe nhiều mà nói ít vậy”.
1. Đa ngôn
Có người cho rằng: Không nên mưu việc lớn với kẻ đa ngôn; không nên ở chung lâu với người hiếu động. Bệnh từ miệng mà vào, hoạ miệng mà ra. Vì thế không nên nói quá những đa ngôn tất thất (nói nhiều) ắt sẽ có sai sót. Trong cuốn (Mặc Tử) có ghi chép rằng. Học trò của Mặc Tử từng hỏi Ông? Nói nhiều có lợi không?
Mặc Tử trả lời : Ếch nhái kêu suốt ngày đêm , kêu nhiều đến mức mỏi miệng. Nhưng nào có ai nghe chúng kêu, sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống. Mặt trời vừa ló rạng. Nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động người người lục đục trở dậy.
Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất. Ta cất tiếng nói mới có tác dụng mà thôi.
2. Khinh ngôn
Lời nói một khi được nói ra, tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn. Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ. Không nên dễ giải hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được. Bạn sẽ trở thành người thất tín bội tín.
3. Cuồng ngôn
Làm người nên nhận thức được khinh – trọng trong từng tình huống và hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ bạn sẽ phải hối hận về sau.
Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất. Chính là ngôn từ và hành động. Đặc biệt là ngôn từ. Thế nên khi nói năng cuồng ngôn là một điều tối kỵ. Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận… và dễ rước họa vào người.
4. Trực ngôn
Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều trường hợp cũng gây rắc rối, thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn những lời nói lạnh như băng. Hãy cho thêm chút nhiệt Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương. Chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.
Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn. Thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài (Lối thoát) lưu lại chút khẩu đức cho bản thân. Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức đến mức không để cho một đường lui, dành cho họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.
6. Lậu ngôn
(Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ lậu bại). Câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ kín bí mật cá nhân hay tổ chức. Tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.
Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó, thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa xác định được rõ ràng, tốt nhất không nói lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.
7. Ác ngôn
Không nên dùng những lời lẽ vô lễ, ác ý để làm tổn thương người khác.
Cổ ngữ nói (đao sang dị một, ác ngữ nạn tiêu ) ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha. Nhưng những lời nói ác ý thì mãi găm sâu vào lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ lãng quên một cách dễ dàng. Những tổn thương trong tâm lý, gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả vết thương trên thể xác.
8. Căng ngôn
Căng ở đây nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người thường xuyên dùng những lời lẽ này, không phải là để kiêu ngạo hẳn là người vô tri, dù họ thuộc nhóm nào đi nữa. Thì cách ăn nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ. Thậm chí khiến người khác ghét bỏ.
9. Sàm ngôn
Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn điều là kẻ tiểu nhân.
Nhà triết học thời Đông Hán (Vương Sung từng nói – sàm ngôn thương thiện) ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những đều lương thiện tốt đẹp.
Một người có khẩu đức tuyệt đối, không nói xấu người khác. Bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.
10. Nộ ngôn
Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra lúc giận dữ sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.
Nói không nghĩ , bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.
Thế nên khi giận dữ. hãy lấy một tờ giấy và một cây bút nghĩ gì – và quyết định gì… hãy viết ra , sau một vài ngày. Hãy xem lại (sản phẩm) lúc trước nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo. Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách suy nghĩ lúc giận thì hãy đem tờ giấy đó đốt đi để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Nhung Nguyễn sưu tầm