Tâm con người lại như một cái túi, cho vào cái gì thì là đựng cái đó
Có một câu chuyện của một sinh cựu sinh viên được nhận học bổng như sau: Vào năm 2018, khi đó tôi đang học năm thứ tư đại học, ban cán sự lớp thông báo với tôi rằng điểm học lực năm thứ ba của tôi đủ cao để có thể xin học bổng của khoa, điều này sẽ giúp tôi có cơ hội nộp đơn xin học bổng cấp trường.
Tuy nhiên, vì điểm đạo đức của tôi hơi thấp nên tôi cần thêm năm điểm nữa bằng cách xin chứng nhận thực tập hoặc chứng nhận tham gia hoạt động xã hội thông qua làm việc cho một tổ chức. Trong ba năm qua, tất cả các suất học bổng của khoa đều được trao cho sinh viên ở các lớp khác, nên lần này cả lớp trưởng và ban cán sự lớp đều rất phấn khích vì việc tôi giành được học bổng sẽ là một vinh dự lớn cho lớp chúng tôi.
Tôi cũng rất phấn khích khi nghĩ đến mức học bổng trị giá hàng nghìn nhân dân tệ này. Tôi nghĩ: Giá mà mình có thể nhờ bố hoặc người thân lấy cho mình một chứng nhận giả thì mình có thể nhận được học bổng này. Tôi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ một loại thực tập nào hay một hoạt động xã hội nào trong ba năm trước, và tôi cũng không muốn thực hiện việc đó. Nhưng nếu tôi lấy một chứng nhận giả, việc này chẳng phải là gian lận sao?
Nhưng nếu tôi không thể nâng được điểm đạo đức của mình thì tôi lại không đủ điều kiện để nhận học bổng. Ban cán sự lớp và lớp trưởng liên tục cố gắng thuyết phục tôi lấy một chứng nhận giả, vì trước đó nhiều sinh viên cũng mua chứng nhận giả để tăng thêm điểm của mình.
Sau đó tôi đã gọi cho mẹ và mẹ tôi nói dứt khoát với tôi rằng kể cả là những người khác có làm điều đó đi chăng nữa thì việc mua những chứng nhận đó vẫn là sai. Mẹ bảo tôi: “Chúng ta tu chân, nên chúng ta không được làm điều đó. Điểm đạo đức là để đánh giá phẩm chất đạo đức của sinh viên. Nếu con gian lận chính vào vấn đề này thì đó chẳng phải là việc đáng hổ thẹn nhất sao?”
Câu nói của mẹ ngay lập tức khiến tôi thanh tỉnh. Làm sao mà tôi lại có thể nghĩ đến việc làm như thế? Điểm đạo đức của tôi không đủ cao, chẳng phải đó có nghĩa là tôi không đạt tới tiêu chuẩn sao? Khi tôi giải thích quyết định của mình với lớp trưởng và ban cán sự lớp, họ đã nghĩ tôi thật ngốc. Nhưng bất kể họ nói gì, tôi đã minh bạch và hiểu rằng quyết định của mình là đúng đắn.
Cuối tuần, khi tôi về nhà, lớp trưởng gọi cho tôi và nói rằng cô ấy đã nói chuyện với ban quản lý về trường hợp của tôi, và họ đã đồng ý cộng năm điểm vào điểm của tôi. Vì vậy tôi cần chuẩn bị để nộp đơn xin học bổng. Sau đó tôi đã giành được học bổng cao nhất cấp khoa và một học bổng cấp trường; tôi cảm thấy rất hạnh phúc và không hổ thẹn với lương tâm của mình.
Người có giáo dục cần phải là người có trung thực. Vậy nên, bài học làm người đầu tiên cần học đó là “Trung thực”. Nó còn quan trọng hơn cả học kiến thức, kỹ thuật, bởi đó là phẩm cách của một con người, là nền tảng của tất cả những giá trị quan cần thiết trong cuộc sống.
Trung thực hay gian dối đều nằm ở tâm. Tâm con người lại như một cái túi, cho vào cái gì thì là đựng cái đó. Mặc dù sự trung thực có thể không thể đem lại cho chúng ta sự giàu có và quyền lực ngay lập tức, nhưng nó có thể mang đến cho chúng ta một xã hội công bằng, an toàn và có sự tin tưởng giữa người với người. Xã hội hiện nay người người đều có cảm giác bất an bởi vì những thứ giả quá nhiều. Tất cả những thứ này đều đang tác động nghiêm trọng đến đời sống bình thường của con người.
Con người ai ai cũng khát vọng có nơi tốt đẹp trở về, chẳng qua sống trong xã hội bị quá nhiều thứ chi phối mà thôi. Tuy vậy luật nhân quả sẽ tuyệt không để người có tâm chịu thiệt mãi mãi, cũng chẳng để người làm ác tự dung tự tác. Chọn lương thiện không phải vì ngu ngốc mà vì lương thiện là điều ấm lòng nhất của nhân sinh. Chọn chân thành không phải không khéo léo mà bởi tình cảm là thứ cần trân trọng, không nên mang ra là trò đùa vui. Chọn nhẫn nại không phải vì nhu nhược mà bởi nhẫn nhường là một loại bản lĩnh của nhân sinh, người biết nhẫn rồi sẽ nhận được phúc báo xứng đáng.
Minh Hoàng biên tập