5 cách cha mẹ có thể động viên trẻ ở nhà trong thời kỳ đại dịch – không cần phải cằn nhằn hay cáu kỉnh
Mặc dù cha mẹ luôn dành thời gian để giúp con mình làm bài tập về nhà hay đốc thúc con làm việc nhà, nhưng nhưng thời gian kéo dài và thường không có cấu trúc mà các gia đình dành cho nhau trong cuộc khủng hoảng hiện nay tạo ra những thách thức mới.
Sau một cơn khủng hoảng, việc tái thiết lập cấu trúc là điều quan trọng để giữ sự nhất quán và duy trì cảm giác kiểm soát cho cả cha mẹ và con cái. Điều này bao gồm việc tạo lập những lịch trình và truyền đạt những kỳ vọng và hướng dẫn rõ ràng về những thứ như thời gian sử dụng những thiết bị thông minh.
Nhưng làm thế nào để cha mẹ khiến con cái tuân theo thời gian biểu và hoàn thành trách nhiệm mà không cần phải cằn nhằn và tránh được những cơn giận dữ? Wendy Grolnick, một nhà tâm lý học và chuyên gia về nuôi dạy con cái, người đã làm việc thường xuyên với các bậc phụ huynh, đã nghiên cứu cách cha mẹ có thể giúp con cái trở nên tự chủ hơn và giảm xung đột trong gia đình.
Trong phần này, cô chia sẻ một số chiến lược để làm cho cách hoạt động trong gia đình được đưa vào quỹ đạo hơn trong cuộc khủng hoảng coronavirus.
1. Cho trẻ tham gia vào việc lập nên những lịch trình
Khi trẻ em tham gia vào việc tạo ra các hướng dẫn và lịch trình, có nhiều khả năng rằng chúng có sự tin tưởng vào việc hướng dẫn ấy là quan trọng, như thế thì con mới dễ dàng chấp nhận và làm theo chúng.
Để thu hút sự tham gia của trẻ em, cha mẹ có thể sắp xếp một cuộc họp gia đình. Tại cuộc họp, phụ huynh có thể thảo luận về lịch trình và hỏi ý kiến của trẻ về các quyết định như thời gian mọi người nên rời khỏi giường và mặc quần áo, thời gian nghỉ học nào là hiệu quả nhất và mỗi thành viên trong gia đình nên ở những phòng nào trong thời gian học tập.
Không phải ý tưởng nào cũng khả thi – trẻ em có thể cảm thấy việc mặc quần áo vào buổi trưa là ổn! Nhưng khi cha mẹ lắng nghe ý kiến của trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ tự chủ hành vi của mình và tham gia nhiều hơn vào những việc trẻ đang làm.
Có thể có sự khác biệt trong quan điểm. Cha mẹ có thể lắng nghe và hợp tác với con cái để ít nhất một số ý tưởng của trẻ được thông qua. Giải quyết xung đột là một kỹ năng quan trọng mà trẻ phải học, và chúng có thể học được điều đó tốt nhất từ cha mẹ của chúng.
2. Cho phép trẻ em được đưa một số lựa chọn
Bài tập ở trường phải được làm và việc nhà cần phải hoàn thành, nhưng có một số lựa chọn về cách chúng được hoàn thành như thế nào có thể giúp trẻ cảm thấy ít bị áp lực và bị ép buộc hơn, điều này có thể giúp tiếp thêm động lực cho con.
Cha mẹ có thể bày ra một số công việc xung quanh nhà và trẻ có thể chọn công việc nào chúng thích. Họ cũng có thể chọn khi nào hoặc cách họ hoàn thành chúng – ví dụ như con muốn làm các món ăn trước hay sau khi xem những chương trình truyền hình? Cha mẹ cũng có thể cho trẻ lựa chọn hoạt động vui chơi nào trẻ muốn làm vào cuối ngày hoặc trong những giờ nghỉ giải lao.
3. Lắng nghe và đồng cảm
Trẻ em sẽ cởi mở hơn để nghe về những gì chúng cần làm nếu chúng cảm thấy rằng quan điểm của chúng được lắng nghe và thấu hiểu. Chẳng hạn, cha mẹ có thể cho trẻ biết họ có thể hiểu rằng con không được vui khi ở trong nhà và rất nhớ bạn bè của mình.
Cha mẹ có thể bắt đầu yêu cầu con bằng một câu nói đồng cảm. Ví dụ như: “Mẹ biết rằng có vẻ như việc mặc quần áo là ngớ ngẩn vì chúng ta đang ở trong nhà. Nhưng mặc quần áo là một phần trong việc định hình thói quen mà tất cả chúng ta đã quyết định ”.
Ngay cả khi phụ huynh có thể không đồng ý với quan điểm của con mình, khi cha mẹ cho thấy rằng họ hiểu, thì sự hợp tác sẽ được nâng cao, cũng như mối quan hệ cha mẹ với con cái.
4. Đưa ra lý do chính đáng cho các quy tắc
Khi cha mẹ đưa ra lý do tại sao họ yêu cầu con một điều gì đó, trẻ có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hành động theo những cách khác nhau. Các lý do sẽ đạt được hiệu quả khi chúng có ý nghĩa đối với con khi những điều ấy liên quan trực tiếp đến mục tiêu của chúng.
Ví dụ như phụ huynh có thể nói rằng việc phân chia công việc trong gia đình sẽ giúp mọi người có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động vui chơi sau bữa tối.
5. Cùng nhau giải quyết vấn đề
Không phải mọi thứ sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch – sẽ có lúc bực bội, cằn nhằn và la mắng. Khi mọi thứ không như ý, cha mẹ có thể thử tham gia cùng con giải quyết vấn đề, nghĩa là sử dụng sự đồng cảm, xác định vấn đề và tìm hướng giải quyết.
Tuy nhiên, những chiến lược này đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn – điều mà khó có thể thực hiện vào những lúc căng thẳng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có nhiều khả năng la hét, đòi hỏi và đe dọa khi thời gian bị hạn chế, họ bị căng thẳng hoặc họ cảm thấy lo lắng về việc con cái họ đang thể hiện như thế nào.
Đó là lý do tại sao cha mẹ cần tìm thời gian để tự chăm sóc bản thân – cho dù đó là đi bộ, tập thể dục, thiền hay viết nhật ký. Đại dịch hoặc các thảm họa khác mang đến những thách thức cho cha mẹ, nhưng việc sử dụng các chiến lược tạo động lực có thể giúp cha mẹ cung cấp một môi trường bình tĩnh và hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho một mối quan hệ cha mẹ – con cái tích cực.
Nguồn: The Conversation.
Phương Uyên biên tập