Của cải vật chất trên đời đều có giới hạn, chỉ có lòng tham của con người là vô hạn
Ông bà ta dạy “Lòng tham vô đáy”, lòng tham của con người như một chiếc túi sâu, đi mãi đi mãi mà không thấy đáy.
Của cải vật chất trên đời đều có giới hạn chỉ có lòng tham của con người là vô hạn. Cả một đời, họ mải miết chạy theo đồng tiền, bất chấp mọi thủ đoạn để có được nó.
Mặc dù người ta biết an phận thủ thường là hạnh phúc nhất, nhưng ít người từ bỏ được lòng tham và dục vọng. Hầu hết mọi người đều biết rằng trừ bỏ lòng tham là trí huệ chân thực và cần thiết cho một sinh mệnh cao quý.
Dưới đây là một câu chuyện minh họa quan điểm đó.
Ngày xưa có một vị Thần đi dạo xuống cõi trần. Một lúc sau ông ta thấy một con người phàm đang đi dạo trên đường. Vị Thần liền đi dạo cùng đường, cũng giống như một người bình thường. Một lúc sau, người đàn ông cảm thấy khát.
Ông ta thấy ông kia đang mang một bình nước bên hông, vì thế ông ta hỏi, “Có còn nước trong bình của ông không?” vị Thần đưa bình nước cho ông ta và nói, “cả bình còn đầy, ông có thể uống bao nhiêu tùy ý”. Người đàn ông uống hết bình nước và cảm thấy nó chỉ thỏa được một chút cơn khát và cũng làm xua tan sự mệt nhọc.
Họ tiếp tục đi một lúc thì ông ta đột nhiên nói, “Tôi ước gì nó là rượu vang ở trong bình của ông”. Vị Thần mỉm cười, đưa bình nước cho ông ta nói, “Có rượu trong đó. Cứ uống nếu ông muốn”. Ông ta không tin, nhưng vẫn uống thử. Và rất ngạc nhiên, những gì ông ta uống là rượu vang, rất thơm.
Ông ta ngạc nhiên và nghĩ người bạn đồng hành của mình phải là một vị Thần, bởi vì chỉ có Thần mới có thể làm thế. Ông ta nghĩ đó là một cơ hội tốt để đòi hỏi thêm. Nên ông ta nói, “ bây giờ tôi ước gì nó là thuốc tiên trong cái bình của ông”. Vị Thần cười và mở nắp bình. Người đàn ông nghĩ vị Thần chắc lại cho mình thuốc tiên, nên ông ta mở miệng ra và chờ đợi. Nhưng chẳng có gì trong bình, và vị Thần lắc cái bình một lần nữa và biến mất.
Cổ nhân có câu: “Tâm vi hình sở luy” (Tâm hồn sẽ trở thành cái mà nó dung chứa). Một người ham muốn càng nhiều thì áp lực càng nặng nề hơn. Ôm giữ càng nhiều dục vọng thì càng bị ràng buộc chặt hơn. Khi đã rơi vào vực thẳm dục vọng thì con người không thể thoát ra được. Dục vọng sẽ ăn mòn ý chí, làm tha hóa lương tri và hậu quả là biến chúng ta thành nô lệ. Trên thực tế, có nhiều người đã hủy hoại sức khỏe, uy tín và nhân cách của bản thân chỉ vì ham muốn. Khi tâm của một người chứa đầy lợi ích và dục vọng cá nhân thì người ấy không thể có một nhân cách tốt hay ý chí mạnh mẽ được.
Thế gian tràn ngập cám dỗ và cực kỳ khó khăn, chúng ta có thể vứt bỏ được lòng tham, để làm được như thế, con người nhất thiết phải bảo trì tâm thái tĩnh lặng như mặt nước. Khi người ta vứt bỏ hết mọi bụi trần và sống với lòng biết ơn vì đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Chỉ khi đó chúng ta mới hiểu được Chân, Thiện, Nhẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc sống.
Khi con người không bị dục vọng chi phối, con người sẽ có thể tìm được phương hướng trong cuộc sống này, luôn lý trí và sống đúng với lương tâm của mình. Không tham lam là một cảnh giới tâm linh cao thượng mà trong đó nhân phẩm của một người sẽ giống như một cây thông: Vĩnh viễn đứng thẳng trong mưa gió.
Quang Minh biên tập
Nguồn: chanhkien.org