Tại sao lại dùng từ “Mắt trắng” để chỉ việc coi thường người khác
Bạn đã từng nghe thấy từ “mắt trắng” hoặc “nhìn người bằng đôi mắt trắng dã” để chỉ những người có thái độ coi thường, chán ghét, không hoan nghênh người khác?
Từ “Mắt trắng” trong các sách cổ cũng có ghi chép, ví dụ như trong “Hành lộ nan” của Đới Thúc Luân triều Đường viết rằng: “Bạch nhãn hướng nhân đa ý khí, tể ngưu phanh dương như chiết quỳ”, từ “bạch nhãn” câu trong nói lên ý nói lên sự kiêu ngạo, coi thường.
Hay như trong “Liêu trai chí dị – A Tiêm thiên” của Bồ Tùng Linh triều đại nhà Thanh nói rằng: “Ngã dĩ nhân bất xỉ xúc cố, tại dữ mẫu giai ân; kim hựu phản nhi ý nhân, thùy bất gia bạch nhãn”, từ “bạch nhãn” này cũng muốn nói về sự coi thường, coi khinh.
Vậy tại sao người xưa lại dùng “mắt trắng” để chỉ về thái độ khinh thường, không tôn trọng người khác?
Trong “Tấn thư – Nguyễn Tịch truyện” có mô tả rằng: “Tịch hựu năng vi thanh bạch nhãn, kiến lễ tục chi sĩ, dĩ bạch nhãn đối chi”. Đó là những câu thơ kể về Nguyễn Tịch, ông sinh ra ở Ngụy Úy Thị trong thời Tam Quốc, là người tài năng xuất chúng, tính cách tự do, dung dị, không theo lễ nghĩa Nho giáo, thích uống rượu nặng, thích đọc sách của Lão Tử, là một trong 7 hiền nhân của Trúc Lâm.
Nguyễn Tịch là một người con rất hiếu thảo, mặc dù ông không quan tâm đến đạo Khổng. Ông thường hay kể những câu chuyện thú vị, nhưng không nói những câu truyện dèm pha người khác và cũng không hay để ý đến những lời phán xét của người khác.
Nguyễn Tịch có 2 màu mắt khác nhau và có khả năng sử dụng riêng biệt 2 màu mắt đó. Khi ông tiếp những người quân tử hoặc vừa ý mình ông sẽ sử dụng tròng mắt xanh, trái lại nếu là những kẻ hạ lưu hoặc không vừa ý mình ông sẽ dùng tròng mắt trắng.
Khi mẹ của ông qua đời, trong 2 lần uống rượu vì nhớ thương mẹ mà ông khóc nấc đến mức nôn ra máu. Trong tang lễ, khi Kê Hỉ đến chia buồn theo phép xã giao, Nguyễn Tịch đã nhìn ông với tròng mắt trắng khiến Kê Hỉ tức giận mà bỏ về. Đây cũng là nguồn gốc của từ “Mắt trắng” mà chúng ta dùng hiện nay.
Mắt trắng cũng được sử dụng trong trường hợp trợn mắt nên để thể hiện sự xúc phạm hay khinh thường đối phương. Ví dụ như Đỗ Phủ ở triều đại nhà Đường có câu truyện: “Đan Thanh Dẫn Tặng Tào Phách Tương Quân”.
Ngoài ra trong “Tấn Thư – Nguyễn Tịch truyện” có đoạn viết rằng, khi người huynh đệ Kê Khang nghe tin buồn của gia đình Nguyễn Tịch, đã đến thăm Nguyễn Tịch cùng với rượu và cây đàn cầm, Nguyễn Tịch đã vui mừng chào đón ông bằng tròng mắt xanh. Từ điển tích đó, sau này người ta dùng chữ “Mắt xanh” để chỉ sự bằng lòng, vừa ý. “Mắt xanh” mà chúng ta sử dụng hiện nay cũng bắt nguồn từ điều này.
Màu xanh thẫm cũng có nghĩa để chỉ màu đen, nên người xưa gọi mắt đen là “Mắt xanh”. “Mắt xanh” có nghĩa là mắt ở trạng thái bình thường, đồng tử ở giữa con mắt khi nhìn thẳng vào đối phương. Ngược lại với “Mắt trắng”, “Mắt xanh” thể hiện tình yêu thương và sự tôn trọng đối với người khác.
Vì vậy, “mắt xanh” và “mắt trắng” là sự thể hiện của phương thức nhìn người, nhưng thực chất cũng là thể hiện tâm thái, là hai thái độ hoàn toàn khác nhau, thể hiện sự tôn trọng và khinh thường của con người.
Nguồn: epochtimes.jp
Mộc Hương biên dịch