Vì sao nói: Người giàu kín đáo kiệm lời, người nghèo lại hay khoe khoang?
Trong cuộc sống, mọi người có nhận ra một hiện tượng này không: Có rất nhiều người giàu thích bảo trì sự kiệm lời, không tùy tiện thể hiện sự giàu có, tài phú của bản thân, nhưng lại có rất nhiều người nghèo thích khoe khoang sự giàu có của mình. Tại sao lại xuất hiện hiện tượng như vậy?
Tự vệ bản thân
Xét từ một phương diện, có rất nhiều người thích bảo vệ danh tiếng của bản thân, không tùy tiện tiết lộ tài năng, sự giàu có một cách tùy tiện. Khiêm tốn, không tùy tiện thể hiện bản thân, đó chính là một bộ phận trong văn hóa truyền thống. Mục đích là không để cho người khác nổi tâm đố kị, không khiến cho những người xung quanh xuất hiện trạng thái “ghét người giàu”, từ đó tránh được những “tai họa ngầm” và những mâu thuẫn không đáng có, điều họ muốn chính là một cuộc sống bình an.
Một mặt khác, người giàu có thường biết cách che giấu lợi thế của bản thân mình trước đám đông, bởi vậy mới có câu nói: “Trong một đám đông, người ‘im lặng’ nhất là người lợi hại nhất”. Họ biết rằng, sau khi tùy ý tiết lộ sự giàu có của mình, điều đó có thể gây ra sự xung đột giữa người thân và bạn bè, còn có thể phá hoại mối quan hệ hòa ái giữa bản thân và mọi người, từ đó, người giàu “kín tiếng” không nhất thiết là họ khiêm tốn, mà là biểu hiện của sự bảo vệ bản thân khỏi những rắc rối.
Đương nhiên, xã hội hiện đại đã chú trọng nhiều hơn về quyền riêng tư, những người giàu có, có trình độ văn hóa cao đều không muốn tiết lộ ra bên ngoài, chỉ thích hành động lặng lẽ.
Ngược lại, người nghèo không có địa vị cao trong xã hội, trong đám đông không hề nổi bật, nên dễ bị người khác phớt lờ, lạnh nhạt, để thu hút sự chú ý và trọng dụng của người khác đối với mình, họ thường “vểnh” mặt lên, luôn cố gắng tạo ra những mánh lới để “quảng cáo” cho chính bản thân mình, bằng cách này, họ có thể thể hiện khả năng của bản thân đối với những người xung quanh, nhằm để nhận được sự ngưỡng mộ và công nhận của người khác.
Nghĩ sâu xa về nguyên do, người nghèo thường khoe khoang, kì thực chính là họ không có cái nhìn chính xác về bản thân. Bởi vì nghèo nên trong tâm họ luôn phiền muộn, bề ngoài muốn tạo ra một cảm giác sai, để khiến những người khác quan tâm, chú ý đến họ hơn, để đạt được sự an ủi trong tâm, thoát khỏi áp lực tinh thần, bởi vậy, người nghèo khoe khoang là một hành động phù phiếm, là biểu hiện của sự thiếu tự tin.
Ngược lại, những người giàu có sẽ giữ chặt của cải, luôn lo lắng về việc lộ sự giàu có mà chiêu mời tai họa, họ không tiết lộ bản thân giàu có, thậm chí còn “giả nghèo”. Bất luận là tư duy người giàu hay là tư duy người nghèo, những phương thức biểu hiện như thế này đều làm méo mó đi cách suy nghĩ chân thực của họ, các mối quan hệ xã hội thường không đủ chính thường và hài hòa. Trong cuộc sống, chúng ta cũng không nên quá khiêm tốn, kiệm lời, cũng không nên quá phóng đại bản thân, tự cao tự đại, hãy đường đường chính chính làm một con người bình thường là được rồi.
“Tính cách lọ lem”
Người nghèo khoe khoang sự giàu có thường được gọi là “nhân cách lọ lem”, trong tâm lý học, nó được gọi là định luật Murphy. Nó được đề xuất bởi Edward A. Murphy, có nghĩa là, nếu có hai hoặc nhiều cách để làm một điều gì đó, và một trong những lựa chọn đó sẽ dẫn đến thảm họa, nếu ai đó sẽ đưa ra lựa chọn này: Người đó được coi là có tính cách lọ lem.
Theo tư tưởng của định luật Murphy, “Con người càng không có cái gì thì sẽ thích khoe khoang cái đó, khi họ có những thứ mà người khác không có, ngược lại sẽ giấu rất sâu, đây chính là bản tính của con người”. Tâm lý này áp dụng cho tất cả mọi người trong cuộc sống hiện thực của chúng ta.
Một người càng thiếu gì đó, ngược lại họ sẽ càng khoe khoang cái đó. Đây đều là thể hiện của tâm lý mỏng manh, phù phiếm, khoe khoang giàu có sẽ dễ gây ra chuyện phải trái, đúng sai, từ đó gây ra những rắc rối không cần thiết. Tâm lý người nghèo khoe của cải và người giàu giấu giếm của cải là bản chất của con người, là điều không thể thay đổi được. Nhưng chúng ta có thể thông qua nhiều phương cách khác nhau để có suy nghĩ lí tính hơn.
Thứ nhất là cần phải có thái độ đúng đắn. Cái vui của người nghèo cũng là một loại trạng thái tốt, người nghèo có cái vui và hạnh phúc của người nghèo, tâm lý phù phiếm là một chủng trạng thái tâm lý không lành mạnh, cần phải từ từ khắc phục. Tâm thái “giấu giàu” cũng như vậy. Chỉ có sở hữu tâm thái tốt đẹp, thiện lương, mới có thể có một cuộc sống hạnh phúc.
Thứ hai là cần gia cường học tập. Thông qua giáo dục không ngừng “bồi dưỡng” nội tâm của bản thân mình, nâng cao trình độ văn hóa và tu dưỡng nghệ thuật, làm phong phú nội hàm của tự thân. Một người có tu dưỡng và nội tâm cao thượng sẽ không khoe khoang và “giả vờ” nghèo, họ sẽ biết cách sống thật, sống khiêm tốn. Người thực sự có trí huệ sẽ biết cahcs nâng cao năng lực và nội hàm của bản thân, cải biến diện mạo bần hèn, leo lên đỉnh cao của sự thành công.
Thứ ba là phòng ngừa chu đáo, lo trước tính sau. Định luật Murphy yêu cầu chúng ta không thể xem nhẹ những sự việc nguy hiểm với xác suất nhỏ, về góc độ tâm lý, chúng ta cũng không nên bỏ lỡ những cơ hội mà bản thân cho rằng không thể hoàn thành nổi, chỉ bằng cách tính trước mọi việc thì chúng ta mới có thể tự tin, sớm ngày đạt được thành công.
Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Alobuowang