Dặn con trai nấu cơm đủ 5 người ăn, mẹ về nhà mở nồi cơm không nói được lời nào
Cha mẹ nào cũng mong nhờ được con cái, nhất là con nhỏ đã có những việc đáng yêu giúp người lớn.
Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng hiểu và làm đúng ý cha mẹ. Khoan bàn đến việc giáo dục con trẻ thì đôi khi các tình huống do các em gây ra khiến dân tình dở khóc dở cười.
Sai cậu bé nấu cơm
Một gia đình mới đây đã chia sẻ câu chuyện cậu con trai trong nhà mới tập nấu cơm khiến cả nhà không nói nên lời.
Chuyện là mẹ cậu bé nhờ con cắm cơm trưa cho nhà có 5 người ăn, cậu bé nhanh nhảu làm ngay.
Người mẹ thấy con trai ngoan ngoãn như thế thì rất vui, nhưng đến khi ăn cơm, mở nồi ra thì cả nhà chỉ biết lặng người nhìn nhau. Bởi thành quả mà cậu con trai cưng làm ra là như thế này:
Mẹ ngậm ngùi rồi quay ra chất vấn, thì cu cậu mếu máo kể đã cho đúng 5 bát gạo, vì nghĩ có 5 người thì 5 bát là đúng rồi, sai thế nào được. Nhìn cơm trong nồi muốn tràn ra ngoài, cả nhà chỉ biết nhìn nhau cười cho quên đói.
Câu chuyện của gia đình triệu phú
Đó là một phần câu chuyện mà truyền thông mới đây có đưa tin về cách dạy con trai của bà mẹ sinh ra và trưởng thành trong một gia đình nghèo tại Malaysia.
Năm 17 tuổi bà nhập cư vào Mỹ dù không biết tiếng Anh. Bà đã sinh và nuôi dạy ba người con được đánh giá là “siêu thông minh”, trong số này có 2 người con hiện đang là triệu phú Justin Kan và Danie Kan.
Khi được hỏi về bí quyết thành công của 2 chàng trai này, họ đều tự hào cho biết chính “luật giáo dục việc nhà” của mẹ đã đào tạo họ trở thành phiên bản như hiện tại.
Để con làm việc nhà hiệu quả nhất
Từ câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng ba mẹ dạy trẻ làm việc nhà 1 cách thông minh và khoa học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tích cực. Dưới đây là vài cách để ba mẹ hướng dẫn con làm việc nhà đạt kết quả cao nhất:
Phân công nhiệm vụ cụ thể
Đối với những đứa trẻ 5, 6 tuổi, khái niệm “tự dọn dẹp nhà cửa” còn quá mơ hồ. Nếu cha mẹ đổi thành “nhiệm vụ của con là cất đồ chơi vào hộp”; hoặc thay vì nói dọn dẹp bếp, thì nói con lấy khăn lau nước xung quanh chậu rửa thì mọi chuyện sẽ rõ ràng hơn rất nhiều, và trẻ sẽ dễ dàng tuân thủ hơn.
Cho con bạn một khung thời gian
Nhiều bậc cha mẹ hy vọng rằng con cái của họ sẽ làm ngay sau khi nhận được “nhiệm vụ”, nhưng trẻ thường khó dừng việc chúng đang làm. Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho trẻ một khung thời gian, chẳng hạn như “làm trước bữa tối” hoặc “làm trước cuối tuần”.
Chia sẻ việc nhà cùng con
Cha mẹ không thể dạy con làm việc nhà bằng cách đứng ‘chỉ tay năm ngón’, mà hãy xắn tay vào làm cùng con.
Ví dụ: Nếu bố cũng đi đổ rác và quét sân thì con sẽ không cảm thấy khó chịu khi rửa bát. Hoặc mẹ phơi quần áo thì con gấp quần áo, con tưới cây thì mẹ lau nhà ….Hãy đảm bảo tính công bằng trong khi giao việc để trẻ có cảm giác mình không bị thiệt thòi trong gia đình.
Không đòi hỏi sự hoàn hảo
Ở độ tuổi này, trẻ chỉ cần tích cực tham gia làm việc nhà, không cần quá quan tâm kết quả. Nếu con giặt tất không đủ sạch, lau bàn không đủ sáng, phụ huynh cũng không nên mắng con. Việc chỉ trích sẽ khiến con mất tự tin và bớt hợp tác.
Hãy thưởng món quà nhỏ
Chúng ta có thể khuyến khích con bằng cách tính điểm: Dọn phòng bao nhiêu điểm, dọn bàn bao nhiêu điểm… Sau đó số điểm tích lũy sẽ được cộng dồn thành một món quà nào đó phù hợp cho con và túi tiền của bố mẹ.
Với cách này, bố mẹ có thể dùng điểm thưởng nếu con làm tốt và điểm phạt nếu con không làm hoặc làm chưa tốt.
Khích lệ đúng lúc
Cuối cùng, đừng quên khen ngợi con bạn vì chúng đã làm việc chăm chỉ và hỗ trợ ba mẹ, nhờ vậy trẻ sẽ có động lực để thực hiện những “nhiệm vụ” tiếp theo.
Nguồn: webtretho
Thái An biên tập