Phật, Đạo, Thần thực sự có tồn tại hay không?
Các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy vũ trụ bao la này của chúng ta cũng như các thiên hà khác đều đang trải qua quá trình tái cấu trúc. Nhiều thiên hà đang trải qua quá trình nổ tung và tái sinh.
Nhiều thiên hà lớn hơn cả Hệ Ngân Hà của chúng ta liên tục biến mất. Hệ Ngân Hà chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ bao la, chứ chưa nói đến con người trên Trái Đất. Có lẽ vì thế, người xưa luôn tin tưởng và tôn kính các Đấng Siêu Nhiên trong vũ trụ này.
Xuyên suốt lịch sử 5.000 của dân tộc Trung Hoa luôn tồn tại truyền thống tu luyện, phản bổn quy chân, tu thành chính quả, trong đó có hai trường phái tu luyện lớn nhất là tu Đạo và tu Phật.
Dân tộc Trung Hoa thường được gọi là con cháu của Viêm Đế và Hiên Viên Hoàng Đế, những đấng quân vương trị vì tại vùng sông Hoàng Hà vào khoảng 4.700 năm trước. Từ thời Hiên Viên Hoàng Đế đã có rất nhiều truyền thuyết kể về các vị Thần. Triều đại nào cũng vậy, người tu luyện dù là tu Phật hay tu Đạo, đều được Hoàng Đế và dân thường tôn kính. Họ là những bậc đại trí đại huệ, có phẩm đức cao thượng. Hoàng Đế cũng phải chắp tay bày tỏ sự kính ngưỡng mỗi khi gặp họ.
Sử sách Trung Hoa có ghi lại cố sự về rất nhiều người bình thường thông qua tu luyện mà thành Tiên. Trong cuốn “Sử ký” xác thực có ghi chép cố sự về Hiên Viên Hoàng Đế thông qua tu luyện mà bạch nhật phi thăng (bay lên trời giữa thanh thiên bạch nhật).
Những triều đại sau này cũng xuất hiện truyền thuyết như “Bát Tiên quá hải” kể về tám vị tu Đạo thành Tiên, ngao du Đông hải. Ngoài ra còn có nhiều đạo sỹ, Chân nhân khác tu thành đắc đạo, ví như: Chính Nhất Đạo Trương Đạo Lăng (thời nhà Hán), Toàn Chân Đạo Vương Trùng Dương (thời nhà Tống), và Trương Tam Phong phái Võ Đang (thời nhà Tống đến nhà Minh) những nhân vật này đều có tích lưu lại.
Trong Phật giáo cũng tương truyền những câu chuyện tương tự, chẳng hạn như núi Cửu Hoa hiện lưu lại thân thể của một số cao tăng mấy trăm năm mà vẫn bất hoại, còn có rất nhiều cao tăng sau khi viên tịch, được hỏa táng mà để lại xá lợi tử, v.v. Bởi vậy, trong văn hóa Thần truyền 5.000 năm của Trung Hoa, đâu đâu cũng có sự tích về việc con người thông qua tu luyện mà thành Tiên.
Nền y học cổ truyền bác đại tinh thâm của Trung Hoa cũng phản ánh truyền thống tu luyện hàng nghìn năm này. Ví dụ như, trong cuốn “Hoàng đế Nội kinh” từ hơn 2.000 năm trước đã có những ghi chép về hệ thống kinh lạc của con người, trong khi Tây y mãi đến vài thập kỷ trở lại đây mới phát hiện và công nhận thành tựu này.
Lý Thời Trân, một y học gia nổi tiếng thời nhà Minh, đã viết trong “Kỳ cân bát mạch khảo” rằng: “Chỉ người tu luyện có công năng đặc dị mới có khả năng nhìn thấy hệ thống kinh lạc bên trong thân thể người”. Nói cách khác, người tu luyện đã khai thiên mục có khả năng nhìn thấy hệ thống kinh lạc con người khi tiến nhập vào trạng thái nhập tĩnh khi thiền định.
Những nhà khoa học vĩ đại tin vào Thần
Ngày nay, mối liên hệ giữa người và Thần vẫn chưa hoàn toàn bị mất đi. Khảo sát của Liên Hợp Quốc được tiến hành trên 300 nhà khoa học kiệt xuất nhất trong vòng ba thế kỷ trở lại đây cho kết quả khá bất ngờ: Có đến 90% các khoa học gia tin vào Thần.
Trong số đó có nhiều nhà khoa học vĩ đại hàng đầu thế giới như Isaac Newton, Albert Einstein, Marie Curie, Alfred Nobel, anh em nhà Wright, Wernher von Braun (được biết đến là “Cha đẻ của nền khoa học tên lửa”), Max Planck (người khởi xướng thuyết lượng tử), Jean- Henri Casimir Fabre (nhà côn trùng học), Ivan Pavlov… và nhiều nhà khoa học khác.
Quả là một hiện tượng thú vị: Điều gì đã khiến những khoa học gia nổi tiếng này tin vào Thần? Sự thực là trên con đường theo đuổi chân lý, họ đã dần nhận ra những hạn chế của khoa học.
Một ví dụ có thể kể đến là nhà khoa học Isaac Newton. Ông là một nhà khoa học vĩ đại, cha đẻ của nền cơ học cổ điển với định luật vạn vật hấp dẫn. Tuy nhiên, ông không thể lý giải được hợp lý định luật vạn vật hấp dẫn đối với trường hợp những hành tinh ở cách xa nhau trong vũ trụ. “Nguyên nhân gây ra lực hấp dẫn là điều tôi không thể giả vờ biết”, ông viết.
Hơn thế nữa, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời được tính toán chuẩn xác sao cho Trái Đất có thể hấp thụ một lượng ánh sáng và nhiệt độ thích hợp nhất so với các hành tinh khác, đây chắc hẳn không phải là điều ngẫu nhiên. “Sự vận hành hoàn hảo chính xác của vũ trụ đã chứng minh có bàn tay của Đấng Toàn Năng”, Newton viết: “Ngài bao quát hết thảy vạn sự vạn vật, tạo ra không gian và thời gian”.
Sinh thời, Newton đã tạo ra một mô hình Hệ Mặt Trời. Chỉ cần quay một cái, các hành tinh ngay lập tức chuyển động trên quỹ đạo riêng của chúng. Trong một lần đến thăm Newton, Edmund Halley – một nhà thiên văn học và cũng là một người bạn của Newton, nhìn thấy mô hình này và xem xét nó hồi lâu. Sau đó, ông hỏi Newton: “Ai đã làm ra nó?”.
Newton trả lời rằng: “Không có ai thiết kế và chế tạo ra mô hình này cả, nó được hình thành bởi sự kết hợp ngẫu nhiên các loại vật liệu khác nhau”. Nghe vậy, Halley không tin, ông cho rằng người tạo ra mô hình này chắc hẳn phải là một thiên tài. Newton nói: “Mô hình này trông tinh xảo thật đấy, nhưng nó không là gì cả so với Hệ Mặt Trời. Nếu mô hình này được tạo ra bởi bàn tay của ai đó, thì Hệ Mặt Trời thật, còn tinh vi vượt xa cái này, há chẳng phải cũng do Đấng Toàn Năng tạo ra hay sao?” Halley đồng ý và bắt đầu tin vào sự hiện hữu của Đấng Toàn Năng.
Trong một cuộc phỏng vấn, Einstein nhận định rằng: hiện tại khoa học chỉ có thể chứng minh sự tồn tại của những thứ hữu hình, chứ không thể chứng minh được sự tồn tại của những thứ vô hình. Chẳng hạn như, khoa học ngày nay không thể chứng minh được sự tồn tại của Thần, là bởi khoa học vẫn chưa phát triển đến trình độ đó, chứ không phải Thần không tồn tại. Có nghĩa là, các giác quan của con người có sự hạn chế, do đó con người không thể chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của Thần.
Người ta không tin Thần là do họ không thể nhìn thấy, không cảm nhận được sự tồn tại của Thần, Einstein giải thích, năm giác quan của con người (thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, và khứu giác) đều có giới hạn. Thực tế là con người chỉ nghe được những âm thanh có bước sóng nằm trong khoảng từ 20 đến 20.000 Hz. Thị giác của con người cũng như thế, chỉ có thể nhìn thấy những vật thể trong vùng ánh sáng khả kiến, một phạm vi rất hẹp của dải quang phổ sóng điện từ.
Einstein còn nói, nếu như sau này có gì có thể thay thế được khoa học, thì đó chính là Phật Pháp, là điều hoàn hảo.
Trải nghiệm cận tử trong trận động đất ở Đường Sơn
Bất chấp các chiến dịch đàn áp chính trị liên miên như Cách mạng Văn hóa, mối quan tâm đối với công năng và khí công ở Trung Quốc trong những năm 1970 vẫn không ngừng gia tăng. Năm 1993, tờ “Y học Đại chúng” số thứ 5 xuất bản một bài báo về trận động đất (7,5 độ richter) xảy ra tại Đường Sơn năm 1976. Bài viết này đặc biệt tập trung vào trải nghiệm cận tử của những người sống sót dựa trên khảo sát của các nhân viên y tế năm 1987. Đây là một trong những cuộc khảo sát lớn nhất thế giới về trải nghiệm cận tử với khoảng 100 người tham gia.
Hơn một nửa số người sống sót cho biết họ không thấy sợ hãi khi xảy ra trận động đất, mà trái lại họ thấy bình yên và nhẹ nhõm. Họ không hoảng sợ, và tư tưởng bỗng nhiên trở nên minh bạch. Hơn nữa, những cảnh tượng trong quá khứ lần lượt hiện ra trong tâm trí họ như những thước phim. Hầu hết là những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc, như kỷ niệm thời thơ ấu, đám cưới, thành tựu trong công việc, hoặc niềm vui khi được trao giải.
Điều thú vị là, gần một nửa trong số họ trông thấy linh hồn của mình rời khỏi cơ thể. Một số cảm thấy như đang lơ lửng trên không hoặc đang bay trên trần nhà và quan sát thân thể mình bên dưới: “Thân thể tôi như bị chia thành hai nửa, một nửa là cái thân thể như cái vỏ trên chiếc giường kia, và nửa còn lại đang phiêu đãng bay lên – nhẹ hơn cả không khí, rất dễ chịu”, một người nhớ lại. Một số thậm chí còn gặp lại người thân đã quá cố.
Khoảng 60% những người trải nghiệm cận tử được phỏng vấn cho biết tâm tính họ đã thay đổi nhiều sau trận động đất. Họ nói họ trở nên ôn hòa và tốt bụng hơn. Mãi đến tận 10 hay 20 năm sau, họ vẫn nhớ như in những trải nghiệm cận tử đó. Bài báo này đã minh chứng sự tồn tại của linh hồn. Nghĩa là, thân thể chúng ta chỉ là cái vỏ ngoài, nếu không có linh hồn, nó chỉ là một cái xác không hơn không kém.
Ngày càng có nhiều khám phá khoa học thách thức thuyết vô thần và thuyết tiến hóa. Năm 2006, hơn 500 nhà khoa học đã ký một tuyên bố chung công khai phản biện thuyết tiến hóa. Nhiều phát hiện chứng minh luân hồi là có thật, vừa hay lại trùng khớp với niềm tin của người Trung Quốc về “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Năm 2011, kênh “Discovery” phát sóng một tập phim với tiêu đề “Cuộc sống sau khi chết” (Life After Death) nói về chủ đề luân hồi. Cũng vậy, tháng 10 năm 2012, tờ Newsweek xuất bản bài viết trang bìa với tiêu đề “Chứng cứ về Thiên đường: Trải nghiệm của một bác sỹ về thế giới bên kia” (Proof of Heaven: A Doctor’s Experience With the Afterlife). Nhiều bằng chứng cho thấy trải nghiệm cận tử là có thật.
Lan Hòa biên tập
Nguồn: DKN