Bóng tối cuộc đời đằng sau những tấm huy chương Olympic của Trung Quốc
Cuộc đời thi đấu của các vận động chuyên nghiệp rất ngắn ngủi. Những năm tháng luyện tập khắc nghiệt phải liên tục vận động với cường độ cao, rất nhiều là với phương pháp đào tạo cực đoan của thể thao nhà nghề. Dẫn đến sự đào thải nhanh chóng các tế bào của vận động viên. Hậu quả là cơ thể vận động viên bị lão hoá nhánh chóng phi thường. Trên thực tế là rút ngắn tuổi thọ của họ.
Toàn Hồng Thiền, 14 tuổi của Trung Quốc đã giành được huy chương vàng trong môn thi lặn 10 mét dành cho nữ ở Thế vận hội Tokyo ngày 5/8 vừa qua. Cô là vận động viên trẻ nhất của Trung Quốc bước lên bục nhận tấm huy chương vàng. Truyền thông Trung Quốc cuồng nhiệt ca ngợi. Những câu chuyện được kể một cách say sưa về hành trình mãnh liệt, động lực cháy bỏng cho “màu cờ sắc áo” của cô.
Nhưng có một sự thật hoàn toàn khác về cuộc sống của Toàn Hồng Thiền mà cô rất khó chia sẻ. Đó là cuộc sống khó khăn và động lực tập luyện thật sự của cô. Toàn Hồng Thiền thừa nhận cuộc sống của mình rất cơ cực. Cô đã trải qua gần 7 năm khổ luyện khi tuổi đời mới chỉ 14. Thậm chí cô chưa từng được đến sở thú hay công viên giải trí một lần. Động lực tập luyện của cô là kiếm tiền. Ở tuổi ấy Toàn Hồng Thiền phải cần kiếm nhiều tiền để điều trị bệnh cho người mẹ của mình.
Toàn Hồng Thiền giành huy chương vàng nhờ môn lặn lần này và trở nên nổi tiếng. Quê hương của cô ở Trạm Giang, Quảng Đông nơi nổi tiếng với nghệ thuật cồng chiêng và trống mà cô yêu thích. Nhưng Toàn Hồng Thiền đã đến với bơi lội từ rất nhỏ. Bởi người ta phát hiện ra sở trường bơi lội của cô khi mới lên 7 tuổi. Toàn Hồng Thiền cho biết kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ làm nông, mẹ cô bị tai nạn ô tô và mắc bệnh lạ.
Cô tâm sự rằng động lực tập luyện của cô là kiếm tiền, và phải kiếm thật nhiều tiền, vì việc điều trị bệnh của mẹ cô cần rất nhiều tiền. Việc điều trị của bà không hiệu quả, không biết cụ thể là mắc bệnh gì. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông gần đây, Toàn Hồng Thiền đã thẳng thắn nói rằng “Tôi thường ở nhà vì tôi không có tiền. Tôi chưa từng đến công viên giải trí hay sở thú”.
https://twitter.com/i/status/1423447294360305668
Cũng giống Toàn Hồng Thiền vận động viên cử tạ Trung Quốc Kham Lợi Quân có một hoàn cảnh rất khó khăn. Anh cũng vào trường thể thao từ nhỏ, khi chỉ mới 11 tuổi. Kham Lợi Quân có ông nội phải qua đời vì bị ung thư, bố và chú của anh cùng bị bệnh nặng, cuộc sống của họ phụ thuộc vào mẹ anh. Bà ấy phải làm việc cật lực để nuôi gia đình.
Năm 2013, Kham Lợi Quân 20 tuổi, đã giành được huy chương vàng đầu tiên trong đời. Tiền thưởng của anh về cơ bản được dùng để trả nợ. Gia đình Kham Lợi Quân vẫn luôn thuộc diện hộ rất nghèo. Năm 2015, sau khi Kham lợi Quân đã giành chức vô địch thế giới anh đã mua một chiếc tủ lạnh hai cửa, đây là thiết bị điện duy nhất trong nhà anh ấy vào thời điểm đó.
Vài năm trước, các phóng viên truyền thông đại lục đến gặp Kham Lợi Quân để phỏng vấn. Họ phát hiện cửa sổ nhà anh không có kính, gió thông tứ bề, tường nứt toác, nền nhà đầy dấu tích mưa dột.
Ở Trung Quốc, sau khi giải nghệ, cuộc sống của nhiều vận động viên càng khó khăn hơn. Theo một thông tin đăng tải năm 2011 của báo Tin chiều Dương Tử, Chu Xuân Lan là một nữ vô địch cử tạ ưu tú của Trung Quốc. Cô đã từng giành được 9 huy chương vàng và phá kỷ lục thế giới. Nhưng sau khi giải nghệ, cô phải làm công việc cọ sàn nhà và vệ sinh bồn tắm ở thành phố Trường Xuân. Thu nhập hàng tháng chỉ với 300 nhân dân tệ. Một bữa ăn có thịt là điều xa xỉ với gia đình cô.
Điều khiến Chu Xuân Lan tuyệt vọng hơn cả là cô không thể có con, không bao giờ được trở thành một người mẹ. Vì khi bước sang tuổi 16, để tham gia đội tuyển thể thao cô phải dùng loại thuốc cấm “Danabol”, mỗi viên một ngày. Cô nói với báo chí rằng mình không có khả năng mang thai bởi nghi nghờ “do dùng thuốc khi còn là một vận động viên”. Khi phóng viên nhắc nhở Chu Xuân Lan rằng câu chuyện nội bộ của việc uống thuốc sẽ bất lợi cho cô. Điều đó đồng nghĩa rằng những chiếc huy chương của cô ấy là giả. Chu Xuân Lan trả lời rằng cô ấy “không quan tâm” nữa .
Một câu chuyện cuộc đời khác đến từ Quách Bình. Cô bắt đầu chạy từ năm 9 tuổi, từng giành ngôi á quân trong cuộc thi Marathon quốc tế Nhật Bản năm 1998. Nhưng do luyện tập không hợp lý trong một thời gian dài nên cuối cùng đã khiến đôi chân của cô bị tàn tật. Quách Bình đã nghĩ đến việc tự tử khi cô lâm vào cảnh khốn cùng. Cuối cùng Quách Bình buộc phải bán chiếc huy chương để lấy tiền lo liệu.
Nhà vô địch marathon quốc tế Ngải Đông Mai, người đã giành được 19 huy chương trong 8 năm là vận động viên. Cô gặp khó khăn khi kiếm việc làm vì đôi chân tàn tật sau khi giải nghệ.
Cựu vận động viên của Đội tuyển Thể dục dụng cụ quốc gia Trung Quốc Trương Thượng Vũ. Người giành được hai huy chương vàng tại Đại học Bắc Kinh năm 2001, đã phải nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2005 do đứt gân Achilles ở cả hai chân. Năm 2011, người ta nhìn thấy Trương Thượng Vũ biểu diễn dạo trên phố tại Vương Phủ Tỉnh, Bắc Kinh và các thành phố khác như Thạch Gia Trang, Thiên Tân. Ông phải đi tù vì móc túi vào năm 2019.
Một vận động viên đã qua đời là Tài Lực. Anh là một vận động viên xuất chúng của Trung Quốc, người đã giành được hơn 40 chức vô địch quốc gia và hơn 20 chức vô địch châu Á trong cuộc đời thi đấu của mình. Bốn năm cuối cùng trước khi Tài Lực còn sống, anh được nhận làm một nhân viên bảo vệ tại Viện thể thao tỉnh Liêu Ninh. Tài Lực bị bệnh do tập luyện sớm. Cuối cùng Tài Lực qua đời vì hội chứng ngưng thở khi ngủ lúc anh vào tuổi 33. Được biết, vào ngày mất, trong gia đình chỉ có 300 nhân dân tệ tiết kiệm được.
Cuộc đời thi đấu của các vận động chuyên nghiệp rất ngắn ngủi. Những năm tháng luyện tập khắc nghiệt phải liên tục vận động với cường độ cao, rất nhiều là với phương pháp đào tạo cực đoan của thể thao nhà nghề. Dẫn đến sự đào thải nhanh chóng các tế bào của vận động viên. Hậu quả là cơ thể vận động viên bị lão hoá nhánh chóng phi thương. Trên thực tế là rút ngắn tuổi thọ của họ. Đó là những thiệt thòi của tất cả các vận động viên chuyên nghiệp.
Ở Trung Quốc ngày nay, thể thao tranh giải quốc tế bị xem là công cụ quảng bá khuếch trương hữu hiệu cho nhà cầm quyền. Nó được khai thác để đem lại thành tích bề mặt cho Đảng cộng sản Trung Quốc.
Mỗi nghề đều mang theo cái nghiệp của nó. Nhưng cái nghiệp của các vận động viên thi đấu quốc tế cho thể thao Trung Quốc hôm nay trở nên khắc nghiệt, cay đắng hơn bao giờ hết. Khi tinh thần thể thao bị dẫn dắt bởi quan niệm sùng bái thành tích, bị cổ vũ bởi văn hoá hư danh, bị lợi dụng bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà hệ thống truyền thông đại lục đang khuếch trương. Và bi đát bao trùm hết thảy là bị đối xử bởi chính sách vắt chanh của chính quyền.
Cuộc đời của rất nhiều vận động viên thể thao nhà nghề Trung Quốc hôm nay tựa như con đường một chiều ngắn ngủi.
Theo Soundofhope
Biên dịch: Triều Dương