Cách dạy học trò của Khổng Phu Tử
Được coi là “Thánh Nhân” của Trung Hoa, Khổng Tử đã dành cả cuộc đời để truyền bá lễ giáo, văn hóa truyền thống của cổ nhân để lại cho các thế hệ mai sau. Ông coi trọng giáo dục và trong suốt cuộc đời, ông là người “học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” – học không biết chán, dạy không biết mệt. Nhan Tử nói “Phu Tử (thầy) rất hiểu học, làm gương cho mọi người noi theo”. Học giả Chu Hy nhà Minh nói “Khổng Tử dạy người khác, không câu thúc trong khuôn phép mà nhân tài nhi đốc, tùy kỳ tự nhiên”. Những ghi chép xưa để lại đều cho thấy sự quyền biến, thiện xảo của Khổng Tử trong việc dạy học.
1. Luôn tử tế
Cuộc trò chuyện của Khổng Tử với các học trò về ứng phó với nghịch cảnh.
Tử Lộ nói, “Khi người khác đối xử tử tế với ta, ta đối xử tử tế với họ; khi người khác đối xử không tử tế với ta, ta cũng đối xử như vậy với họ”. Khổng Tử nhận xét “Đây là tập quán của những kẻ man rợ không có đạo đức và lễ nghi.”
Tử Cống nói: “Khi có người đối xử tử tế với ta, ta đối xử tử tế với người ấy; khi ai đó đối xử không tử tế với ta, ta sẽ hướng người đó đến sự tốt đẹp”. Khổng Tử nhận xét “Đây là cách bạn bè nên cư xử với nhau”.
Nhan Tử nói “Khi ai đó đối xử tử tế với ta, ta đối xử tử tế với người đó; khi ai đó đối xử không tử tế với ta, ta đối xử tử tế với người đó và hướng người đó đến điều tốt đẹp”. Khổng Tử nhận xét: “Đây là điều nên làm giữa những người thân thích. Nếu con có thể mở lòng và đối xử với thế nhân một cách chân thành, con đang thực sự đối xử tử tế với mọi người”.
2. Lời khuyên lúc từ biệt
Học trò của Khổng Tử là Tử Lộ sắp phải đi xa và đến từ biệt. Khổng Tử hỏi “Ta tặng con một cái xe hay một lời khuyên?” Tử Lộ trả lời: “Xin Phu tử cho con một lời khuyên”.
Khổng Tử nói “Nếu con không thể liên tục tự xét mình trong việc hoàn thiện bản thân, con sẽ không thể đạt được mục tiêu nhìn xa trông rộng; nếu con không làm việc siêng năng và làm tốt công việc của mình, con sẽ không đạt được thành quả; nếu con không đối xử chân thành và thận trọng với người khác, con sẽ không tạo được mối quan hệ thân tình; nếu con không đáng tin cậy, con sẽ không thể mong đợi người khác đáng tin cậy; và nếu con không thể hiện sự chân thành và khiêm tốn với người khác, con sẽ không thể tuân theo những lễ nghi và đúng đắn. Nếu cẩn thận trong năm lĩnh vực này, con có thể tồn tại lâu dài trong bất cứ việc gì mình làm”.
3. “Vùng đất của ba đức tính”
Một lần Khổng Tử đi ngang qua vùng mà học trò của ông – Tử Lộ đã cai trị trong ba năm. Khi ông vừa đến nơi, Khổng Tử khen ngợi ông rằng: “Tử Lộ đã làm tốt, đáng kính trọng và đáng tin cậy”. Khi ông đến kinh thành, Khổng Tử lại khen rằng “Tử Lộ đã làm việc tốt, rất tận tâm và độ lượng. Khi đến địa điểm cai quản của Tử Lộ, Khổng Tử không thể không khen ngợi ông một lần nữa: “Tử Lộ đã làm rất tốt, nhạy bén và quyết đoán”.
Học trò của ông là Tử Cống đi cùng và hỏi Khổng Tử: “Thầy đã khen Tử Lộ ba lần về lòng tốt của huynh ấy trước khi gặp mặt. Con có thể biết được những gì huynh ấy đã làm tốt không? ”
Khổng Tử nói “Ta đã thấy những gì Tự Lộ đã làm. Khi ta bước vào địa bàn của cậu ấy và thấy ruộng đồng ngăn nắp, mùa màng sinh sôi, cỏ dại diệt sạch, đường nước giữa cánh đồng đào sâu, đó là bởi vì cậu ấy là người đáng tôn trọng, thận trọng và đáng tin cậy. Điều này truyền cảm hứng cho người dân làm hết sức mình”.
“Vào thị trấn của cậu ấy cai quản, ta thấy nhà cửa khang trang, buôn bán phát đạt, cây cối sinh sôi. Chính vì sự tận tâm và vị tha của cậu ấy mà người dân làm việc tỉ mỉ, không cẩu thả”.
“Khi ta đến công đường của cậu ấy, mặt sân sạch sẽ, quân của cậu ấy phục vụ tận tâm, tận lực. Đó là vì cậu ấy sáng suốt và quyết đoán, những sắc lệnh của cậu ấy không làm loạn dân chúng. Có vẻ như sự cai trị nhân từ của Tử Lộ đạt được những kết quả đáng kể. Ngay cả khi ta khen ngợi cậu ấy ba lần liên tiếp về việc làm tốt, thì làm sao ta có thể nói đủ về tất cả những điều tốt đẹp về cậu ấy đây?”.
4. Quản trị là sửa chữa các tệ nạn của thời đại
Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Khi vua nước Tề hỏi thầy lời khuyên về cách quản trị tốt, thầy đã trả lời: “Quản trị tốt nằm ở chỗ tiết kiệm tiền bạc”. Khi vua nước Lỗ hỏi thầy về điều này, thầy trả lời:“ Quản trị tốt nằm ở học vấn. Khi vua Chu hỏi, thầy trả lời: “Quản trị tốt là làm cho những người ở gần hạnh phúc và những người ở xa trở về. Ba người hỏi cùng một câu hỏi, nhưng thầy trả lời khác nhau, xin thầy chỉ cho con được rõ? ”.
Khổng Tử trả lời: “Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau. Khi vua nước Tề trị vì đất nước, ông ta đã cho xây dựng những cung điện xa hoa. Khi ông ta đi săn, ông ta đã tiêu tốn quá nhiều đất. Ông ta đã cho đi ba mảnh đất trong một buổi sáng, trị giá cả nghìn cỗ xe. Vì vậy, ta trả lời với ông ấy rằng: “Quản lý tốt là phải tiết kiệm tiền.”
“Nước Lỗ có ba quan chức quyền lực, họ thành lập một nhóm nhỏ và cô lập các vị quan khác. Vì vậy, ta đã trả lời ông ta “Quản lý tốt là giáo dục các vị quan lại”.
“Nhà Chu có lãnh thổ rộng lớn nhưng thủ đô nhỏ bé nên dân chúng cảm thấy xa lạ, không ai muốn định cư và sinh sống ở đó. Vì vậy, ta nói “Quản lý tốt là làm cho những người ở gần hạnh phúc và những người ở xa trở về”. Ta đã giải quyết ba tình huống khác nhau theo những cách khác nhau”.
5. Năm điều đáng ngại
Vua nước Lỗ đã từng hỏi Khổng Tử rằng: “Ta nghe nói xây mở rộng về phía đông của một ngôi nhà là xui xẻo. Điều đó có đúng không?”
Khổng Tử trả lời: “Có năm điều chẳng lành, nhưng mở rộng phía đông của một ngôi nhà thì không nằm trong số đó. Thật bất hạnh khi gia đình bỏ rơi người già và chỉ chăm sóc trẻ nhỏ; thật xui xẻo cho một dân tộc khi bỏ người khôn ngoan mà bổ nhiệm người không xứng đáng; thật đáng buồn cho phong tục xã hội khi người già và người khôn ngoan không muốn dạy, người trẻ không chịu học hỏi; thật chẳng lành cho thiên hạ khi những người có tài có đức về hưu, kẻ ngu không có trí và đức lên nắm quyền”.
6. Cấp trên phải luôn cẩn thận
Khi Tử Cống lên làm tổng trấn Tín Dương và chuẩn bị lên chức, ông từ biệt Khổng Tử và thầy nói với ông: “Cần mẫn, cẩn trọng, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo thời vụ tự nhiên. Không trộm cắp, không bóc lột, không bạo lực, và không ăn cắp”. Tử Cống hỏi: “Con đã từng phạm tội ăn trộm từ khi còn nhỏ theo học với thầy chưa?
Khổng Tử trả lời: “Con không hiểu sâu điều này. Thay một người có tài và đức bằng một kẻ bất tài vô đức là ăn cướp; thay một người tài năng bằng một người vô dụng là đang bóc lột; nhân nhượng trong quản trị và nghiêm khắc trong trừng phạt là bạo lực; vơ vét tất cả điều tốt cho bản thân là ‘trộm cắp’”.
“Trộm cắp không chỉ được hiểu là trộm cắp tài sản. Phong cách quản lý tốt nhất là công bằng, quản lý của cải và hàng hóa tốt nhất là trung thực. Chính trực và trung thực không bao giờ thay đổi. Nếu con che giấu ưu điểm của người khác, con đang chôn vùi tài năng; nếu con không chỉ ra khuyết điểm của người khác một cách riêng tư mà lại nói xấu ra bên ngoài thì hai bên không thể hòa hợp. Vì vậy, một người tu dưỡng đạo đức bao giờ cũng phải cẩn thận. Hãy nghiêm khắc với bản thân và khoan dung với người khác để có thể sử dụng tài đức và trí tuệ của mình vì lợi ích nhân dân”.
Thanh Tú biên tập
Theo Vision Times