Câu chuyên cổ về hôn nhân hòa hợp của một cặp vợ chồng đã đem đến phúc báo vô tận
Người ta thường cho rằng, thời cổ đại người chồng có vị thế cao, được tôn sùng, trong khi người vợ phải khom lưng khuỵu gối. Liệu đó có phải là sự thật? Kỳ thực, đạo vợ chồng của người xưa hoàn toàn không phải thế.
Vào triều Chu, có một nông dân tên là Tùng Khuyết sống ở nước Tấn. Tùng Khuyết chung sống với vợ rất hòa thuận, họ tôn trọng lẫn nhau như hồi mới quen biết (tương kính như tân). Một ngày nọ, vợ của Tùng Khuyết mang thức ăn ra cánh đồng nơi chồng đang làm việc. Người vợ lễ phép đưa thức ăn cho anh bằng cả hai tay, Tùng Khuyết cũng không kèm phần cung kính chìa hai tay ra nhận thức ăn.
Ngay lúc đó, một vị quan triều đình tên Cửu Nhất đi ngang qua và rất cảm phục khi nhìn thấy cảnh tượng ấy. Cửu Nhất liền bái kiến vua nước Tấn là Tấn Văn Công và hết lời khen ngợi Tùng Khuyết trước mặt nhà vua, ông còn tiến cử Tùng Khuyết làm đại tướng quân thống lĩnh toàn bộ quân đội của quốc gia. Khi Tấn Văn Công hỏi nguyên do, Cửu Quý đáp: “Tâu Bệ Hạ, Tùng Khuyết rất mực tôn trọng người khác, kể cả vợ của mình. Biết tôn kính người khác là biểu hiện quan trọng nhất của một người đoan chính; chúng ta nhất định phải trọng dụng người này”.
Những diễn biến sau đó đã chứng minh Cửu Nhất nói đúng. Sau khi Tùng Khuyết được phong chức vị đứng đầu đại quân nước Tấn, anh đã qua tác phong chính trực mà thu phục được lòng người; Tùng Khuyết còn chứng tỏ bản thân là một nhà chiến lược quân sự tài ba, và cũng là một chiến binh dũng cảm phi thường. Trong trận chiến chống lại ngoại bang ở gần nơi gọi là Ký Châu, Tùng Khuyết đã lãnh đạo quân sĩ bắt sống vua của ngoại bang và lập công lớn với triều đình.
Kết quả là Tùng Khuyết được ban thưởng hậu hĩnh, anh được cấp cho rất nhiều đất đai ở quanh Ký Châu.
Một học giả nổi tiếng thời nhà Minh tên là Lữ Khôn, thuyết rằng: “Một cặp vợ chồng nhìn thấy nhau mỗi ngày và hiểu quá rõ về nhau. Thế nhưng vợ chồng Tùng Khuyết vẫn đối đãi với nhau bằng sự tôn kính chân thành ngay cả khi họ cùng ăn với nhau ba bữa một ngày”. Một danh nhân xưa đã từng nói: “Hôn nhân sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có sự tôn trọng dành cho nhau. Khi gia đình xảy ra bất hòa, nguyên nhân luôn bắt nguồn từ việc không tuân theo lời răn dạy của cổ nhân, rằng vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau”.
Biên tập: Đăng Dũng
Nguồn: pureinsight