Chiếc “tủ lạnh” không cần cắm điện vẫn giữ thức ăn tươi ngon đến 27 ngày
Châu phi là một vùng đất còn nhiều khó khăn, nhiều vùng nông thôn ở Châu Phi không có điện để sử dụng hoặc nếu có điện thì chi phí sử dụng điện rất cao. Về cơ bản những đồ dùng mà chúng ta coi là được sử dụng hiển nhiên như tủ lạnh thì ở châu lục này đó là điều vô cùng hiếm.
Mohammed Bah Abba một người đàn ông Nigeria đã phát minh ra một chiếc tủ lạnh không cần sử dụng nguồn điện, chí phí rẻ, nó đặc biệt hiệu quả tại vùng khí hậu sa mạc này, nơi trái cây, rau quả và các loại đồ ăn có thể nhanh chóng hư hỏng.
Abba, một giảng viên đại học xuất thân từ một gia đình sản xuất nồi đất sét, ông đã nghĩ cách nâng cao mức sống cho người dân nông thôn Nigeria. Vào cuối những năm 1990, ông đã phát triển một hệ thống nồi trong nồi có thể làm lạnh giúp kéo dài thời hạn sử dụng của rau củ quả từ vài ngày đến vài tuần.
Phát minh tủ lạnh này của ông có giá từ hai đến bốn đô la. Nó bao gồm hai nồi đất nung, một cái lớn và một cái nhỏ, nồi nhỏ được đặt vào trong nồi lớn, khoảng trống giữa nồi lớn và nồi nhỏ được đổ đầy cát ướt. Bên trong nồi nhỏ sử dụng để đựng thực phẩm. Phía nắp trên phủ bằng một miếng vài ướt.
Khi nước cát trong nồi bên ngoài bay hơi, nồi bên trong sẽ được làm lạnh nhiệt độ có thể xuống đến 4 độ C, ngăn vi khuẩn đồng thời giữ thực phẩm tươi lâu không bị hỏng.
Phát minh này cho phép nông dân bán thực phẩm trong thời gian lâu hơn với giá cao hơn. Nhiều gia đình cắt giảm được thời gian đi chợ. Trước khi qua đời vào năm 2010, Abba liên tục cải tiến chiếc tủ lạnh bằng nồi đất sét. Ông bỏ ra chi phí để thuê thợ địa phương sản xuất nồi hàng loạt, 5000 chiếc đã được gửi đến ngôi làng ở Jigawa. Tiếp tục sau đó ông cung cấp cho hàng chục ngôi làng ở các địa phương khác với 7000 chiếc.
Phát minh của ông được tạp chí Time magazine ca ngợi là một trong những phát minh tốt nhất của năm. Những chiếc tủ lạnh không cần điện này được sử dụng phổ biến ở các vùng nông thôn: Nigeria , Cameroon , Chad, Eritrea và Sudan.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn dịch: nationalgeographic.com