Con số nào lớn nhất?
Bàn về con số nào lớn nhất, e rằng những người bình thường đều khó có thể đưa ra câu trả lời được hoặc đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.
Nhà phổ cập khoa học người Mỹ George Gamow trong phần mở đầu một cuốn sách “Từ một đến vô cùng lớn” đã kể một câu chuyện thế này. Rằng hai vị quý tộc chơi trò chơi về số đếm – ai nói ra được con số lớn hơn thì người đó thắng.
“Được” một nhà quý tộc nói, “Ngài nói trước đi!” Sau vài phút vắt óc suy nghĩ, cuối cùng người kia nói ra con số mà anh ta nghĩ là lớn nhất: “Ba”.
Đến lượt người kia động não suy nghĩ. Sau một hồi trầm tư, anh tỏ vẻ từ bỏ: “Bạn thắng rồi!”
Trong khi kể lại và bình luận câu chuyện này, tác giả nói: “Trí thông minh của hai vị quý tộc này đương nhiên không phát triển lắm. Hơn nữa, đây rất có thể chỉ là câu chuyện chế giễu người khác mà thôi. Tuy nhiên nếu những lời đối thoại trên xảy ra trong một bộ lạc nguyên thủy, thì câu chuyện này có lẽ hoàn toàn có thể tin được”.
Nếu như George Gamow đọc qua “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử ở Trung Quốc, thì tuyệt đối sẽ không bình luận câu chuyện này như vậy. Ông sẽ cho rằng hai người quý tộc này quá thông minh, bởi vì trí thông minh của người cổ xưa không nhất định là kém so với người hiện đại ngày nay.
Trong “Đạo Đức Kinh” Lão Tử đã đưa ra tư tưởng “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, triết lý này vô cùng sâu sắc. Từ mối quan hệ về con số mà nói, “ba” là con số lớn nhất, bởi vì con số ba có thể sinh ra vạn vật, vạn vật lại có thể quy kết thành con số, vậy thì ba chẳng phải là con số lớn nhất hay sao?.
Ví dụ này đã nói rõ hai vấn đề. Một là, người hiện đại chưa hẳn đã thông minh hơn người cổ đại, chỉ là suy nghĩ phức tạp hơn người cổ đại mà thôi;
Hai là, kết cấu tư duy của người phương tây và phương đông không giống nhau. Văn hóa cổ điển của người phương đông có nguồn gốc xa xưa, nghiên cứu nhắm thẳng vào thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ, ý nghĩa lại càng thâm sâu.
Pythagoras có một câu ngạn ngữ nổi tiếng “mọi thứ đều là con số”, chính là: tất cả mọi sự vật tồn tại cuối cùng đều có thể quy kết về mối quan hệ với các con số. Con số xác thực là khó mà giải thích được, trong máy tính hiện đại ngày nay tất cả các loại tín tức, bao gồm hình ảnh, ngôn ngữ, chữ viết, biểu đồ, số liệu v.v., đều phải quy về con số 0 và 1, thì mới có thể lưu trữ, trao đổi và truyền tải. Các con số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong nhạc phổ của âm nhạc cũng là các con số. Tuy chỉ là mấy con số đơn giản, nhưng chúng lại phản ánh những cảnh tượng vô cùng mỹ hảo trong không gian và thế giới âm nhạc. Sự hỷ nộ ai lạc của người ta thuận theo mấy con số này mà biểu hiện tinh tế và sâu sắc trong không gian và thời gian của âm nhạc.
Thái Cực và Bát Quái đều miêu tả vô cùng tường tận chi tiết về đặc trưng không gian thời gian của các con số, từ hồng quan đến vi quan, từ địa lý thiên văn đến xã hội nhân văn, từ tính khí tính cách của con người cho đến cuộc sống của bách tính, bất kỳ thứ gì, bất kỳ sự vật gì đều có thể dùng chữ số để biểu đạt ra, đều có thể dùng chữ số biểu đạt ra đặc trưng của thời gian không gian.
Ví dụ: trong học thuyết Bát Quái, đối với các hiện tượng tự nhiên trong không gian thì diễn đạt như sau: 1 tượng trưng cho Trời, 2 tượng trưng cho đầm lầy ao hồ, 3 tượng trưng cho mặt trời và lửa, 4 tượng trưng cho sấm và chớp, 5 tượng trưng cho gió, 6 tượng trưng cho mưa và nước, 7 tượng trưng cho núi, 8 tượng trưng cho mặt đất.
Về phương diện gia đình và nhân sự (sống chết, được mất, vui buồn hợp tan): 1 tượng trưng cho phụ thân hoặc trưởng bối nam, 2 tượng trưng cho thiếu nữ hoặc người con gái bình thường, 3 tượng trưng cho trung tâm, 4 tượng trưng cho trưởng nam, 5 tượng trưng cho trưởng nữ, 6 tượng trưng cho trung nam, 7 tượng trung cho thiếu nam và người con trai bình thường, 8 tượng trung cho mẫu thân và trưởng bối nữ.
Về phương vị: 1 tượng trưng cho hướng tây bắc, 2 tượng trưng cho hướng tây, 3 tượng trưng cho hướng nam, 4 tượng trưng cho hướng đông, 5 tượng trưng cho hướng đông nam, 6 tượng trưng cho hướng bắc, 7 tượng trưng cho hướng đông bắc, 8 tượng trưng cho hướng tây nam.
Về thời gian hoặc chữ số, 1 tượng trưng cho một thời thần (2 tiếng đồng hồ), một ngày, một tháng hoặc một năm…, 2 tượng trưng cho hai thời thần, hai ngày, hai tháng hoặc hai năm…
Ngoài ra, bất kỳ con số trung bình nào cũng đều có thể chuyển thành bất kỳ một quái số nào trong Bát Quái, ví như 9, 9 chia 8 dư 1, lấy làm “1”, 10 chia 8 dư 2, lấy làm “2”….
Hiện tại nhiều người vẫn hướng dẫn xem sơ đồ bát quái theo tuổi. Cách tính để xem sơ đồ bát quái theo tuổi:
– Bước 1: Cộng tất cả các con số của năm sinh âm lịch lại với nhau. Ví dụ 1992 sẽ có tổng là 1+9+9+2=21
– Bước 2: Lấy tổng ở bước 1 chia cho 9 để lấy số dư làm số xem cung mệnh ví dụ 21:9=2 dư 3
Như vậy chúng ta sẽ lấy số 3 làm số để xem cung mệnh theo sơ đồ bát quái. Còn nếu phép tính không có số dư, sẽ lấy luôn số 9 làm số xem cung mệnh.
Cung mệnh trong sơ đồ bát quái cho nữ
Cách xem cung mệnh theo sơ đồ bát quái cho nữ:
- số 1 cung Khảm
- số 2 cung Khôn
- số 3 cung Chấn
- số 4 cung Tốn
- số 5, 8 thuộc cung Cấn
- số 6 cung Càn
- số 7 cung Đoài
- số 9 cung Ly.
Cung mệnh theo tuổi cho nam
Đối với cung bát quái cho nam theo sơ đồ bát quái sẽ quy định như sau:
- số 1 cung Khảm
- số 2 và 5 thuộc cung Khôn
- số 3 cung Chấn
- số 4 cung Tốn
- số 6 cung Càn
- số 7 cung Đoài
- số 8 cung Cấn
- số 9 cung Ly.
Căn cứ vào học thuyết Bát Quái, bất cứ con số nào đều có thể quy kết về số. Số không chỉ là kết quả trừu tượng của vạn sự vạn vật, mà cũng là biểu hiện ra những dấu hiệu đặc trưng và đại diện trừu tượng của các không gian.
Thiên Hà biên tập
Nguồn tham khảo: Chanhkien.org