Công dụng và một số món ăn, thức uống từ mía
Còn gì tuyệt vời hơn khi mùa hè nóng nực mà được thưởng thức một cốc nước mía. Loại nước phổ biến này không chỉ giúp bạn giải khát, khiến bạn sảng khoái mà còn chứa đựng nhiều lợi ích cho sức khỏe.
1. Thành phần dinh dưỡng của nước mía
Tính cho một khẩu phần 100 gram
Calo 269
Natri 58 mg
Kali 63 mg
Tổng lượng carbohydrate 73 g
Đường 73 g
Canxi 1%
Sắt 19%
Magiê 2%
Tỷ lệ phần trăm dựa trên chế độ ăn 2000 calo
Bạn có thể làm nước mía bằng cách ép cây mía trong máy ép. Thân cây được bóc vỏ đầu tiên và sau đó vắt. Đồ uống này là một thức uống rất phổ biến ở các vùng của Châu Á cũng như ở Việt Nam. Nó luôn được dùng với đá trong thời tiết nóng nực của mùa hè.
2. Tác dụng của nước mía:
Cung cấp năng lượng nhanh
Nước mía có thể tiếp thêm năng lượng cho bạn trong khoảng thời gian ngắn và bù nước cho bạn khi bạn đang trong lúc mệt mỏi hay kiệt sức. Nhờ các loại đường đơn có trong nước mía được cơ thể hấp thụ dễ dàng nên cơ thể bạn có thể được tăng lượng đường tự nhiên.
Tăng cường chức năng gan
Mía có thể duy trì nồng độ glucose trong cơ thể bạn và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, nước mía có tính kiềm tự nhiên có thể giúp bạn duy trì độ cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp bảo vệ gan. Ngoài ra nước mía góp phần kiểm soát các sắc tố da cam, hạn chế phát triển bệnh vàng da.
Giúp phòng ngừa bệnh ung thư
Nước mía chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Sự hiện diện của Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng tốt độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài ra nước mía còn có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm dạ dày.
Giảm nhẹ bệnh tiểu đường
Đường trong nước mía là đường tự nhiên chỉ số của nó phản ánh tốc độ tăng đường huyết của thực phẩm thấp. Do đó, uống nước mía sẽ giúp bạn ngăn chặn sự gia tăng quá nhanh của mức glucose trong máu.
Duy trì sức khỏe thận
Vì tnước mía không chứa cholesterol, ít natri và không chất béo bão hòa, và có khả năng làm tăng lượng protein trong cơ thể, cho nên nước mía có thể giúp bạn duy trì và bảo vệ sức khỏe thận. Ngoài ra mía có tính dưỡng ẩm giúp cơ thể ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận hiệu quả.
Giảm đau do một số bệnh
Pha nước mía với nước dừa để uống rất tốt để cải thiện tình trạng nóng rát của bệnh nhân các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thân và viêm tuyến tiền liệt.
Hỗ trợ xương và răng phát triển
Mía giàu canxi nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn.
Cải thiện vấn đề về răng miệng
Nhờ những khoáng chất sẵn có trong mía như canxi và phốt pho sẽ giúp bạn củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Ngoài ra nước mía còn giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Ngoài uống nước mía bạn có thể ăn mía để giảm tình trạng vàng răng hiệu quả.
3. Một số món ăn từ mía
Cá thu kho mía
Cá thu kho rất thích hợp cho bữa cơm của mọi gia đình, món ăn với mùi thơm nồng, vị ngọt của mía thấm vào từng thớ thịt của cá và thịt heo mềm đậm vị là yếu tố tốt tạo nên sự khác biệt của món cá thu kho mía với những món kho còn lại.
Bạn xếp những thanh mía vào cuối xoong cá kho và đem đi kho là được. Nếu không kho bằng cá thu bạn cũng có thể dùng cách này để kho những món cá khác mà bạn yêu thích.
Muối dưa nước mía (hoặc muối hành nước mía)
Khi bạn muốn muối dưa vàng thơm ngon, bạn chỉ cần cho thêm ít nước mía vào là món dưa muối của bạn vừa có màu vàng đẹp mắt lại rất thơm và giòn.
Áp dụng cách làm tương tự khi muối với hành.
4. Thức uống từ mía
Nước mía tươi: Mía tươi róc vỏ, cắt khúc ăn tùy ý, hoặc ép mía lấy nước để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.
Nước mía cốt dừa Mỹ Tho: Nước mía cốt dừa Mỹ Tho có vị ngọt thanh của nước mía, hòa quyện cùng vị thơm béo ngậy từ nước cốt dừa. Đây là một món nước rất thơm ngon lại có các vitamin có lợi cho sức khỏe, giúp giải nhiệt và tăng sức đề kháng, tránh mất nước cho cơ thể trong những ngày nắng nóng.
Nước mía gừng tươi: Nước mía ép 30 – 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1 (7 phần nước mía hòa với 1 phần nước gừng tươi). Uống nước này từng ít một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị.
Nước mía nóng: Nước mía ép, đun cách thủy đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Dùng cho các trường hợp nôn oẹ, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà…).
Nước mía ngó sen: Nước mía 500 – 1000g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, chia đều 3 phần uống 3 lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu cấp (tiểu dắt, tiểu buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).
Cháo mía: Gạo nếp 100g, nước mía 200 – 300ml. Nấu cháo gạo nếp cho thật nhừ, cho nước mía vào trước khi ăn. Món này chữa chứng miệng khô, nóng, ho ở người già sau khi sốt.
Lưu ý khi dùng nước mía: Trường hợp tỳ vị hư hàn, cơ thể đang bị tiêu chảy cần thận trọng – chỉ dùng nước mía nướng hoặc nước mía đun sôi, không dùng mía sống hoặc mía ướp đá.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: Tổng hợp