Đạo của Lão tử ngày xưa chính là dạy con người sống Chân, Pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni ngày ấy chính là khuyên con người hành Thiện
Thực ra, kinh doanh muốn phát đạt phải theo đạo kinh doanh, làm nghệ thuật muốn xây dựng danh tiếng lâu dài thì cái tâm người nghệ sĩ rất quan trọng. Nếu người kinh doanh trái đạo đức thì họ không những hại cho gia đình mà còn hại cả xã hội. Người nghệ sĩ nếu không có cái tâm cao quý thì họ dễ dàng vì tiền mà tạo ra những thứ nghệ thuật biến dị đầu độc thế nhân. Thế nên, người mang lại lợi ích cho xã hội là người hành theo Đạo, chứ không phải là người theo nghành nghề gì. Người tu luyện nếu không buông bỏ được danh lợi sắc, sa ngã vào thói hư tật xấu của người đời, không tuân thủ môn quy, thì cũng chính là cái họa loạn xã hội, ví như có vị sư nào đó ở đất Thái, du hành máy bay, tay ôm gái đẹp, hay chuyện dựng chùa lập miếu để trục lợi, kết bè tạo phái.
Còn người tu luyện chân chính thì sao? Nếu ai một lần đến đất nước hạnh phúc nhất thế giới là Buhtan, người ta sẽ thấy hầu hết người dân tại đây đều là người tu Phật, họ một lòng kính ngưỡng Thần Phật, từ vua chúa cho đến thường dân. Hạnh phúc của họ không đến từ việc có bao nhiêu tiền. Cuộc sống bình dị, hòa hợp với thiên nhiên, họ không phải tất bật chạy theo mọi thứ, cũng không phải làm quần quật cả ngày để tạo ra được thật nhiều tiền nhằm thỏa mãn những ham muốn không có điểm dừng.
Phải chăng đó chính là điều mà người tu luyện chân chính mang lại? Phải chăng họ chính là lời nhắc nhở chúng ta đi chậm lại trên con đường bôn ba tất bật này, và khuyên chúng ta giữ mình ở trong Đạo, sống biết hành thiện, và chớ làm việc ác vì nhân quả luân hồi, thiện ác đều có báo.
Một tăng nhân vân du dầm dãi nắng mưa, đánh đổi hết thảy tiền tài vật chất của bản thân, mong nhận được của bố thí, cũng chỉ là để kêu gọi chút thiện lương nơi con người. Người bố thí chính là người đã hành việc thiện, tích đức, tương lai vì mối nhân duyên thiện lành này mà được phúc báo, những ác nghiệp vì thế mà có thể tiêu tan, nên vân du khất thực còn gọi là hóa duyên.
Đạo của Lão tử ngày xưa chính là dạy con người sống Chân, Pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni ngày ấy chính là khuyên con người hành Thiện. Từ đó, muôn dân có được cuộc sống an hòa, thái bình, người dân luôn trong tâm thái thư thả, không tranh không đấu, cuộc sống thần tiên.
Chân thật nhận lỗi mình,
Không bàn luận lỗi người,
Lỗi người là lỗi mình,
Đồng thể tức đại bi.
Hết thảy là khảo nghiệm,
Coi thử mình ra sao,
Đối cảnh lầm không biết,
Phải luyện lại từ đầu.
Vậy thì, đâu là hạnh phúc và lợi ích thực sự mà xã hội ngày nay cần đến? Có lẽ mỗi chúng ta hãy tự đặt cho mình câu hỏi này, trước khi hỏi rằng, người tu luyện thì làm được gì cho đời?
Tuệ An