Gia vị mì tôm rất ngon nhưng nó là đồng phạm của cao huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch rất phổ biến nhiều người mắc phải, nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp có liên quan mật thiết đến lối sống sinh hoạt ăn uống hàng ngày của chúng ta. Trong chế độ ăn, chúng ta thường nghĩ bệnh nhân tăng huyết áp phải ăn ít muối nhưng thực chất thủ phạm dẫn đến tăng huyết áp không phải là muối mà là chế độ ăn natri, hấp thụ nhiều natri ít kali là nguy cơ chính gây tăng huyết áp.
Dì Lưu một bệnh nhân 46 tuổi mặc dù đã tuân thủ lời dặn của bác sĩ ăn ít muối, uống thuốc đúng giờ, tuy nhiên huyết áp của bà luôn không ổn định và bà bị chóng mặt cả ngày. Điều này khiến bà thắc mắc, nhưng sau khi tìm hiểu nguyên nhân, cuối cùng bác sĩ phát hiện ra rằng bà Lưu thường ăn mì gói. Vì trong mì gói có gia vị chứa một lượng lớn natri nên việc nạp quá nhiều natri sẽ khiến huyết áp không ổn định.
Muối không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, nó còn có tên gọi khác là “natri clorua”. Điều chỉnh lượng “Natri” giúp điều hòa huyết áp của con người, có thể khởi phát và ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã khẳng định mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều natri với tiền cao huyết áp, tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
Về mặt dịch tễ học, một số dữ liệu khảo sát chỉ ra rằng ở những vùng có lượng natri thấp, chẳng hạn như khu vực Eskimo, người dân có khả năng mắc bệnh cao huyết áp thấp; trong khi người dân ở các vùng nông thôn phía bắc Nhật Bản có lượng natri cao (> 25g / Ngày) nên tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp rất cao gần 40%.
Tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ tăng huyết áp ở người độ tuổi 25-64 là 25,1%. Theo Tổng điều tra toàn quôc về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng huyết áp, trong đó có 23,1% nam giới và 14,9% nữ giới. Còn nếu xét trong độ tuổi 18-25 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3% năm 2010 lên 20,3% năm 2015. Như vậy là cứ 5 người trưởng thành 25-64 tuổi thì có 1 người bị tăng huyết áp.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy một số bệnh nhân tăng huyết áp mà có các triệu chứng nhẹ chỉ cần hạn chế lượng natri vừa phải để giảm huyết áp về mức bình thường; đối với những bệnh nhân nặng hoặc khó chữa, chế độ ăn ít natri cũng có thể làm tăng hiệu quả chữa trị.
Thực phẩm chứa natri không chỉ có vị mặn
“Natri” không chỉ có trong muối. Một số thực phẩm có thể không có vị mặn nhưng có hàm lượng natri cao. Ví dụ, bánh mì không có vị mặn cũng sẽ chứa natri.
Các nghiên cứu đã so sánh mô hình chế độ ăn uống điển hình của các quốc gia khác nhau. Hãy cùng xem “natri” ẩn chứa trong loại thực phẩm nào?
Các nguồn chính của natri trong chế độ ăn ở các quốc gia khác nhau:
1/ Trung Quốc
Muối dùng để nấu ăn tại nhà (75,8%); Nước tương (6,4%); Mì và bánh mì (3,8%)
2/ Nhật Bản
Nước tương (20%); Súp miso (9,7%); Cá muối (9,5%); Muối (nhà hàng hoặc nhà riêng) (9,5%); Rau và trái cây muối (ví dụ như củ cải muối) (4,3%)
3/ Vương quốc Anh
Bánh mì, ngũ cốc (19,5%); Thực phẩm thịt đỏ, thịt gia cầm và trứng đã qua chế biến thương mại (12%)
Từ nghiên cứu này, chế độ ăn uống của khu vực Trung Quốc chủ yếu đến từ muối nấu ăn (75,8%), trong khi ẩm thực Nhật Bản chủ yếu đến từ nước tương (20%), trong khi Vương quốc Anh chủ yếu đến từ bánh mì và ngũ cốc (19,5%).
Ngoài việc kiểm soát muối ăn, các loại gia vị khác như (xì dầu, giấm đen, tương cà chua, sốt shacha …) bạn cũng nên sử dụng cẩn thận, nên đọc kỹ nhãn ghi thành phần dinh dưỡng trước khi mua thực phẩm. Trong nội dung có chứa “natri”, thì bạn nên kiểm soát lượng natri trong chế độ ăn uống của mình!
Tổng lượng “natri” được khuyến nghị hàng ngày
Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan khuyến cáo rằng tổng lượng “natri” tiêu thụ hàng ngày không được vượt quá 2400mg (= 6 gam muối).
Hướng dẫn chế độ ăn uống 2015-2020 của Hoa Kỳ có ghi: Lượng natri hàng ngày nên hạn chế người lớn và trẻ em trên 14 tuổi, không được vượt quá 2.300 mg với người lớn; trẻ em dưới 14 tuổi nên tiêu thụ ít hơn.
Bổ sung kali một cách hợp lý giúp điều trị cao huyết áp
Giống như natri, kali cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì sự cân bằng nước và điện giải của cơ thể, nhưng lượng kali hấp thụ có tương quan nghịch với huyết áp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi bổ sung một lượng kali nhất định ở bệnh nhân tăng huyết áp, huyết áp tâm thu sẽ giảm, ví dụ khi lượng kali tăng lên 90-120 mmol/ ngày thì huyết áp tâm thu giảm 1,91-12,41 mm Hg, trung bình giảm 7,16 mm Hg. Vì vậy, để phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp, cần phải kiểm soát lượng natri, và có thể tăng lượng kali một cách thích hợp để thúc đẩy bài tiết natri.
Ngoài ra, trong khi cải thiện thói quen ăn uống, chúng ta cũng phải bỏ một số thói quen sinh hoạt không tốt, tránh vui mừng thái quá, kích động mạnh, duy trì trạng thái tâm hồn bình yên, tập thể dục nhiều hơn và kiểm soát cân nặng.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn dịch: secretchina