Học cách buông bỏ những thứ không cần thiết để có một cuộc đời bình yên
Khi bị gánh nặng cuộc sống đè nặng và cần được giải tỏa, chúng ta cũng có thể học cách “buông bỏ”, buông bỏ không phải là bạn mất đi những thứ vật chất bên ngoài, mà buông bỏ chính là buông bỏ những ham muốn trong nội tâm của bạn.
Cuộc sống hiện đại với đầy rẫy những bon chen, lo toan, những ham muốn dục vọng, những hận thù, ganh ghét,… nếu như một người ôm giữ quá nhiều thứ này trong tâm thì sẽ tạo thành gánh nặng cho cuộc sống, và dần dần sẽ đánh mất đi tâm hồn thiện lương vốn có của mình.
Để có một cuộc sống bình yên, chúng ta cũng có thể học cách buông bỏ, xem nhẹ những thứ không cần thiết trong cuộc sống của mình, bởi có một sự thật rằng ham muốn quá nhiều sẽ tạo thành gánh nặng cho chính bạn.
Ngày xưa, có một nhà sư, đi lang thang trong bộ quần áo rách rưới và giày dép. Khi đi khất thực, ông thường mang theo một túi vải, người ta hay gọi ông là “nhà sư túi vải”.
Khi những người khác nhìn thấy nhà sư mang một túi vải lớn như vậy, họ nghĩ rằng ông khất thực đề về cho các nhà sư khác trong chùa sử dụng và ăn, nên họ tiếp tục cúng dường cho nhà sư. Sau đó, nhà sư cảm thấy một túi vải không đủ, nên ông mang theo hai túi vải và đi khất thực.
Một hôm, ông ta trở về với hai túi lớn đầy thức ăn và đi được nửa đường, vì nặng quá, anh ta chợp mắt bên vệ đường. Đột nhiên, ông nghe có người nói: “Túi vải bên trái, túi vải bên phải, bỏ túi vải xuống, thoải mái làm sao.”
Ông ta chợt bừng tỉnh và suy nghĩ kỹ: Đúng vậy! Mình mang một túi vải bên trái và một túi vải bên phải. Với rất nhiều thứ khiến bản thân khó thở. Nếu mình có thể bỏ hết chúng xuống, mọi việc có phải rất dễ dàng và thoải mái không?.
Thế rồi vị nhà sư đã bỏ hết những thứ không cần thiết bên mình xuống, chỉ giữ lại một vài thứ cần cho cuộc sống của bản thân, và từ đó nhà sư cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái như trút đi được nhiều gánh nặng bấy lâu nay.
Có một câu chuyện tương tự trong Phật giáo Ấn Độ: Một chàng trai cầm hai chiếc bình đến cúng dường Đức Phật, Đức Phật bảo chàng trai rằng: “Bỏ xuống!
Sau đó, chàng trai đặt chiếc bình mà anh cầm trên tay trái xuống.
Đức Phật lại nói: “Buông ra!”
Người đàn ông lại đặt chiếc bình đang cầm trên tay phải xuống.
Bấy giờ Đức Phật vẫn nói với anh ta: “Hãy buông ra!”
Lúc này, người đàn ông mới bối rối nói: “Tôi trắng tay không còn gì để đặt nữa. Tôi có thể đặt xuống thứ gì bây giờ?”.
Đức Phật nói: “Không phải chiếc bình trong tay ngươi mà ta bảo ngươi đặt xuống. Đó là tâm chấp trước của ngươi với thế gian.”
Đúng vậy!. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy sóng gió, với đủ thứ gánh nặng và áp lực từ mọi phía, có quá nhiều thứ mà chúng ta không thể buông bỏ được.
Cuộc sống bây giờ chỉ vì danh lợi mà chạy chức, mua quan, tham nhũng; Không buông thả được tiền bạc, của cải dẫn đến tham ô, hối lộ, trộm cắp; Không thể buông bỏ tình yêu và dục vọng, kết quả là con người ngốc nghếch, oán hận mà chết dần chết mòn.
Khi bị gánh nặng cuộc sống đè nặng và cần được giải tỏa, chúng ta cũng có thể học cách “buông bỏ”, buông bỏ không phải là bạn mất đi những thứ vật chất bên ngoài, mà buông bỏ chính là buông bỏ những ham muốn trong tâm, nếu bề mặt buông bỏ được nhưng trong tâm vẫn không bỏ được thì sẽ chẳng bỏ được gì hết.
Học cách buông bỏ những gánh nặng, những thứ không cần thiết trong tâm như lòng tham, quyền, danh, lợi, sắc… để quay về bản tính chân thành, thiện lương và nhẫn nại của một người tốt đúng nghĩa thì bạn nhất định sẽ có được một cuộc sống an nhiên tự tại, bởi hạnh phúc không thể tìm được bên ngoài mà chính là xuất phát từ nội tâm mỗi người.
Nguồn: Dusheng.org
Chân Kiến biên tập