Khi ngôi chùa trở thành trung tâm mua bán của người dân thì liệu Thần Phật còn ở đó không?
Theo Kinh Thánh, khi Chúa Giê-su đi ngang qua nhà thờ Jerusalem, Ngài đã nhìn thấy bên trong nhà thờ có những người dùng tiền để cho vay nặng lãi, nên Ngài đã khiển trách họ: “Nhà thờ là nơi thờ Đức Chúa sao có thể dung chứa cho những việc kinh doanh xấu xa trần tục được!”.
Vậy tại sao mọi người lại có thể kinh doanh ở nơi linh thiêng, nơi mà con người dùng để bày tỏ lòng tôn kính và lòng mộ đạo đối với Đức Chúa, đối với Thần Phật? Điều này là do đâu, có phải do con người càng ngày càng xa rời Chúa, sử dụng những nơi thiêng liêng này cho lợi ích của bản thân ở thế gian.
Vì người Do Thái đã được thế giới biết đến là người giỏi buôn bán vào thời điểm đó, nên có thể hình dung được rằng xung quanh Đền thờ Jerusalem đều có các chợ buôn bán. Và cảnh này không chỉ giới hạn ở Jerusalem, mà nó còn xuất hiện ở các Đền thờ, chùa chiền ở Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, v.v… và nhiều nơi khác trên thế giới.
Đền thờ, chùa chiền là những nơi tôn nghiêm, nơi mà họ đã dâng những lời cầu nguyện, và tấm lòng mộ đạo của họ đối với vị Thần tối cao mà họ đặt niềm tin.
Nhưng mặt khác, nhiều người tụ tập xung quanh những ngôi đền thờ linh thiêng đó để thực hiện các cuộc giao dịch kinh doanh, mua bán, những cuộc cho vay nặng lãi, thậm chí là những cuộc mua, bán, thịt các loài động vật.
Nhiều ngôi chùa hoạt động như trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại và trung tâm tài chính. Và những nơi đền thờ tôn giáo tráng lệ đó cũng là biểu tượng cho sự giàu của khu vực đó theo một cách nào đó.
Những số tiền được sử dụng để xây dựng các ngồi đền, nhà thờ, hay các ngôi chùa đều đến từ sự đóng góp của những tấm lòng lương thiện, tôn kính đấng tối cao, tôn kính Chúa, tôn kính Phật Pháp.
Vậy thử hỏi những nơi tôn nghiêm như thế này mà con người lại lợi dụng để làm nơi kinh doanh, buôn bán, trục lợi cho bản thân, vậy liệu những vị Thần, Phật trong những ngôi đền, nhà thờ, hay những ngôi chùa đó còn che chở cho con người hay không?.
Câu chuyện dưới đây diễn ra ở Đông Triều, Quảng Ninh nhắn nhủ con người thế gian, không phải những nơi tôn nghiêm như Chùa chiền, đền thờ miếu mạo, đều thờ Thần Phật, Đức chúa. Mà nếu con người ở nơi đó tâm không thuần thiện thì nơi đó cũng có thể là nơi chiêu mời Ma quỷ.
Thời nhà Trần, đạo Phật rất phát triển, chùa quán được dựng lên khắp nơi. Đặc biệt huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, làng lớn nhỏ đều có rất nhiều chùa, xem chừng linh ứng nên dân chúng phàm người đau ốm đều lập đàn tràng cúng vái nhộn nhịp.
Đến thời vua Giản Định nhà Trần (niên hiệu Hưng Khánh), do binh lửa liên miên nên hầu hết chùa chiền ở Đông Triều đã bị tàn phá hoặc xiêu đổ, hoang phế. Sau khi quân Ngô rút lui, dân cư lại về làng phục nghiệp, vị quan huyện mới nhậm chức là Văn Tư Lập đã cho dân đinh các làng phục hồi lại chùa chiền.
Làm quan được một năm, Tư Lập thấy dân huyện khổ vì cái nạn trộm cắp, từ gà lợn ngỗng ngan, đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì ăn được đều bị mất hết. Làm quan mà để dân chịu khổ, trước tiên phải tự trách mình, Tư Lập than rằng:
“Ta ở vào địa vị một viên ấp tế, không có cái minh để xét kẻ gian, cái cứng để chế phục kẻ ác, vì nhân nhu mà hỏng việc, chính là cái lỗi tự ta”.
Ông ra sức chỉ bảo các thôn đêm đêm phải canh phòng cẩn mật, tuy nhiên nhiên canh một tuần, không thấy động tĩnh gì nhưng việc trộm cắp không thuyên giảm. Thậm chí từ ăn cắp vặt đồ ăn, giờ chúng còn khoắng hũ rượu nhà người ta, vào buồng ghẹo vợ con người ta. Lạ là khi mọi người vây bắt thì kẻ gian đều biến đi đằng nào mất, không thấy tăm hơi.
Tư Lập cười mà nói:
“Té ra lâu nay ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kỳ thực đó là loài ma quỷ, hưng yêu tác quái đó mà thôi”.
Sau đó ông mời các thầy phù thủy cao tay, xin bùa yểm trấn, làm thuyền bè mã tống tiễn, nhưng cũng không có kết quả. Ông lại họp dân thôn lại bàn rằng, mọi người trước đây vẫn thờ Phật kính cẩn, nay do việc binh hỏa mà đèn hương lễ bái không chăm, còn biến nơi đây thành những nơi cầu nguyện những tham lam, sân si của con người, cho nên yêu nghiệt hoành hành, vậy nay hãy năng đến chùa kêu cầu với Phật. Nhưng lạ thay, trộm cắp lại hoành hành dữ hơn trước.
Tư Lập bèn mời người giỏi bói dịch là Vương tiên sinh tới giúp. Vương nói Tư Lập nên đến chờ sẵn ở phía tả cổng huyện đường, thấy người mặc áo vải đen, đeo cung tên, cưỡi ngựa từ trong rừng đi ra thì mời lại giúp trừ tà. Hôm sau quan làm y lời ông Vương, nhưng khi mời người đó ở lại thì ông ta lại từ chối vì bản thân chỉ là thợ săn. Tư Lập phải thuyết phục mãi, tiếp đãi rất đối tử tế, kính cẩn, người này cũng thấy áy náy mà ở lại. Nhưng biết bản thân không có khả năng diệt trừ yêu ma, nên đang đêm người này bỏ trốn.
Đang đi, ông này thấy mấy người dáng vóc to lớn từ dưới đồng hiện ra. Họ kéo nhau xuống ao bắt cá ăn sống một cách ngon lành, còn tỏ ra tiếc rẻ vì bấy lâu nay chỉ được ăn xôi oản ở chùa.
Một người nói: “Chúng mình thật to đầu mà dại, bấy nay bị người đời chúng nó lừa dối, ai lại đem cái oản, một vài lẻ gạo để lấp cái bụng nặng nghìn cân mà đi giữ của cho chúng nó bao giờ. Nếu không có những buổi như hôm nay mà cứ trường chay mãi như trước thì thật là một đời sống uổng”.
Kẻ khác lại nói: “Tôi xưa nay vẫn ăn đồ mặn không ăn chay tịnh như các ông. Nhưng hiện giờ dân tình nghèo kiết, chúng nó chẳng có gì để cúng vái mình. Bụng đói miệng thèm, không biết mùi thịt là cái gì đã trải qua một thời gian lâu lắm, chẳng khác chi đức Khổng Tử ở nước Tề ba tháng không được đụng đến miếng thịt. Song đêm nay, trời rét, nước lạnh, khó lòng ở lâu chỗ này được, chi bằng lên quách vườn mía mà bắt chước Hổ đầu tướng quân ngày xưa (Hổ đầu tướng quân đời vua Tấn An Đế, mỗi lần ăn mía đều ăn từ ngọn xuống gốc)”.
Sau đó đám người rủ nhau lên vườn mía, nhổ trộm mía mà hít hà. Người đàn ông đang ngồi nghe trộm đám người to lớn liền dương cung bắn trúng hai người. Thấy tiếng kêu lớn, dân làng chạy tới, soi thấy dấu máu, lần theo thì tới một cái chùa hoang. Bên trong có hai pho tượng Hộ pháp xiêu vẹo, trên lưng mỗi tượng đều có một phát tên cắm sâu vào. Dân làng bèn hò đẩy hai pho tượng xuống, trong lúc đó vẫn còn nghe tiếng văng vẳng ai đó trách cứ vì “lão thủy thần” nào đó mà họ gặp nạn.
Người dân bèn tới miếu Thủy thần xem thế nào, khi đến miều Thủy thần thì người dân thấy pho tượng Thần đắp bằng đất vẫn còn bám vẩy cá lèm nhèm trên mép, người dân thấy vậy cũng lôi pho tượng xuống, kéo ra ngoài sân mà bỏ đi.
Quan Tư Lập tạ ơn người bắn cung tên, từ đó huyện không còn bóng tà yêu nữa.
Câu chuyện trên được trích trong “Thiên cổ kỳ bút”, Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ (sống vào khoảng thế kỷ 16) ghi lại những câu chuyện bí ẩn hàm chứa các bài học đạo đức dựa trên giá trị phổ quát vẫn luôn đúng cho tới ngày nay.
Đa phần người thời nay nói đó là tác phẩm văn học hư cấu, người có đức tin lại xem như lời nhắc nhở chân thật về đạo làm người, đạo tôn kinh Thần Phật, Chúa và các Đấng tối cao.
Tín phụng Thần Phật và lập nên những nơi tôn nghiêm như đền thờ, miếu mạo, chùa chiền là một việc nên làm, bởi khi con người có đức tin sẽ luôn sửa mình theo chính đạo, hoàn thiện bản thân, còn làm sáng rõ được cái đức hiếu kính của bản thân với những vị Thần Phật tối cao.
Thế nhưng, đức tin cũng phải dựa trên sự tôn kính từ trong tâm, không được lợi dụng những nơi tôn nghiêm để phục vụ những lợi ích cá nhân của bản thân. Như người xưa cũng có nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nếu có bán hàng hóa, thiết nghĩ của cách nơi tôn nghiêm một khoảng cách nhất đinh, và chỉ nên bán những mặt hàng thiết yếu như hương, nến, và những món ăn chay đơn giản.
Vậy nên phàm là những nơi tôn nghiêm, nơi thờ tự. Con người cũng nên có một không gian trang nghiêm, Thần Thánh, sạch sẽ, với một tấm lòng thành kính sâu sắc, khi Thần Phật nhìn thấy tấm lòng của con người thì hiển nhiên họ sẽ đến giúp đỡ con người khi khó khăn.
Vậy nên việc tu sửa tâm tính, buông bỏ dục vọng, buông bỏ những điều sai trái chính là điều mà các Vị Thần, các vị Phật, Đức Chúa mong muốn nhất ở con người. Còn hơn cả những việc làm hình thức như xây chùa, miếu mạo, đền thờ, nhưng lại lợi dụng hay vô tình biến nơi đây thành những nơi buôn bán, làm những điều ô uế trong thế giới trần tục.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: secretchina,dkn