Không nghĩ đến cái xấu của người khác là thể hiện của tấm lòng bao dung, là biểu hiện của chữ Thiện
Thất phu bị nhục tuốt kiếm tương đấu, ông nhục mạ tôi thì tôi nhục mạ ông, ông đánh tôi thì tôi đánh lại ông. Thậm chí có người còn nghĩ ông đánh tôi một thì tôi đánh ông hai, nếu không thì không hả được mối giận này, người không phạm ta, ta không phạm người, người mà phạm ta ta sẽ trả người gấp bội.., oan oan tướng đấu bao giờ mới dứt.
Mọi người đều đã nghe điển cố về câu chuyện Hàn Tín chịu nhục chui háng, chuyện kể rằng: “ Hàn tín là thuở niên thiếu luyện võ, người luyện võ đều khoác bảo kiếm. Một hôm đi ngoài đường gặp một kẻ thất phu vô lại chặn đường nói: – ngươi khoác bảo kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không. Kẻ kia vừa nói vừa đưa cổ ra, ngươi dám sát nhân thì hãy chặt đầu ta. Hàn tín nghĩ: mình chặt đầu hắn làm gì.
Thấy Hàn Tín không dám giết kẻ kia nói:- Ngươi không dám thì hãy chui qua háng của ta. Hàn tín thực sự đã chui qua háng kẻ kia. Sau này khi Hàn tín làm đại tướng quân gặp lại người kia ông còn lấy Đức báo oán” trong câu chuyện trên đã nói lên một vấn đề gì?
Hàn tín có tâm đại nhẫn phi thường, chính vì vậy ông mới có thể làm tướng quân giúp Lưu Bang bình định thiên hạ lưu danh sử sách muôn đời. Mọi người thử nghĩ xem nếu như ông nhất thời không giữ được mà giết kẻ thì ông cũng chỉ là một kẻ tầm thường và cũng chẳng thể lưu danh thiên sử.
Con người trong xã hội ngày nay nghĩ như thế nào? Như vậy chẳng phải quá nhu nhược sao, quá dễ bị bắt nạt sao. Người ngày nay còn nghĩ những gì “ Người không vì mình trời chu đất diệt” sống trong xã hội phải đấu tranh sinh tồn, cá lớn nuốt cá bé..chính và vậy mà không từ thủ đoạn nào vv…
Mọi người thử nghĩ xem phát triển như thế sẽ ra sao? Đạo đức sẽ tụt dốc nhanh chóng, mức độ căng thẳng giữa người với người sẽ đến mức nào, anh sống tôi chết, chính vì vậy mà làm hại lẫn nhau dùng đủ thủ đoạn. Chỉ vì lợi ích cá nhân mà không từ thủ đoạn. Phát triển tiếp nữa sẽ ra sao? Mức độ căng thẳng người với người cực lớn, mâu thuẫn qua lại đời truyền đời. Như vậy xã hội sẽ bất an quốc gia vì thế mà suy vong.
Lịch sử là tấm gương, người trí tuệ là người biết lấy những tấm gương trong lịch sử để soi mình, từ đó lựa chọn thái độ đối nhân xử thế, thái độ với cuộc sống để cuộc đời có ý nghĩa nhất có thể.
Chuyện cũ kể rằng: Sở Trang Vương mở đại tiệc thết đãi quần thần, mọi người đang cao hứng thì bỗng nhiên có một cơn gió lớn thổi tới khiến đèn đuốc tắt hết. Lúc đó có người lợi dụng kéo y phục ái phi của vua Sở. Ái phi kinh sợ giật đứt dây mũ của người đó, và nói cho vua Sở biết chuyện, muốn vua mau chóng thắp đuốc tra xét xem ai không còn dây mũ.
Trang Vương không những không nghe theo mà còn cho người truyền lệnh: “Hôm nay các khanh và ta uống rượu, không giật dây mũ xuống thì có nghĩa là uống chưa thỏa thích”. Khi đó quần thần tham gia yến tiệc hơn trăm người, ai nấy đều giật đứt dây mũ của mình, uống rượu thỏa thích.
Sau này nước Sở và nước Tấn nổ ra cuộc chiến tranh ngôi bá chủ, chiến sự vô cùng ác liệt. Mỗi lần giao chiến, phía trận tuyến của vua Sở luôn luôn có một võ tướng hăng hái quên mình xung phong hãm trận, đánh quân giặc tơi bời, khiến chúng hốt hoảng, tan tác tháo chạy.
Sau khi thắng trận, Trang Vương triệu kiến võ tướng đó hỏi: “Ta có đức gì có tài gì mà khiến khanh vào sinh ra tử vì ta như vậy? Hơn nữa ta cũng chưa có chiếu cố biệt đãi gì đối với khanh, vậy nguyên nhân là gì?”
Vị võ tướng đó trả lời rằng: “Thần chính là người bị giật đứt dây mũ trong đêm yến tiệc năm xưa, luận về tội thì đáng chết, nhưng đại vương lại nhẫn nhịn, đã bảo toàn thể diện và sinh mệnh của hạ thần. Từ thời khắc đó, thần đã thời thời khắc khắc có lòng quyết tâm tưới máu trên chiến trường, nguyện tan xương nát thịt vì đại vương, để báo đáp ân đức của ngài”.
Không nghĩ đến cái xấu, đến lỗi của người khác là thể hiện của tấm lòng bao dung, là biểu hiện của chữ Thiện, lấy thiện đối xử với người khác. Sức mạnh của Thiện khiến người ta cảm động, tự biết hối cải, sửa sai mà không cần một biện pháp cưỡng ép, không cần hình phạt nào. Bởi vì hình phạt nghiêm khắc cũng chỉ trừng trị cái tâm người ta, chứ không chỉnh sửa được cái tâm họ, trái lại còn gây oan kết oán, sớm muộn cũng tự rước họa vào thân.
Khổng Tử nói: “Việc nhỏ không nhẫn được thì hỏng việc lớn” (nguyên văn: “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu”). Chỉ những người có chí hướng cao xa, tấm lòng rộng lớn, hướng tới sự nghiệp to lớn thì mới coi những bất bình, bất công đối với mình là những thứ nhỏ không đáng để bận tâm, không đáng hao tâm tổn trí. Từ đó họ dành toàn bộ thời gian, tâm huyết và trí tuệ cho việc tu dưỡng đạo đức, thành tựu đại nghiệp.
Khổng Tử viết: “Bá Di, Thúc Tề bất niệm cựu ác, oán thị dụng hi”. Nghĩa là: “Bá Di, Thúc Tề không nghĩ đến điều ác, điều xấu của người khác đối với mình, đó là vì họ hiếm khi oán hận người khác”. (Luận Ngữ – Công Dã Tràng).
Người có trí tuệ, có tầm nhìn cao xa hơn thì hiểu rõ đạo lý “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”, thế nên đối với người hành ác với mình thì họ biết tự khắc có quy luật nhân quả trừng trị, họ cũng không cần phải lập mưu tính kế hay ra tay động thủ làm gì, trái lại lấy đức báo oán, ấy mới là đạo lý của những bậc trượng phu.
Đường Vân