Kinh nghiệm sống của ông cha ta qua câu nói: “Nam sợ 3 gật đầu, nữ sợ đi xoải bước” khiến ai cũng phải thán phục
Cuộc sống của người xưa vô cùng đơn giản, nhưng chính trong sự giản đơn đó mà thực sự có thể ngộ được rất nhiều đạo lý lớn, thông qua những câu nói được ông cha ta đúc kết từ người thật, việc thật, và chúng vẫn là phương hướng cho cuộc đời của các thế hệ mai sau.
1. “Nam sợ 3 gật đầu”
Ví dụ trong câu nói: “Nam sợ 3 gật đầu, nữ sợ đi xoải bước” đã thể hiện rất rõ tiêu chuẩn của người xưa về tính cách cần có của người đàn ông và phụ nữ.
“Nam sợ 3 gật đầu” Từ nghĩa đen có lẽ chúng ta cũng đoán được câu này là lời cảnh báo cho những người con trai, bất kể bạn đang làm gì, không nên tùy tiện gật đầu, hàm ý muốn nói người đàn ông này không có chủ kiến.
Thời xưa, yêu cầu đối với nam giới rất cao, ngay từ nhỏ nam giới đã được gia đình kỳ vọng vào tương lai là trụ cột trong nhà, không những phải phụ trách công việc bên ngoài, kiếm tiền chăm sóc gia đình, mà còn là chỗ dựa tinh thần, chống đỡ cho gia đình. Nếu người đàn ông không tốt, phụ nữ dù tài giỏi đến đâu, cuộc sống gia đình cũng sẽ nghèo khó, khốn đốn, mỗi bước đều khó khăn!
Cho dù là hiện tại, người đàn ông yêu thương vợ mình, nghe lời vợ nói tuy không phải là chuyện gì xấu, nhưng đối với những việc đại sự, đàn ông phải có chủ kiến của mình mới được!
Có lẽ rất nhiều người cho rằng làm người đàn ông thì cứ nghe lời vợ mình thì sẽ tốt, như thế cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi vì làm một người đàn ông có chủ kiến, về một số vấn đề không liên quan đến nguyên tắc, thì có thể thuận theo người phụ nữ; nhưng khi mà hành vi của người vợ lệch khỏi quỹ đạo, người đàn ông phải kịp thời uốn nắn và khuyên bảo. Chỉ có hai người dắt tay cùng nhau tiến bộ, cuộc sống gia đình mới có thể hạnh phúc viên mãn!
Thời cổ đại đề cao đàn ông là vậy, nhưng lại rất hà khắc với phụ nữ. Do truyền thống gia tộc phụ hệ lâu đời, nam giới luôn đề cao, nữ giới thấp kém nên đối với phụ nữ, đòi hỏi phụ nữ phải hiền thục, đức hạnh.
2. “Nữ sợ đi xoải bước”
“Phụ nữ sợ đi xoải bước”, câu này phản ánh yêu cầu của người xưa đối với phụ nữ. Trong mắt phụ nữ thời xưa, phụ nữ rất dịu dàng, thanh tú, cẩn thận, yểu điệu thục nữ, sao có thể đi đứng như đàn ông?
Câu “Nữ sợ đi xoải bước”, chính là phụ nữ đi đường không nên bước quá lớn, nói chuyện cũng không nên nói quá to!
Thời xưa, tiêu chuẩn thẩm mỹ so với người hiện đại cũng có nhiều chỗ khác nhau. Ngày xưa phụ nữ đẹp, không chỉ là khuôn mặt đẹp, vóc người chuẩn, điều quan trọng hơn nữa đó là ngôn hành cử chỉ phải thích đáng.
Người xưa cho rằng, phụ nữ đi đứng và nói chuyện to tiếng, thì không phù hợp với hình mẫu cơ bản của một phụ nữ. Nên một người phụ nữ động chút là kêu to, hô to, xoải bước chạy, thường thường dễ làm cho người khác thấy bất ổn, cảm giác tính khí táo bạo. Nên cho tới ngày nay, đàn ông phần lớn vẫn ưa thích phụ nữ ôn nhu, nho nhã, điềm đạm.
Câu tục ngữ này, không chỉ thể hiện trí tuệ trong đời sống mà còn biểu hiện đạo đối nhân xử thế cơ bản nhất của người xưa.
Làm một người đàn ông vừa có khả năng đối xử ôn nhu với người vợ của mình, lại càng phải có chủ kiến, nhìn xa trông rộng, nếu không thì nhất định cả đời sẽ tầm thường vô vị! Mà một người phụ nữ nếu có thể làm được không xoải bước đi, không nói chuyện om sòm, cũng sẽ lưu lại ấn tượng tốt cho người khác.
Đạo lý lớn như vậy, nếu minh bạch càng sớm thì càng ít bị thiệt thòi!
Thiên Hà biên tâp
Nguồn: kknews