Một búi tóc, một bát nước trắng, sống một cuộc đời đơn giản nhưng ông khiến bao người cảm động rơi nước mắt
Ngày 28 tháng 9 năm 2005, người đàn ông 93 tuổi này lặng lẽ ra đi, ông là Bạch Phương Lễ, người đàn ông lái xe xích lô ba bánh. Đây không phải là thần thoại: Ông lão này từ năm 74 tuổi, ông bắt đầu làm công việc lái xe ba bánh chỉ bằng một chân, ông kiếm được 350.000 nhân dân tệ (55 triệu đô), quyên góp số tiền đó cho nhiều trường đại học, trường trung học cơ sở và trường tiểu học ở Thiên Tân, đồng thời tài trợ cho hơn 300 học sinh nghèo. Mọi người gặp ông đều ngạc nhiên khi thấy rằng cuộc sống cá nhân của ông gần như người ăn xin, tài sản riêng của ông không có lấy một đồng.
Ngày sinh nhật của ông Bạch Phương Lễ là ngày mà nhiều người không thể quên.
Vào khoảnh khắc ông hấp hối, thân hình gầy gò khô khốc nằm trên giường, đôi mắt ông khép chặt, lồng ngực thở hổn hển. Ông đã hôi mê 19 ngày, chúng tôi những người có mặt ở đó, nhẹ nhàng nắm tay ông, không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả, chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim. Phép màu xuất hiện: Ông lão từ từ mở mắt ra, đôi mắt trong veo nhìn thẳng lên và từ miệng liên tục nói: “Tốt…học…học…” Một giọt nước mắt chảy từ khóe mắt ông.
Chắc ông lão nhìn thấy những người học sinh được trợ cấp trong ảo giác. Ở thế giới này, ngoài những sinh viên đó còn điều gì có thể đánh thức trái tim người đàn ông 93 tuổi này vào lúc cuối đời.
Năm 1986, Bạch Phương Lễ, 74 tuổi, từ Thiên Tân trở về quê nhà ở Hà Bắc. Đây là một nơi khiến ông buồn và lo lắng. Khi còn nhỏ, ông rất ham học, nhưng vì gia đình nghèo khó ông phải nghỉ học, ông sang Thiên Tân năm 13 tuổi và trở thành một người lái xe xích lô ba bánh. Ông chăm chỉ làm ăn, cho ba đứa con ăn học nên người. Khi ông chứng kiến hai đứa con của mình trở thành sinh viên đại học, ông đã khóc vì vui sướng.
Khi ông già đi, ông quyết định trở về quê nhà để an hưởng tuổi già. Ông đi bộ trong làng và thấy rằng những đứa trẻ làm việc ở khắp mọi nơi. Ông hỏi: Sao không đi học? Những đứa trẻ nói rằng người lớn sẽ không để chúng đi. Sau đó, ông tìm thấy một người lớn và hỏi, tại sao không cho trẻ đi học? Người lớn nói, làm thế nào mà người nông dân có thể có nhiều tiền như vậy để cho trẻ em đi học!
Đêm đó, Bạch Phương Lễ đã không thể ngủ yên, mặc dù ông không được học hành nhưng ông rất hiếu học. Ông thường nói: Đất nước muốn phát triển, thì phải đi học, tình cảnh ở quê khiến ông không thể bình tĩnh. Nhìn vào quê hương thì có thể thấy các thế hệ mai sau sẽ phải sống trong cảnh nghèo khó, những đứa trẻ không được đi học, chúng sẽ không thể thành tài được.
Ngay hôm sau khi trời sáng, ông lão đã họp một cuộc họp gia đình và thông báo hai điều: “Một là ông sẽ đưa 5000 nhân dân tệ mà ông đã tiết kiệm được trong vòng 3 năm cho bọn trẻ ở quê hương để chúng được đi học, hai là ông sẽ quay lại Thiên Tân để làm công việc lái xe ba bánh, kiếm tiền để nhiều trẻ em nghèo được đi học hơn.”
Bạch Phương Lễ, 74 tuổi trở về Thiên Tân với chiếc xe xích lô ba bánh trong phần đời còn lại, giờ ông thấy mục tiêu của cuộc đời mình thật tươi sáng, ông thực hiện ước mơ của riêng mình, ông muốn nhiều đứa trẻ được đi học…
Mọi người nhìn thấy Bạch Phương Lễ chắc hẳn sẽ xót thương. Ông mặc quần áo, giày và mũ không phù hợp từ đầu đến chân quanh năm, những thứ mà ông nhặt được từ ngoài đường. Buổi trưa mỗi ngày, ông chỉ ăn hai cái bánh hấp và uống một bát nước sôi. Thỉnh thoảng ông sẽ đổ một ít nước tương vào nước sôi rồi ăn cùng bánh hấp, ông thấy thật ngon.
Ông lão vắt kiệt đời sống vật chất của mình đến mức thấp nhất, làm việc cật lực nhất. 365 ngày một năm, ông không bao giờ nghỉ ngơi. Ông từng bị ngất khi đang chở xe dưới ánh mặt trời thiêu đốt của mùa hè, hoặc có khi rơi xuống một con mương do đường trơn đầy tuyết vào mùa đông, ông ngủ trên xe vì mệt mỏi quá mức, nhiều lần ông sốt cao đến 39 độ C, ông vừa uống thuốc hạ sốt trong khi đạp xe.
Nhiều người cho rằng Bạch Phương Lễ, ông là người thần kinh, không hiểu điều mà ông làm, vì sao lại phải làm khổ mình như vậy. Ông liền nói: “Tôi không thể ngồi yên, những đứa trẻ đang đợi tiền của tôi để đi học, tôi chỉ có thể tìm cách kiếm tiền.”
Đây là một trái tim lặng lẽ nhưng rực rỡ và nóng bỏng như ánh mặt trời. Mỗi ngày sau bữa tối, ông đếm từng tờ tiền trong ống và vuốt phẳng chúng. Ngày hạnh phúc nhất của ông là vào cuối tháng, khi được đi xe ba bánh đến trường và quyên góp tiền. Trong ấn tượng của lũ trẻ, ông nội chúng lúc nào cũng vui mừng như ngày tết vậy. (Bọn trẻ gọi ông Lễ là ông nội)
Trường trung học Hồng Quang là trường duy nhất ở Thiên Tân chấp nhận trẻ em Tây Tạng. Khi Bạch Phương Lễ biết rằng hầu hết trẻ em ở đây đều đến từ những nơi nghèo nàn, ông đã quyết định đến gặp hiệu trưởng và nói: “Tôi là Bạch Phương Lễ, tương lai tôi sẽ dùng tiền kiếm được từ lái xe xích lô để trợ cấp cho các học sinh Tây Tạng mỗi tháng, đừng để các em nghỉ học.” Ông rút từ trong túi ra 900 nhân dân tệ, những có mặt ở đó đã sững sờ! Đó là chồng tiền thật dày.
Từ năm 1993 đến 1998, người đàn ông này đã trợ cấp cho hơn 200 học sinh Tây Tạng tại trường trung học Hồng Quang và trợ cấp hàng tháng cho đến khi họ tốt nghiệp.
Bạch Phương Lễ truyền lửa và sức nóng của mình cho những sinh viên cần giúp đỡ, ông làm bằng tất cả sức lực của ông. Ông không thể quên cảnh tượng khi đến Đại Học NanKai để quyên góp cho những sinh viên nghèo năm đó. Khi đó, trường gửi xe đến đón ông nhưng ông nói không, ông có thể tự đi xe ba bánh đến, số tiền xăng dầu đó có thể tiết kiệm tiền để mua sách cho trẻ em nghèo. Trong buổi quyên góp đó giáo viên đã kể truyện này cho học sinh và mọi người đã bật khóc. Nhiều sinh viên đã run rẩy khi nhận tiền từ ông lão này.
Một sinh viên nghèo đến từ Tân Cương đã tốt nghiệp đại học, anh được một công ty lớn đón nhận và trả lương cao. Vào ngày hôm đó, anh lên sân khấu và nói một cách hào hứng: “Tôi cảm thấy một tinh thần và sức mạnh chưa từng có từ ông nội. Tôi chính thức nói với nhà trường và ông nội Bạch rằng: Sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ không ở lại Thiên Tân, và tôi muốn trở về với quê hương nghèo khó. Quê hương, theo tinh thần của ông nội Bạch để góp phần thay đổi diện mạo của quê hương! “Anh cúi đầu thật sâu trước ông nội. Khán giả vỗ tay. Ông lão rơi nước mắt vì sung sướng.
Trong những năm gần đây, có tới 30 trường đại học, trường trung học cơ sở, trường tiểu học và quỹ giáo dục đã nhận được sự đóng góp từ Bạch Phương Lễ. Người già này quyên góp tiền và không bao giờ mong được trả lại. Nhiều sinh viên nhận được sự giúp đỡ của ông nhưng không biết tên ông. Ông khăng khăng theo đuổi điều con tim mách bảo, giống như những người lính khăng khăng chiến đấu ở vùng cao.
Năm 1994, Bạch Phương Lễ đã 81 tuổi. Vào ngày này, sau khi trao hơn 3.000 nhân dân tệ tiền kiếm được từ những ngày làm việc trong mùa đông lạnh giá cho một trường học, lãnh đạo nhà trường đã thay mặt cho 300 học sinh nghèo trong toàn trường cảm tạ ông. Ông chỉ nói: Có rất nhiều trẻ em thiếu tiền đi học, và tôi không thể chỉ cứu một vài em bé bằng số tiền tôi kiếm từ một chiếc xe ba bánh, nó không đủ!
Ông suy nghĩ suốt đêm và quyết định bán căn nhà mà mẹ ông để lại, rồi vay tiền mở một cửa hàng tiện lợi. Trong vài ngày, một ki-ốt nhỏ 7 mét vuông xuất hiện trên một địa điểm cạnh ga xe lửa Thiên Tân, nơi chứa đầy bánh ngọt, thuốc lá, rượu, v.v. Một tấm biển được treo trên đầu – “Cửa hàng hỗ trợ giáo dục Bạch Phương Lễ”. Ông thông báo cho các nhân viên làm việc rằng: “Số tiền họ kiếm được là để giúp các em nghèo có thể được đi học.”
Ki ốt nhỏ giúp ông tăng nguồn thu nhập tài chính nhưng vẫn tiếp tục lái xe xích lô ba bánh, ông nói rằng: “Tôi có thể kiếm được 20 hoặc 30 nhân dân tệ mỗi ngày khi ra ngoài lái xe và tôi có thể cung cấp thức ăn một ngày cho mười đứa trẻ nghèo hoặc nhiều hơn vậy!”
Để thuận tiện cho công việc, ông đã xây thêm một không gian vỏn vẹn 3 mét vuông cạnh gian hàng, một ván gỗ được gác lên coi như một chiếc giường. Vào mùa hè, nhiệt độ trong ki ốt cao tới 40 độ C, mùa đông lạnh đến mức một ly nước đóng băng ngay lập tức khi mới rót ra từ ấm nước vừa đun sôi. Ông Bạch Phương Lễ sống ở đó 5 năm.
Ông lão có con cái nhưng sống như một người vô gia cư, con cái ông luôn phải chịu áp lực hiểu lầm từ những người xung quanh, họ phàn nàn với cha mình. Ông nói với các con: “Các con hãy để cha theo đuổi ước mơ của mình, cha sẽ sống tốt ở đây.”
Ông lão khăng khăng theo đuổi nguyện vọng của mình như một chiến binh dũng cảm chiến đấu trên chiến trường. Tuy nhiên… ông bất lực vào ngày hôm đó. Năm 1999, nhà ga Thiên Tân được tổ chức lại, các ki ốt kinh doanh bị phá hủy. Cửa hàng ông cất bao công xây dựng bị phá vỡ thành một đống rác trong nháy mắt, ông lão đã khóc. Ông đã già, chân tay yếu, ông chỉ còn mỗi cửa hàng này, ông có thể làm gì cho bọn trẻ trong tương lai đây?
Vào mùa đông năm đó, ông lão ngồi cuộn tròn trong một góc của nhà ga, ông đếm từng tờ tiền một trong ống đựng tiền, tất cả được 500 nhân dân tệ. Ông cất tiền vào hộp cơm rồi đạp xe đến trường trung học Thiên Tân, đó là một ngày mùa đông tuyết rơi. Mọi người thấy tóc và râu ông bạc trắng, cơ thể ông ướt đẫm bởi tuyết. Ông đưa 500 nhân dân tệ trong hộp cơm cho hiệu trưởng và nói:”Tôi không thể làm được nữa. Tôi có thể không quyên góp được nữa trong tương lai. Đây là số tiền cuối cùng của tôi …” Các giáo viên có mặt ở đó đều khóc.
Con người à, không thể tránh khỏi được quy luật sinh lão bệnh tử của Đất Trời nhưng trái tim như ánh mặt trời của ông lão Bạch Phương Lễ sẽ không bao giờ tắt trong lòng mọi người.
Ngày đưa thi thể của ông lão từ bệnh viện về quê, đám đông đứng chật cứng, khi cơ thể ông được nhấc ra, đám đông gần như mất kiểm soát. Nhiều người dân vội vã, một số người phải chạy lên mái nhà, cây cối và xe hơi để nhìn thấy ông lão lần cuối cùng. Mọi người bật khóc, vì có quá nhiều người, chiếc xe tang mất gần nửa tiếng để rời đi. Một người dân gần đó nói với các phóng viên rằng ông đã sống ở đây rất nhiều năm và chưa bao giờ thấy đám tang của một người dân bình thường mà quy tụ nhiều người như vậy.
Một búi tóc, một bát nước trắng, ông sống một cuộc đời đơn giản, 300 sinh viên, 350.000 tiền quyên góp, ông ấy đã truyền sức mạnh của lòng tốt và thiện lương cho con người như thế đó.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn dịch: ibook.idv.tw