Nếu bạn muốn thành công, hãy tránh xa 3 điều này
Thế giới hơn 7 tỷ người, tại sao thành công đến với người này mà lại không đến với người kia? Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số người thành công trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trong khi nhiều người khác phải chấp nhận thất bại?
Điều kỳ diệu của thế giới này là mặc dù có vô số con người tồn tại, nhưng không có hai người nào giống nhau. Yếu tố nào đã khiến sự khác biệt giữa chúng ta lớn đến vậy, và tại sao đôi khi những người bạn thân với mình có thể đạt được thành công trong sự nghiệp và gia đình hạnh phúc còn bản thân mình lại phải gặp thất bại, cô đơn.
Theo quan điểm tâm lý, hiện tượng này thực chất là do ba loại tư duy quán tính và kém sau đây gây ra.
1. Bảo vệ bản thân
Trong tâm lý học có một khái niệm được gọi là “vùng an toàn của bản thân”, thực chất chỉ một loại bản năng nguyên thủy của con người. Trình độ nhận thức càng hạn hẹp, suy nghĩ càng đơn nhất, càng thiếu đi năng lực phán đoán, và tất nhiên, cũng sẽ trở nên cố chấp hơn.
Lời giải thích đơn giản là mọi người thích tìm một cách sống có thể đưa bản thân vào trạng thái thoải mái, cái mà chúng ta thường gọi là “vùng thoải mái”, và muốn sống trong vùng an toàn mãi mãi, mà không muốn để mình tiến thêm một bước nữa. Sẵn sàng tiếp xúc với những điều mới và không muốn thay đổi.
Tuy nhiên, thời đại không ngừng tiến bộ và phát triển, lối sống thoải mái nhất đối với bạn và phù hợp nhất với bạn ở thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ bị xã hội đào thải theo thời gian. Dù có tiếp xúc nhiều với những điều mới mẻ ở thế giới bên ngoài, rồi bạn vẫn sẽ bị xã hội đào thải dần.
Mặc dù cách sống bằng lòng với hiện trạng và sống trong “vùng an toàn” của chúng ta có thể khiến cuộc sống của chúng ta rất thoải mái, nhưng cách sống này cũng rất nguy hiểm.
Bởi vì, thời gian dài từng bước trong cuộc sống sẽ làm giảm đi sự nhạy cảm của con người. Theo thời gian, bạn sẽ hoàn toàn chìm đắm trong thế giới của riêng mình. Mọi thứ ở thế giới bên ngoài sẽ ngày càng trở nên mờ nhạt đối với bạn. Cuối cùng, nó sẽ khiến bạn mất liên lạc với xã hội.
Như câu nói: “Sinh vu ưu hoạn, tử vu an lạc”, nghĩa là sinh trong hoạn nạn, chết nơi an lạc, chỉ khi bước ra khỏi giới hạn ràng buộc của chính mình, cuộc sống của chúng ta mới có thể không ngừng tiến bộ, và chỉ có không ngừng tiến bộ thì chúng ta mới có thể theo kịp sự phát triển của thời đại.
Chúng ta không nên cho rằng tính cố chấp là đặc điểm trong tính cách bản thân, và việc thay đổi nó là không thể. Chỉ cần chúng ta biết mình đang nghĩ gì, xem xét liệu cách nghĩ của mình phát sinh từ nguyên nhân gì và nó sẽ phát triển ra sao, chúng ta sẽ dần tìm ra cách nâng cao bản thân để cải thiện vấn đề.
Sau một quá trình không ngừng học hỏi, những quan niệm mà chúng ta cố chấp vào sẽ liên tiếp bị “lật đổ”, bởi vì bạn sẽ phát hiện ra tri thức của mình quá nhỏ bé. Đó cũng là lúc chúng ta cần liên tục nâng cao nhận thức, năng lực phán xét, quan niệm đạo đức của mình.
2. Không đối diện thực tế
Nếu bạn là một người lạc quan từ bé, bạn sẽ cảm thấy không mong muốn được trở thành một người có tư duy thực tế. Nhưng những thu hoạch từ khả năng tư duy thực tế không làm giảm lòng tin của bạn về con người và cũng không giảm khả năng kiếm tìm và nắm bắt những cơ hội.
Bản năng của con người thực chất là tìm kiếm thuận lợi và tránh bất lợi, khi gặp khó khăn thì bản năng tránh né, về mặt này con người cũng giống như động vật, trong tự nhiên có nhiều loài động vật dùng nhiều cách khác nhau để tránh kẻ thù.
Nhưng xét cho cùng, loài người tất nhiên cao cấp hơn động vật , vì vậy lợi thế của chúng ta là có sự chủ động chủ quan, nên chúng ta cũng có quyền chủ động lựa chọn. Chúng ta có thể nghĩ rằng quá trình thành công của một người là quá trình không ngừng vượt qua khó khăn.
Những khó khăn mà chúng ta đang nói đến ở đây không chỉ bao gồm những khó khăn khách quan không thể tránh khỏi của thế giới bên ngoài, mà còn bao gồm nhiều bản chất cố hữu của con người, như trốn tránh và rút lui.
Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là “tâm lý đà điểu”. “Tâm lý đà điểu” dùng để chỉ những người luôn thích trốn tránh khó khăn, cuối cùng mất đi tinh thần chiến đấu và khả năng giải quyết vấn đề.
Thành tựu không phải là sự ngẫu nhiên của bất kỳ ai. Dù họ làm trong ngành gì, chỉ cần họ có thể đạt được thành công, họ là những người dám đối mặt với khó khăn và không ngừng đấu tranh, họ dám đối mặt với những thiếu sót và khuyết điểm của bản thân, và có thể vượt qua. Học tập và làm việc chăm chỉ để sửa chữa những thiếu sót của bản thân và dần dần bù đắp cho nó.
Theo quan điểm này, có thể đối diện trực tiếp với cuộc sống và thực tế là yếu tố cần thiết đối với một người thành công. Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta phải dám đối mặt với khó khăn, đối mặt với mọi thứ với thái độ tích cực, không để khó khăn dễ dàng đánh gục mình.
Không ai nói rằng cuộc sống này là dễ dàng và toàn những điều suôn sẻ, cũng như không phải ai cũng có thể tránh được tất cả những va chạm và tổn thương trên đường đời. Mọi người thường có quan niệm rằng, kiếm được nhiều tiền thì cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. Nhưng mấy ai thấy được những trải nghiệm và đau thương phải đánh đổi để có được một cuộc sống sung túc?
Mỗi trải nghiệm là một bài học vô giá giúp chúng ta nhận ra thiếu sót để dần dần hoàn thiện. Có nhiều người không biết tận dụng tốt cơ hội này, mà lại than thân trách phận, ủy mị đau khổ… các loại tâm thái tiêu cực đều xuất hiện.
3. Đánh giá quá cao bản thân
Vladimir Kirillovich từng nói: “Sống trong mắt người khác còn tệ hơn sống trong lòng chính mình. Khi bạn đánh giá quá cao địa vị của mình trong lòng người khác, thậm chí đánh giá quá cao mối quan hệ của bạn với người khác, điều chờ đợi sẽ là nỗi thất vọng lớn”
Thực tế là chúng ta quan tâm quá nhiều đến những thứ liên quan đến bản thân, luôn cho rằng ánh mắt người khác đang tập trung vào mình và rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, khiến bản thân mệt mỏi.
Những người thích đánh giá cao bản thân có nhiều đặc điểm chung. Điều đó không có gì sai nhưng nếu không biết sử dụng nguồn lực có trong tay, bạn sẽ lãng phí rất nhiều cơ hội. Xã hội hiện đại là xã hội chú ý đến mối quan hệ giữa các cá nhân, là hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Vì vậy, chúng ta phải hiểu mình một cách khách quan, nhìn lại bản thân, đánh giá bản thân, tích hợp mọi nguồn lực có trong tay và khi làm bất cứ việc gì cũng phải cố gắng sử dụng ít chi phí nhất, tốc độ nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất để hoàn thành từng việc.
Nhà văn Jack London đã viết trong tác phẩm “The Sea Wolf”: “Mọi người đều coi mình như một viên kim cương, nhưng với những người khác, nó chỉ là một dạng khác của kim cương, đó là than chì”. Chúng ta luôn lầm tưởng rằng mình khác biệt với người khác, nhưng lại không biết rằng trong lòng người khác, bạn không có gì đặc biệt.
Không đánh giá quá cao bản thân là một loại tu dưỡng, nhưng cũng là một loại trưởng thành về mặt tinh thần. Nếu đề cao bản thân, bạn sẽ chỉ bị người khác coi thường. Chỉ bằng cách gạt bỏ trái tim kiêu ngạo sang một bên và học cách nhìn nhận bản thân, mới không ngừng tiến bộ.
Trong cuộc sống và công việc, ai cũng muốn mình thành công. Tuy nhiên, con đường đi đến thành công của mỗi người không giống nhau. Sẽ có người gặp được con đường bằng phẳng, nhưng có người sẽ phải đi những con đường gập ghềnh, nhiều chông gai, rào cản. Vậy nên mỗi chung ta cần phải luôn tự rèn luyện tư duy của mình để có thể kịp thời nắm bắt mọi cơ hội đến với mình.
Nguồn Aboluowang
Hằng Tâm