Nghệ thuật sống “lấy nhu chế cương” qua lời dạy của cổ nhân
Cuộc sống vốn dĩ rất giản đơn, bậc cao nhân có trí huệ thì đều biết chọn cho mình một cuộc sống trí huệ đơn giản, sống thuận theo tự nhiên, lấy nhu chế cương, lấy mềm mỏng thắng cương cường và học tập theo đức hạnh của nước để đạt được cảnh giới vô vi.
Trong cuộc sống chúng ta sẽ có lúc gặp khó khăn, có lúc gặp mâu thuẫn, bình thường lúc gặp mâu thuẫn thì chúng ta rất khó kiềm chế bản thân, nên sẽ không có một tâm thái tốt để xử lý mọi việc. Một số lời dạy của cổ nhân sau sẽ giúp bạn hiểu được nghệ thuật sống lấy nhu chế cương, để áp dụng tốt vào cuộc sống của mình, để hóa giải mâu thuẫn một cách tốt nhất.
Mềm thắng cứng, nhu thắng cương
Tương truyền khi mừng thọ Lão Tử 80 tuổi, có rất nhiều người đến chúc mừng, mọi người đều hồ hởi hỏi bí quyết trường sinh của ông. Lão Tử không nói lời nào mà chỉ mở to miệng cho mọi người xem, mọi người thấy vậy đều không hiểu hàm ý làm sao? Lão Tử mới giải thích: “Răng cứng nhưng nay đã chẳng còn, mềm mỏng như lưỡi lại còn như nguyên. Đây chính là đạo lý mềm mỏng thắng cương cường”.
Lão Tử ca ngợi và yêu quý nước, phụ nữ và trẻ em, chính là vì ông nhìn thấy được sức mạnh của sự mềm mỏng. Mềm mỏng chính là đại trí huệ của sinh mệnh, cũng như Lão Tử ca ngợi và yêu quý nước, phụ nữ và trẻ em, chính là vì ông nhìn thấy được sức mạnh của sự mềm mỏng.
Mềm mỏng chính là đại trí huệ của sinh mệnh, cũng như một cái cây khô thì rất dễ bị gió làm cho gãy, tuy nhiên cây còn sống biết thuận theo chiều gió mà lay chuyển thì lại chẳng hề gì. Đạo lý làm người và cây cũng lại như thế, những thứ có sinh mệnh thì đều mang một thân thể mềm, chết rồi thì liền biến thành cứng.
Nước chảy đá mòn, nước tuy mềm nhưng xuyên thủng được đá. Vậy nên mềm mỏng chính là đại sức mạnh, trên đời này không có thứ gì có thể mềm hơn nước và lại có thể mạnh hơn nước, nước có thể khắc chế được những thứ cứng rắn nhất trên đời.
“Binh vô thường hình, thủy vô thường thế”, vì những thứ mềm mỏng có thể dễ dàng uyển chuyển biến hóa cho nên có thể thích ứng với vạn sự. Còn thứ cứng rắn lại khó có thể biến hóa. Đây cũng là điều trong binh pháp Tôn Tử: “Vô hình thắng hữu hình”.
Chẳng hạn một cái cây khô thì rất dễ bị gió làm cho gãy, tuy nhiên cây còn sống biết thuận theo chiều gió mà lay chuyển thì lại chẳng hề gì. Đạo lý làm người và cây cũng lại như thế, những thứ có sinh mệnh thì đều mang một thân thể mềm, chết rồi thì liền biến thành cứng.
Học tập đức hạnh của nước
Trong một lần đối thoại với Khổng Tử bên bờ sông, Lão Tử chỉ tay hướng về sông Hoàng Hà nói: “Vì sao ông không học tập đức hạnh của nước?”.
Khổng Tử nói: “Nước có đức hạnh gì”.
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy (cái thiện nhất giống như nước), nước có lợi cho vạn vật mà không tranh giành, ở nơi ác của con người, đây chính là đức hạnh khiêm nhường.
Sông biển rộng lớn mênh mông cũng bởi vì chúng có thể đặt mình ở nơi thấp. Thiên hạ không có thứ gì mềm mại như nước, cũng không có thứ gì cứng cỏi như nước. Đây chính là nhu đức. Vậy nên mềm mại có thể chiến thắng cứng cỏi. Nước không có “hữu” (sở hữu) nên nó có thể tự do ra vào chỗ “vô”. Đây chính là giáo huấn không lời, đây chính là “vô vi”.”
Khổng Tử nói: “Tôi đã hiểu. Mọi người đều muốn đến chỗ cao, chỉ có nước chảy đến chỗ thấp nhất. Mọi người đều ở nơi dễ dàng, duy chỉ có nước ở nơi khó khăn. Mọi người đều ở nơi sạch sẽ, chỉ có nước ở nơi dơ bẩn. Những nơi nước chảy đến đều là những nơi không ai thích ở, vậy nên ai có thể tranh với nước được đây?”.
Lão Tử nói: “Không tranh với đời nên không ai có thể tranh với nước. Đây chính là thủy đức (đức của nước). Nước không đâu không có, Đạo không đâu không có, nước không có thất bại. Không mà tĩnh, thích hợp với bản nguyên thâm sâu. Làm tổn hại bản thân mình, mang đến ân huệ cho người khác mà không cầu báo đáp, đây chính là nhân đức.
Chỗ tròn trịa ắt sẽ xoay chuyển, chỗ gấp khúc ắt sẽ đổi hướng, tắc nghẽn ắt sẽ dừng lại, khai thông ắt sẽ chảy ra, đây chính là thủ tín (giữ vững niềm tin). Tẩy tịnh vạn vật, chỉnh lý quân bình cao thấp, đây chính là giỏi về xử lý ở mọi phương diện.
Mọi thứ có thể nổi trên mặt nước, nhìn mọi thứ có thể rõ ràng, gặp xung kích thì thế nước không gì có thể cản, đây chính là giỏi về sử dụng tài năng. Ngày đêm không dừng, tràn đầy rồi lại tiến về trước, đây chính là giỏi chờ đợi thời cơ.
Lão Tử là một thánh nhân nổi tiếng thời Xuân Thu, ông đã để lại cho đời muôn vàn đạo lý tin hoa “thuận theo tự nhiên”, những học thuyết và đạo lý của Lão Tử khuyên răn thế nhân làm người phải biết trọng đức, tu thân dưỡng tính, biết mềm mỏng đúng chỗ, cương cứng đúng lúc, sống thuận theo tự nhiên, không tranh với đời thì thiên hạ không ai tranh giành với mình.
Nguồn: ntdvn.com; nghethuathongan.com
Chân Kiến biên tập