Nguyên nhân các cặp vợ chồng ngày nay thường xuyên cãi nhau vì những chuyện vụn vặt
Đã là vợ chồng thì hiếm có cặp đôi nào tránh được mâu thuẫn cãi vã. Thực tế cho thấy có những cặp vợ chồng, sau khi cãi nhau, họ cảm thấy cần nhau và thương nhau hơn. Nhưng ngược lại có những cặp đôi sau khi cãi nhau thì mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng, không thể dung hòa. Vợ chồng cãi nhau vì thế cũng có thể làm tan vỡ hôn nhân, đẩy hai người đi về hai ngả.
Câu chuyện thứ nhất.
Một nhà nọ có anh chồng vẫn chưa tìm được việc làm, công việc của anh hàng ngày là đưa đón con đi học. Có một hôm, cô vợ đi làm đến tối muộn về nhà nhưng khi về đến nhà không thấy con đâu, cô hỏi anh chồng thì anh nói: “anh chưa đón con đi lớp về”, sau câu nói của chồng cô đã vội vã dắt xe máy đi đón con, nhưng khi đón con về nhà xong cô bắt đầu trách chồng là lười biếng, vô tích sự có mỗi chuyện đón con cũng không làm được trong khi cô phải đi làm cả ngày, ông chồng cũng giải thích là tay anh hôm nay đau nên không đi đón con được, nhưng cô vẫn cố nói: “Thế thì anh phải gọi điện thoại sớm cho em để em về sớm đón con chứ?”. Câu chuyện chỉ có vậy mà hai vợ chồng cứ to tiếng qua lại với nhau suốt, khiến cho bữa cơm tối cũng mất ngon, con cái thấy không khí căng thẳng mà cũng không vui theo.
Nếu người vợ ở trong câu chuyện này có thể về đến nhà hỏi rõ sao hôm nay anh không đón con và thông cảm với chồng thì câu chuyện lại đi theo hướng tốt đẹp hơn. Còn người chồng nếu đồng cảm với vợ đi làm về mệt cũng nên nói sớm với vợ hơn để vợ có cảm giác chồng mình đồng cảm với mình thì người vợ sẽ không khó chịu.
Chỉ vì vẫn chưa đứng ở vị trí của nhau để hiểu nhau, chỉ vì nói mà không suy nghĩ thấu đáo, câu chuyện đã trở thành bi kịch, những điều tốt đẹp lại trở thành những điều tồi tệ.
Mọi người đều có thể nói, nhưng không phải ai cũng có thể biết nói chuyện. Nếu có điều gì muốn nói, chỉ là không phải ai cũng có thể nói những điều tốt đẹp. Lý do mà không thể nói những lời đạo lý tốt đẹp, đơn giản là vì trước khi nói chúng ta đã không suy nghĩ kỹ, không đặt ở vị trí nhau để đồng cảm.
Một câu chuyện khác:
Có hai vợ chồng cãi nhau chỉ vì những chuyện vặt vãnh mà muốn ly hôn. Nguyên nhân lại không phải vì chuyện gì xấu mà ngược lại đây là do chuyện tốt.
Có một ngày, người vợ đã mua một con cá mú đặc biệt ngon, lại đặc biệt gọi điện đến văn phòng làm việc của chồng: “Khi anh tan sở, thì gọi cho em nhé, vì như thế em có thể hấp cá mú, đến khi anh về đến nhà là vừa, chúng ta sẽ có món cá hấp thơm ngon. Anh nhớ nhé!”.
Ý tưởng của người vợ rất hay, chồng khi trên đường về thì chị hấp cá, chồng về là chỉ việc vào bàn ăn.
Khi anh chồng tan sở, anh ấy gọi điện cho vợ và nói rằng anh đang chuẩn bị trên đường về rồi. Vừa cúp điện thoại, một khách hàng lại bất ngờ ghé thăm và cuộc gặp kéo dài 20 phút. “Rất tiếc!” Người chồng nghĩ, mình phải nhanh chóng gọi một cuộc điện thoại về nhà: “Anh xin lỗi, có chuyện đột nhiên xảy ra, bây giờ anh đã giải quyết xong có thể về nhà ngay”.
Người vợ nghe và nói: “Cái gì? Anh vẫn còn ở văn phòng à? Anh không biết cá hấp để nguội sẽ không ngon sao? Anh có biết con cá mú này giá bao nhiêu không?.
Người chồng không nói nhiều, và vội vã trở về nhà, suy nghĩ suốt chặng đường, lo lắng suốt chặng đường, cộng với việc bị trễ, đói, đau bụng và gần như trên đường về dạ dày của anh rất đau. Khi anh bước vào cửa, anh giận dữ nói: “cá lạnh thì lạnh! Nó không đủ nóng thì đã sao?”.
Người vợ cũng tức giận nói: “Anh sẽ không được ăn cá ngon, sau này chỉ được ăn cá lạnh”.
Hai người tất nhiên cãi nhau, nói to và gầm lên, khiến lũ trẻ sợ hãi, một con cá mú thơm ngon vẫn để trên bàn, không ai đến ăn nó, họ còn cãi nhau đến mức đòi ly hôn.
Bạn nói xem, họ như vậy có đáng không?.
Nếu như người vợ có thể nói: “Đừng lo! Đừng lo! Cá lạnh, em cho vào lò vi sóng làm nóng trong một phút là được, lái xe cẩn thận, em và con sẽ đợi anh.”
Nếu như vậy mọi chuyện sẽ êm đẹp, người chồng còn đánh giá cao sự chu đáo của người vợ.
Cách nói như thế nào, thường chỉ khác nhau bởi suy nghĩ.
Trong khoảng khắc ấy, người chồng nếu biết chịu đựng một chút, lùi lại một bước nữa, suy nghĩ một chút về những lời tồi tệ mà mình nói ra, điều chỉnh lời nói, nói nhẹ nhàng một chút, có lẽ kết cục đã tốt đẹp.
Giữa những suy nghĩ đó, bạn buột miệng mà không cân nhắc, thì đó có thể dẫn đến một kết thúc của bi kịch.
Nhiều mâu thuẫn gây gổ của các cặp vợ chồng ngày nay, chẳng phải đều do những lời nói như vậy gây ra sao. Mỗi người đều không nhịn được khẩu khí, thế là ai cũng bất chấp hậu quả buông ra những lời nói có lực sát thương lớn, khiến đối phương tổn thương, để rồi chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt không đâu đó mà cãi nhau đến mức ly hôn. Liệu có đáng không?.
Âm lượng trong lời nói thể hiện đạo đức tu dưỡng của một người. Chúng ta nên suy nghĩ kỹ trước khi nói, nên sửa dần cách nói chuyện của bản thân, xem lời nói đó đã phù hợp chưa, cần sửa như thế nào?, có cách nào tốt hơn để nói không?, cứ làm dần dần, bạn có thể khắc chế được tính nóng nảy của mình, nóng tính cũng đều là do không kìm chế được lời nói của bản thân mà ra.
Biên tập: Đăng Dũng