Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đã cảnh tỉnh gì về “ham mê sắc dục”
Cổ nhân dạy: “Vạn ác dâm vi thủ”, trong vạn cái ác tà dâm đứng đầu. Hơn hàng ngàn năm qua, những câu chuyện và lời răn dạy về sắc dục được truyền lưu qua nhiều thế hệ. Đặc biệt, cả ba tín ngưỡng truyền thống là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều có những quy định nghiêm ngặt về vấn đề này.
Nho giáo: Muốn dưỡng tâm phải giảm ham muốn sắc dục
Sách “Lễ” cho rằng, một người đàn ông bình thường không nên có thêm thê thiếp. Nhiều người dù đến 50 tuổi chưa có con, nhưng vẫn chung thủy không nạp thêm thê thiếp. Đây là cảnh giới sắc dục của người cao thượng. Khổng Tử nhấn mạnh rằng: Vào thời trẻ khí huyết chưa đủ, thì phải chống lại sắc dục.
Nếu một người có thể thoát khỏi khống chế của dục vọng, biết tiết chế bản thân, chống lại sắc dục khi còn trẻ, thì tinh huyết của người này sẽ được bảo quản tốt và cơ thể tràn đầy năng lượng. Đây là điều mà người trẻ nên chú tâm.
Mạnh Tử cũng giảng về việc hạn chế ham mê sắc dục. Ông nói: “Dưỡng tâm giả mặc thiện vu quả dục, kì vi nhân dã quả dục, tuy hữu bất tồn yên giả quả hỹ, kì vi nhân dã đa dục, tuy hữu tồn yên dã quả hỷ”, tức là: Để dưỡng tâm, không gì tốt hơn là hạn chế ham muốn sắc dục, nếu một người ít ham muốn, dù là đôi khi mất kiểm soát nhưng cũng chỉ xảy ra ít lần mà thôi.
Phật giáo: Sắc dục tốt nhất nên tránh
Trong chương Tứ Thập Thị Chương có một đoạn viết về tâm sắc dục rằng: “Người ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay”. Tương truyền có một vị tăng nhân trẻ tuổi hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni rằng: “Những phụ nữ ngoài xã hội, chúng ta nên mang thái độ như thế nào khi đối xử với họ?”
Phật Thích Ca Mâu Ni đáp: “Tốt nhất là nên tránh họ, không nên nhìn họ, nếu không thể tránh họ, thì cần xem như không nhìn thấy họ, không nên nói chuyện với họ. Nếu không thể không nói chuyện thì khi nói chuyện cần mang một nội tâm thuần khiết, nên nghĩ rằng mình đã xuất gia, giống như hoa sen mọc giữa đám bùn mà không bị ô uế.
Hoa sen thì cần thanh tĩnh, không dơ bẩn, sắc dục là ngọn nguồn tội ác nơi thế gian. Người xuất gia cần sống với nhân tâm thanh tịnh, trong sạch, bởi vậy: Nếu người phụ nữ này đã già, thì hãy xem như là mẹ của mình, lớn tuổi hơn thì xem như chị của mình, nhỏ tuổi hơn thì xem như là em gái mình, nếu là một đứa trẻ hãy đối xử như con của mình. Hãy từ bi và tìm cách cứu độ họ”.
Đạo giáo: Ham sắc dục, tổn phúc đức
Hán Chung Ly, Sư phụ của Lã Động Tân để lại cho hậu thế lời răn bất hủ: “Tâm như cành cây khô, hoàn toàn vô dục thì quỷ Thần đều cùng kính phục”. Hán Chung Ly cũng viết một bài thơ nổi tiếng là “Giới dâm ca”, có nội dung đại ý rằng: Cô gái nhà ai có nhan sắc xinh đẹp như ngọc, cố ý đưa tình nhìn mọi người, không ít bậc anh hào đức hạnh bị vướng vào, không qua được quan này.
Anh ta không hiểu được đây là tội ác nghiêm trọng, nhưng Trời đã ghi lại và hình phạt đã được đưa ra. Phúc do tổ tiên và những kiếp trước của anh tích lại đều sẽ bị giảm đi, anh ta sẽ bị giảm thọ và bất hạnh sẽ giáng xuống những thế hệ tiếp theo. Anh ta thậm chí còn có thể bị chịu hình phạt, phải trở thành súc vật vào kiếp sau.
Thấy kết quả báo trước tàn khốc mà khóc, thở than cho con người cớ gì chịu mê phấn độc. Nay khẩn thiết cảnh báo thế nhân hãy tránh xa những hành vi sắc dục, tà dâm trước khi quá muộn…
Những quy định, lời răn dạy của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo về sắc dục dù trải qua thời gian lâu dài vẫn giữ nguyên giá trị cho người đời sau, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, con người phóng túng dục vọng, quan hệ bừa bãi ngoài hôn nhân, ăn mặc hở hang, khoe thân,…
Nếu ai ai cũng cuốn vào dòng xoáy ma mị của dục vọng, ngập chìm trong đam mê sắc dục liệu hỏi có thể được một sức khỏe cường tráng, một tinh thần minh mẫn, một tương lai tươi sáng hay không?
Trong “Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn” có viết rằng: Những người tham lam sắc dục hành vi bất chính làm tổn hại đi bản tính lương thiện và danh tiết của bản thân, tức là trái với Thiên lý, thì phải nhận sự trừng phạt, thiên thượng sẽ giáng tai họa cho những người này vô cùng nhanh chóng. Chỉ những ai trọng đức, giữ mình thanh khiết, giữ tâm như ngọc mới có thể đắc được phúc báo.
Lan Hòa sưu tầm
Nguồn: Duyên Vạn Cổ