Những câu chuyện cổ mẹ kể con nghe: “Trái tim bao dung và khiêm tốn”
Hãy nhân từ với bất cứ ai và tu dưỡng đức hạnh của mình. Điều quan trọng nhất là tấm lòng. Hãy nhớ phải lương thiện và khiêm tốn. Luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Đừng mang tâm xấu với người khác. Hãy ghi nhớ luôn làm những điều đúng đắn. Khiêm tốn mà không cần tiền bạc. Đối với ai cũng vậy trước hết hãy nhìn lại bản thân, không mắng mỏ người khác.
Vào thời nhà Minh ở Trung Quốc, có một người tên là Trương Uý Nham ở tỉnh Giang Tô. Ông được biết đến ở địa phương như một bậc thầy về văn chương.
Có một năm Trương Uý Nham đã trượt kỳ thi Khoa cử. Đứng trước bảng thông báo kết quả kỳ thi ông đã nguyền rủa giám khảo chấm điểm thấp cho ông. Ông tự tin rằng bản thân mình có kiến thức thực sự.
Lúc ấy có một Đạo sĩ đi qua đã mỉm cười và nói với Trương Uý Nham: “Những gì ông viết chắc là khủng khiếp lắm nhỉ?”
Trương Uý Nham bực tức nói: “Đúng là đồ điên. Ngươi chưa từng thấy ta viết bao giờ, sao ngươi biết được ta viết cái gì?”
Đạo sĩ trả lời: “Bí quyết để viết được những bài văn hay đó là giữ được sự điềm đạm và có được nội tâm tĩnh lặng. Nhưng ông luôn chỉ nguyền rủa người khác. Hay tức giận như thế, không biết có thể viết nổi những câu văn hay không ta?”
Sau đó Đạo sĩ đã dùng những lời lẽ chân thành từ tâm chỉ dạy cho Trương Uý Nham
Đạo sĩ nói: “Viết văn hay là cần thiết. Nhưng nếu số mệnh của ông là trượt thì đâu thể làm gì hơn. Để thay đổi số phận của ông, hãy thay đổi suy nghĩ của ông.”
Trương Uý Nham hỏi: “Tôi có thể thay đổi suy nghĩ của mình bằng cách nào?”
Đạo sĩ đáp: “Làm việc thiện theo lời Phật dạy”
Trương Uý Nham thở dài và nói: “Tôi chỉ là môt học giả nghèo. Tiền đâu để làm những việc thiện”
Đạo sĩ nói: “Hãy nhân từ với bất cứ ai và tu dưỡng đức hạnh của mình. Điều quan trọng nhất là tấm lòng. Hãy nhớ phải lương thiện và khiêm tốn. Luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Đừng mang tâm xấu với người khác. Hãy ghi nhớ luôn làm những điều đúng đắn. Khiêm tốn mà không cần tiền bạc. Đối với ai cũng vậy trước hết hãy nhìn lại bản thân, không chửi bới người khác.”
Trương Uý Nham dường như bừng tỉnh và cảm ơn Đạo sĩ từ đáy lòng mình
Kể từ đó, Trương Uý Nham trở nên nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với mọi người và nâng cao phẩm hạnh của mình. Ông mở lớp dạy học ở quê ông, ông dạy mọi người làm việc tốt cho dù có là việc nhỏ nhặt thế nào và không làm việc xấu. Hơn nữa, ông kêu gọi mọi người sống bao dung giúp đỡ lẫn nhau, sự tận tuỵ của ông được người đời ca tụng.
Khoảng ba năm sau, ông có một giấc mơ. Trong giấc mơ, ông bước vào một ngôi nhà lớn, ông thấy một cuốn sách có nhiều cái tên bên trong. Cũng có nhiều chỗ để trống. Ông đã hỏi thăm một người gần đó, và được họ chỉ cho điều như sau: “Đây là tên của những người sẽ được chấp nhận vào mùa thu này. Nếu không làm điều xấu thì tên sẽ còn, nếu làm điều xấu thì tên sẽ bị xóa và để trống. Trong 3 năm qua, vì ngươi luôn không quên làm điều tốt với người khác nên tên của ngươi đã được thêm vào. Hãy tiếp tục nâng cao đức hạnh của mình. Đừng quên tu dưỡng trái tim mình.”
Năm đó, Trương Uý Nham đã thi đỗ kỳ thi khoa cử. Sau đó, ông tiếp tục đối đãi với mọi người bằng trái tim vị tha.
Người tốt sẽ được trời che chở. Nên không có gì ngạc nhiên khi những người có lòng nhân từ, bao dung, làm việc thiện sẽ được đền đáp xứng đáng. Bạn có thể trở thành một người tốt cho dù bạn ở đâu, làm công việc gì hay trong bất kỳ môi trường nào. Nếu bạn làm những điều tốt từ tấm lòng trong sáng và luôn bao dung, khiêm tốn thì đức của bạn sẽ tự nhiên tăng lên và tương lai của bạn sẽ tươi sáng hơn.
Nguồn: epochtimes.jp
Mộc Hương biên tập