Những sai lầm khi ăn tôm mà nhiều người đang mắc phải
Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng cường sức khỏe xương khớp. Thế nhưng rất nhiều người mắc sai lầm khi ăn tôm làm mất giá trị dinh dưỡng, lại gây hại sức khỏe.
1. Ăn vỏ tôm sẽ có nhiều canxi
Có rất nhiều người tin rằng, tôm chứa canxi ở vỏ, vì canxi là một trong những thành phần quan trọng tạo nên sự cứng cáp của vỏ tôm.
Theo GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, ĐHBK HN cho biết thực tế thì vỏ tôm không chứa nhiều canxi như tất cả những gì chúng ta nhầm tưởng. Tôm chứa nhiều canxi và lượng canxi này chủ yếu ở thịt, chân và càng tôm.
Theo các nhà nghiên cứu thì vỏ tôm được cấu tạo chính từ kittin, một dạng chất giúp tạo nên vỏ của rất nhiều loại động vật, và chất này thường không dễ tiêu hóa. Đây cũng là một trong những lý do bạn không nên ăn vỏ tôm nếu có vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là với người bệnh, trẻ nhỏ thì ăn quá nhiều vỏ tôm còn có thể gây khó chịu, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ cơ thể và quá trình trao đổi chất.
2. Người đang bị ho
Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.
3. Ăn đầu tôm
Nhiều người rất thích ăn đầu tôm hoặc dùng chúng để nấu canh. Tuy nhiên, đầu tôm là phần chứa chất thải của con tôm và có thể tích tụ nhiều kim loại nặng (như asen – một chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu ăn nhiều) nên bạn không cần tiếc mà giữ lại. Phần đầu tôm luôn bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết vì là nơi chứa nội quan như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng. Nếu bạn thực sự tiếc, không nỡ bỏ đi mà vẫn muốn ăn, hãy cố gắng làm thật sạch phần đầu tôm trước khi chế biến thức ăn.
4. Ăn chỉ tôm
Đường chỉ tôm chính chính là đường tiêu hóa chứa dạ dày và đại tràng, nếu tôm được nấu chín kỹ thì sẽ không gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ bạn cũng nên vứt bỏ đường chỉ tôm.
5. Ăn tôm cùng rau củ quả giàu vitamin C
Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C. Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm cũng là điều tuyệt đối cấm kị. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.
Lưu ý khi ăn tôm
- Người bị gout không nên ăn tôm vì sẽ gây đau nhức, khiến các xương khớp ngày càng xưng to.
- Ăn tôm tái khiến bạn dễ mắc phải loại giun, sán sống kí sinh trong tôm nên bạn cần nấu thật chín trước khi ăn
- Nhiều người có cơ địa dễ bị dị ứng nếu ăn tôm có thể bị ngứa, nổi mề đay, gây sốt nhẹ,..
- Trong tôm có chứa nhiều i-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế nếu có vấn đề về tuyến giáp thì nên hạn chế ăn tôm.
- Người bị đau mắt đỏ nên kiêng hoàn toàn hải sản, không nên ăn tôm đặc biệt là tôm hùm, bởi vì dưỡng chất trong tôm hùm rất lớn, nếu cố ăn vào sẽ gây ra mẩn đỏ, nôn mửa và ngộ độc nặng.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn: tinnuocmy